Chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà.

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 34)

Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập từ Trung ương đến Thành phố, với 47 khu phố nội thành và 118 xã ngoại thành. Ngày 30/8/1945, u ỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập do bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch, đồng chí Khuất Duy Tiến làm Phó chủ tịch. Sau khi bầu cử Quốc hội (6/1/1946), hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở nội ngoại thành được tổ chức lại: nội thành được chia thành 17 khu và ngoại thành được chia thành 5 khu *. Mỗi khu đều có khu trưởng. Riêng ngoại thành có Chủ tịch Ưỷ ban hành chính ngoại thành do ông Nguyễn Đình Tịnh làm Chủ tịch, trực thuộc thẳng u ỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

Chính quyền mới nhanh chóng đưa mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của Thành phố trở lại bình thường ,bước đầu phát triển nền kinh tế mới theo chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Lúc này, kinh tế thành phố vãn bị kiệt quệ, xơ xác do chiến tranh, phát xít Nhật và thực dân Pháp tàn phá, cướp bóc, sản xuất bị đình đốn. Kho bạc trống rỗng, ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản Pháp trong khi nhân dân vẫn phải tiêu tiền Đông Dương. Thêm vào đó, quàn Tưởng vào Hà

’ - 17 khu nội thành: Trúc Bạch, Đổng Xuân, Thăng Long, Đồng Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại học, Bảv Máu, Ơ1Ợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đổng Nhân, Vạn Thái, Bạch Mai - Theo C ông báo V iệt N a m số 32, ngày 10/8/1946.

- 5 khu ngoại thành: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đé Thám, Mô Linh. Theo C ông báo Việt N a m số 47, ngày 23/11/1946.

34

Nội (từ đầu tháng 9/1945) làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đã tung tiền Quan kim, tiền quốc tệ ra thị trường, càng gây rối loạn cho kinh tế Thủ đô: hàng hoá khan hiếm, thị trường đắt đỏ, công nhân và nhân dân lao động thất nghiệp nhiều, nông dân ngoại thành tiếp tục bị thiếu đói.

Nhiệm vụ rít khó khăn đối với chính quyền cách mạng vừa mới đời là phải đối phó ngay một lúc với giặc đói, giặc dốt, khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói và nạn thất nghiệp/chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập Tổ quốc ị . - giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân trước các thế lực đế quốc (Mỹ - Pháp, Anh - Tưởng) và bọn tay sai phản động đang âm mưu lật đổ chính quyền non trẻ.

Ngay sau Lễ Độc lập, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và đề ra 6 việc cấp bách cần làm ngay:

- Tăng gia sản xuất để chống đói.

- Mở ngay phong trào chống nạn mù chữ.

- Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử. - Mở phong trào giáo dục cần kiệm liêm chính. - Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò. - Tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết.

Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến” 'Ị “kiến quốc”, trên lĩnh vực kinh tế, Nhà nước ra một loạt sắc lệnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động sức mạnh tiềm tàng của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, đảng phấi để vực dậy nền kinh tế đang kiệt quệ.

- Về tài chính tiền tệ: Trong cách mạng tháng Tám, ta không chiếm được Ngân hàng Đông Dương và Kho bạc. Do đó, để có thực lực xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 4/9/1945, Chính phủ ra sắc lệnh xây dựng “Qũy độc lập” và tổ chức “ Tuần lễ vàng”, động viên mọi người dân yêu nước đóng góp, ủng hộ Chính phủ giữ vững nền độc lập trước hoạ “ thù trong giặc ngoài” đang âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

Ngày 31/1/1946, Chính phủ cho phát hành tiền Việt Nam, nhưng phải 10 tháng sau, ngày 23/11/1946, Quốc hội mới quyết đinh cho lưu hành đồng tiến Việt Nam trong cà nước.

- Về công thương nghiệp: Nhà nước chủ trương nắm các nhà máy, xí nghiệp quan trọng từ tay tư bản nước ngoài bằng các biện pháp kiên quyết và mềm dẻo: huỷ bỏ quyền kiểm soát của tư bản nước ngoài ở một số xí nshiệp, cồng ty, hoặc tnrng thu trưng mua; hạn chế đặc quyền đặc lợi của tư bản Pháp, nhưng vãn nhân nhượng một phần quyền lợi kinh tế, không làm phương hại đến quyền lợi của giới chủ, phát huy tiềm lực kinh tế và tinh thần yêu nước của họ vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc; khuyến khích họ thành lập các công ty cổ phần.

