2.1- CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA THựC DÂN PHÁP ở HÀ NỘI.2.1.1- Về bộ máy chính quyền: 2.1.1- Về bộ máy chính quyền:
Sau khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Thành phố để bảo toàn lực lượng tiếp tục kháng chiến (17/2/1947), thực dân Pháp tái lập bộ máy cai trị, xây dựng Hà Nội trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương, đồng thời là đầu não của bộ máy chiến tranh.
Hệ thống bộ máy cai trị (chính quyền, quân đội, công an, toà án...) của Pháp đóng trên thành phố, về cơ bản, được xác lập như trước 1945: Phủ cao uỷ Pháp tại Đông Dương, Sở mật thám Liên bang Đông Dương, Toà thượng thẩm, Sở thẩm. Dưới các cơ quan Trung ương là các cơ quan của Bắc Việt Nam được thành lập từ cuối năm 1947 đầu năm 1948. Đứng đầu là Phủ uỷ viên cộng hoà Pháp tại Bắc Việt Nam. Tổ chức của chính quyền bù nhìn gồm: Phủ thủ hiến Bắc Việt, Tổng trấn Bắc phần, Sở công an Bắc Việt Nam, Sở tư pháp, các Nha hoặc sở phụ trách kinh tế - xã hội: Nha y tế, Nha bưu điện, Nha công chính, Nha khoáng chất kỹ nghệ, sở địa chính.
Ở Hà Nội, nửa đầu năm 1947, thực dân Pháp cai trị thành phố bằng một phái bộ quân sự. Tháng 5/1947, chúng thành lập “Uỷ ban quảnl ý lâm thời hành chính và xã hội”. Đến tháng 3/1948 mới có Toà thị chính thành phô' trực thuộc thẳng Phủ thủ hiến Bắc Việt và đứng đầu là viên Thị trưởng. Dưới Toà thị chính có các Ty, Sở trực thuộc Toà thị chính về mặt hành chính, và trực thuộc các Nha, sở của Bắc Việt, mặt chuyên môn. Sons song với Toà thị chính là Thị chính uỷ hội hỗn họp Việt - Pháp thành lập từ tháng 5/1948 có 12 uỷ viên chính thức người Việt , 6 uỷ viên chính thức người Pháp. Tổ chức này trực tiếp nắm và chỉ đạo Toà thị chính mọi mặt. Một cố vấn Pháp luôn ở bên cạnh ông Thị trưởng.
Ở ngoại thành, Đại lý Hoàn Long cũng trực thuộc thẳng Phủ thủ hiến Bắc Việt Nam, người đứng đầu Đại lý được coi tương đương như tỉnh trưởng chịu trách nhiệm quản lý 5 Quận: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư sở, Quỳnh Lôi, Văn Điển.
Chính quyền cấp cơ sở có các Khu do Khu trường đứng đầu * Hội đồng hương chính (từ năm 1953 là Hội đồng quản trị làng xã) đứng đầu làng xã. Với hệ thống tổ chức hành chính như trên, mặc dù năm 1949, thực dân Pháp đã “trao trả độc lập” cho người Việt, nhưng trên thực tế, họ vẫn nắm quyền cai trị, trực tiếp chỉ đạo Phủ thủ hiến Bắc Việt và Toà thị chính Hà Nội thông qua Phủ cao uỷ Pháp tại Đông Dương và Phủ uỷ viên cộng hoà Pháp tại Bắc Việt, hai cơ quan có quyền lực tối cao.
Cùng với hệ thống chính quyền, các tổ chức quân sự đã được Pháp tổ chức rất quy mô, chặt chẽ. Hà Nội trở thành sào huyệt căn cứ của quân đội Pháp: Bộ tư lệnh quân đội Pháp ờ Bắc Đông Dương, Toà án binh, Ban chấp hành Bảo chính đoàn Bắc Việt, Bảo an Bắc Việt, Ban chỉ huy đội quân thứ hành chính lưu động.
Trên diện tích thành phố 152,2km2 (nội thành 12,2km2 , ngoại thành 140km2ịnảm 1948, chúng xây dựng xong 3phòng tuyến với 32 vị trí đồn bốt và 2000 quân ở các vị trí đó, 6000 quân cơ động để bảo vệ các cơ quan đầu não của chúng ở nội thành. Trên các cửa ô lớn vào thành phố (Yên Phụ, Nhật
* Ngày 26/7/1947, Pháp chia nội thành làm 16 secteurs
- Ngày 29/9/1949, Toà Thị chính chia thành phố chia thành 25 khu, do khu trườns đứns dầu.- Ngày 25/7/1950, Toà Thị chính lại chia thành phố thành 36 khu. - Ngày 25/7/1950, Toà Thị chính lại chia thành phố thành 36 khu.
Song song tồn tại với hệ thống chính quyéii do dịch lập ra, Ưỷ ban kháng chiến Hà Nội cũng tổ chức hệ thống chính quyền ở ngoại thành.