Thành lập một số cơ sở công nghiệp mới của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhất là công nghiệp cho quốc phòng.

Ngày 2/10/1945, Bộ trưởng Bộ quốc dan kinh tế ra nghị định cho thương nhân tự do buôn bán, xuất nhập cảng, nhưng cấm tích trữ, xuất cảng thóc, gạo, nsô, đỗ, sản xuất và tiêu thụ rượu từ gạo, ngũ cốc.

Nsày 9/10/1945, Nhà nước ra sắc lệnh tuyên bố có quyền kiểm soát và nếu cần, có quyền lập ra những ban chuyên mc 1 đối với các công ty hay các hãng mỹ nghệ hoặc thương mại của ngoại quốc kinh doanh tại Việt Nam. Riêng với nsành giao thông vận tải, Nhà nước hoàn toàn nắm quyền quản lý các tuyến đường huyết mạch từ Hà Nội đi các tỉnh trong nước. Ngày 15/1/1946, Nhà nước ra sắc lệnh sô' 5, tuyên bố thủ tiêu độc quyển khai thác đường xe lửa Hà Nội - Hải Phòng - Vân Nam, Hà Nội - Sài Gòn và quốc hữu hoá côna ty.

- Về tiểu thủ công nghiệp: khuyến khích và đẩy mạnh phát triển sản xuất, góp phần thiết thực ổn định đời sống của nhãn dân. Nha kinh tế tín dụng của Chính phủ được thành lập ngày 9/1/1946 nhàm:

+ Mua nguyên vật liệu cho các nhà tiểu công nghệ. + Khuyến khích sản xuất, thay hàng ngoại hoá. + Giúp các nhà thủ công nghiệp giữ quyền sáng chế. + Tổ chức các hợp tác xã

36

+ Trưng bày hàng mẫu thủ công nghiệp.

+ Tổ chức liên hệ giữa các thương gia vói các nhà thủ công nghiệp. + Cấp vốn, cho vay.

Nhờ những chủ trương sáng suốt, kiên quyết và mềm dẻo trên, suồng máy sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, công ty, hãng, nhà máy của Nhà nước trên địa bàn thành phố ổn định hoạt động bình thường. Mọi tầng lớp nhân dân và giới chủ yên tâm, phấn khởi.

1.2.2- Công thương nghiệp Hà Nội góp phần xây dựng chính

quyền dân chủ nhân dân và chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước, công thươnợ ndiiệD Thủ đô Hà Nội là trụ cột xâv dựng nên hai thành phần kinh tế mới: kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể; đồng thời tiếp tục phát triển kinh tế tư bản chủ nshla của tư bản trong nước và nước ngoài (dưới sự kiểm soát, giám sát của Nhà nước).

Đối với các cơ sở kinh tế của tư bản nước nsoài, từ tháng 9 đến tháng 12/1945 chỉ có một số cơ sở quan trọng của tư bản Pháp bị Nhà nước trưnơ thu. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh của tư bản Pháp, Hoa, Ấn đã có từ trước tháng Tám năm 1945 được Nhà nước cho tiếp tục hoạt động. Chỉ trừ một số chủ tư bản Pháp về nước; đa số tư bản nước naoài yên tâm ở lại Hà Nội kinh doanh do có chính sách kinh tế cởi mở của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Nhà nước cũng cho họ mở thêm các công ty mới: Bank of Communication chuyên hoạt động đổi tiền tệ cho thương nhân Thượng Hải, Hồng Kông, Côn Minh, Nam Ninh; Việt - Siam Kiều liên ngân hàng nhận gửi tiền cho vay tiền để aừi đi các tỉnh lục địa Trung Hoa. Công ty Pacific Trading Co0 L.t.d (Thái Bình thương hội); Asia Tradins Co°L.t.d (Viễn Đôna thươns cục) chuvên vận tái hàng hoá xuất nhập càna. Có thể thấy, tư bản ngoại quốc tận dụng nhạv bén, kịp thời các chính sách “kinh tế mới” của

Chính phủ Việt Nam để hoạt động trên các lĩnh vực tài chính - thương mại -

dịch vụ - công nghiệp.

Dưới chính thể cộng hoà, các nhà xuất nhập cảng chuyên nhập hàng nước ngoài vào Hà Nội bằng con đường cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục hoạt động. Trừ nước Pháp và các nước thuộc địa của Pháp sau 19/8/1945 không xuất hàng sang Đông Dương (theo chủ trương của chính phủ Pháp), Hà Nội nhập hàng của các nước: Quảng Châu Loan, Trung Hoa. Tháng 3/1946, Quảng Châu Loan cũng ngừng xuất hàng cho Bắc kỳ, chỉ còn Trung Hoa tháng 6/1946 vẫn xuất hàng với giá trị hàng hoá tăng lên 5 lần so với tháng

1/1946.

Nhưng trên thị trường Hà Nội, các thương nhân vẫn buôn bán hàng ngoại vì còn hàng tồn kho.

Đặc biệt, được phép của Nhà nước, một loạt các công ty vô danh, các hãng của tư sản dân tộc đã ra đời ở đủ các lĩnh vực: ngàn hàng - tài chính, công thương nghiệp (kể cả xuất nhập cảng), có số vốn khá lớn. Các nhà tư sản lớn của Hà Nội tham gia với tinh thần chấn hưng kinh tế nước nhà: Việt Nam công thương ngân hàng gọi vốn 10 triệu $ (50.000 cổ phần), có các ông Trinh Văn Bô, Phùng Như Cương, Đặng Đình Hoè... tham gia Ban quản trị; Hưng Việt công ty chuyên xuất nhập cảng có 500.000$ vốn, do các ông Trinh Văn Bô, Đoàn Vạn Vân, Nguyễn Văn Đỗ làm quản lý. Đại đồng hữu hạn công ty xuất nhập cảng có số vốn 500.000$ v.v... còn nhiều công ty nhỏ có vốn 100.000$ đến 300.000$, kinh doanh ở các ngành nghề (than, xe hơi, phân bón, hoá chất...) [53, tháng 8/1946].

Các công ty vô danh của tư sản Việt Nam tăng từ 10 công ty (trước 19/8/1945) có số vốn 1.03].480$ lên 22 công ty (tháng 8/1946) có số vốn 5.582.000$. Các thương nhân có 8.115 người [51, số 55,1945].

Được tự chủ sản xuất và kinh doanh, không còn bị tư bản nước ngoài chèn ép, bóc lột, các nhà tư sản, tiểu thương, tiểu chủ phấn khởi, nhiệt tâm xây đắp nền kinh tế mới dưới ngọn cờ đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

38

Trong “Tuần lễ vàng” họ đã là lực lượng chính cùng với mọi tầng lớp nhân dân quyên được 7 triệu đồng, góp phần thiết thực giải quyết tài chính cho Nhà nước. Bà Vũ Thị Lai ủng hộ nhiều nhất (109,872 lạng vàng), được tặng Huy hiệu Hồ Chủ Tịch.

Ngoài việc tham gia vào các quỹ lớn do Mặt trận Việt Minh phát động: Qũy độc lập, “Cứu đói”, “Mùa đông binh sĩ”, “ủng hộ Nam bộ”, xây dựng nển tài chính nước nhà, giới công thương Hà Nội đã trực tiếp tham gia xây dựng thành phần kinh tế mới - kinh tế tập thể - hợp tác xã.

Ngày 22/9/1946, Ban vận động thành lập hợp tác xã của Thành phố được thành lập gồm các ông: Trịnh Văn Sáng- Chủ tịch; Đinh Trọng - Phó chủ tịch; Đoàn Vạn Vân - u ỷ viên. Ban có 4 tiểu ban:

- Ban Tài chính: Chấn hưng;

- Ban nghiên cứu điều lệ: Phạm Huy Luận;

- Ban nghiên cứu kế hoạch phát triển hợp tác xã: Đinh Trọng; - Ban Tuyên truyền: Lê Văn Hoè.

Đến ngày 10/9/1946, 17 khu phố nội thành và 5 khu ngoại thành đều có ban vận động hợp tác xã. Các hợp tác xã tiêu thụ thành lập Ban cổ phiếu

và động viên xã viên góp cổ phần.

Hợp tác xã khu Bảy Mẫu: 500 cổ phần Hợp tác xã khu Quán Sứ: 1000 cổ phần Hợp tác xã khu Thăng Long: 629 cổ phần Hợp tác xã khu Chợ Hôm: 120 cổ phần Hợp tác xã khu Đại học: 500 cổ phần. Hợp tác xã khu Bạch Mai: 1000 cổ phần Hợp tác xã khu Hoàn Kiếm: 1000 cổ phần

Hợp tác xã khu Đồng Nhân: 400 cổ phần [51, số 418,1946].

Song song với các hợp tác xã tiêu thụ, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cũng được thành lập ở nhiều nơi: hợp tác xã rèn, giày da, may thêu,

giấy Bưởi, khăn mũ. Nha kinh tế tín dụng Việt Nam đã cấp vốn cho hợp tác xã giấy Bưởi để khôi phục nghề làm giấy truyền thống.

Các ban vận động hợp tác xã mới chỉ làm được những công việc ban đầu; hợp tác xã chưa chính thức đi vào hoạt động thì nhân dân thành phố đã phải lao vào chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy vậy, phong trào thành lập hợp tác xã đã thổi một luồna gió mới vào đời sống kinh tế - xã hội của thành phố, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

Kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lần đầu tiên được xác lập Thủ đô Hà Nội.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ lâm thời lập Bộ Kinh tế quốc dân. Toàn bộ các cơ quan kinh tế của chính quyền cũ bị bãi bỏ. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công chức đang làm việc được chuyển giao nguyên vẹn sang Bộ Kinh tế quốc dân theo sắc lệnh ngày 3/10/1945.

Ngày 6/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cải tổ Bộ Kinh tế quốc dân: gồm các Nha chuyên môn: Nha thương vụ, Nha khoán2 chất và kỹ nghệ, Nha tiếp tế, Nha kinh tế tín dụng, Nha thống kê Việt Nam do ông Chu Bá Phượng làm Bộ trưởng. Bộ Tài chính do ông Lê Văn Hiến làm Bộ trưởng. Tổ chức bộ máy kinh tế của Nhà nước ở Thủ đô Hà Nội được thành lập và củng cố, là đầu não chỉ đạo toàn bộ nền kinh tế cả nước.

Các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp đã bị trưng thu, trưng mua, trở thành các cơ sở kinh tế quan trọng của Nhà nước như Ga Hà Nội, Hoả xa Gia Lâm, Điện, Nước, Nhà in L’Action, Hàng không Gia Lâm (Air France), Bưu điện, Sở vô tuyến điện Bạch Mai, nhà máy Métalleurgic (cơ khí)

Nhờ những cơ sở kinh tế trọng yếu này mà Nhà nước dân chủ nhân dân và Thủ đô đã giữ được giao thông, thông tin liên lạc thông suốt từ Bắc vào Nam; Điện, Nước vẫn giữ công suốt ổn định, đảm bảo cho Việt Nam được phát hành và sử dụng; hàng hoá vãn lưu thông giữa thị trường Hà Nội với thị trường trong và ngoài nước; Thành phố giữ vững nhịp sống và hoạt động của một trung tâm kinh tế đất nước.

40

Thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc, trong hoàn cảnh đất nước đang có thù trong giặc ngoài, đi đôi với việc khôi phục phát triển kinh tế, Bộ Kinh tế quốc dân chỉ đạo việc xây dựng các công xưởng, đặt nền móng cho một ngành kinh tế của đất nước - công nghiệp quốc phòng, đồng thời chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang tới gần. ở Hà Nội, một số xưởng cơ khí hoặc nhà máy nhỏ của tư sản dân tộc, cũng được trưng dụng cho quốc phòng để sản xuất lựu đạn và vũ khí các loại: nhà máv Star cùa ông Mai Tâm chuyên sản xuất súng , các bộ phận của lựu đạn kiểu Pháp, Mỹ và sửa chữa luôn cả ô tô. Xưởng Phan Đình Phùng (đầu Hàng Đậu) chuyên sản xuất lựu đạn, súng. Xưởng Đỗ Quý trưng dụng thêm máy móc ở trường Kỹ nghệ thực hành, chuyển sang Hưng Yên lập xưởng chế tạo súng tiểu liên, súng trường. Ở ngoại thành có xưởng ở Chèm và xưởng sửa chữa xe lửa Đông Anh. Các xưởng này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Nhờ tinh thần chủ động, sáng tạo, và đôi tay tài giỏi của công nhân Hà Nội, các khẩu pháo cũ của Pháp được sửa chữa lại, trở thành các pháo đài quan trọng bảo vệ Hà Nội: ở Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Thủ Khối. Hàng vạn lựu đạn “quả na”, “chai cháy”, bộc phá... đã được sản xuất kịp thời, vũ trang cho các đơn vị quãn đội và tự vệ Hà Nội chủ động kháng chiến chống thực dân Pháp,

Cũng do nắm trong tay các cơ quan và cơ sở kinh tế trọng yếu của Thủ

Một phần của tài liệu Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)