Kết thúc: Cho trẻ hát: “Em đi qua ngã tư

Một phần của tài liệu Giáo án MM - Chủ đề giao thông (Trang 85)

- Tranh thuyền buồm, tàu thủy, thuyền thúng Tranh mẫu của cô.

3.Kết thúc: Cho trẻ hát: “Em đi qua ngã tư

đường phố”

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe Trẻ đọc

Trẻ trả lời câu hỏi của cô Khi đi đường bé phải chú ý đèn tín hiệu giao thông - Khi đèn xanh bật sáng

- Chú ý đèn tín hiệu giao thông

Chú ý lắng nghe

SINH HOẠT CHIỀU

Làm quen với đèn tín hiệu giao thông. I. Yêu cầu:

- Trẻ biết được đường bộ là nơi mà xe cộ và người đi lại rất đông đúc, là nơi mà trẻ hàng ngày phải đi đến trường.

- Trẻ biết trên đường có tín hiệu đèn giao thông rất quan trọng và tác dụng của tín hiệu đèn đó với các phương tiện giao thông

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về đèn tín hiệu giao thông đường bộ - Câu hỏi đàm thoại

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định:

- Cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”

2. Nội dung

- Cô đố, cô đố

Mắt đỏ vàng xanh Đêm ngày đứng canh

Ngã tư đường phố. (Đố là cái gì?)

- Cô đưa tranh đèn giao thông cho trẻ quan sát - Đèn giao thông thường đặt ở đâu?

- Đèn xanh có tác dụng như thế nào? - Đèn đỏ, đèn vàng thì sao?

- Các con à, đèn giao thông thường đặt ở ngã 3, ngã 4 của đường phố, các phương tiện giao thông qua lại phải thực hiện theo tín hiệu đèn.

- Khi các con gặp biển báo tròn màu xanh có hình người các con phải biết biển báo đó có ý nghĩa gì nào. - Các con khi tham gia giao thông, phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ nhé!

Trẻ hát Trẻ lắng nghe Đèn tín hiệu Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.Ưu Ưu ……… ……… ……… Tồn ……… ……… .Khắc phục cho các hoạt động sau

... ...

Thứ năm, ngày 11 tháng 04 năm 2013 TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ

Trò chuyện về cách ngồi trên tàu thủy, thuyền, trên xe I. Yêu cầu:

- Trẻ biết được cách ngồi an toàn trên một số PTGT - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông thì phải chấp hành đúng nội quy, quy định của loại phương tiện đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cháu biét cách đi đúng đường, đi an toàn và biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe

II/ Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về 1 số người khi tham gia giao thông - Câu hỏi đàm thoại

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định:

Cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”

2. Nội dung

- Cho trẻ quan sát tranh người tham gia giao thông đường bộ, đường thủy

- Khi ngồi trên xe máy các con phải làm gì nào? - Các con đã được ba mẹ cho đi chơi nơi có biển chưa nào? Vậy khi ngồi trên thuyền thì các con phải ngồi như thế nào? Các con có được cuois người xuống để nghịch nước không?....

- À đúng rồi khi tham gia bất cứ loại giao thông nào thì các con cũng phải chấp hành đúng luật và nội quy quy định của những loại phương tiện đó nhớ chưa nào? Nhận xét- tuyên dương. Trẻ hát Trẻ quan sát và trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài. I.Yêu cầu

- Trẻ biết nhận biết sự khác biệt rõ nét và chiều dài - Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ - Giáo dục trẻ biết tuân theo luật giao thông

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng cho cô: Thước đo, xe búyt, xe ô tô con - Đồ dùng cho trẻ nhỏ hơn của cô

III.Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ôn định:

- Cho trẻ hát và quan sát mô hình cô chuẩn bị sẵn ngã tư đường phố, và đàm thoại về mô hình.

- Trên đường phố có rất nhiều loại phương tiện khác nhau. Có xe thì to dài còn có xe thì ngắn và nhỏ phải không nào.

2. Nội dung

+Hoạt động 1: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài.

- Cho trẻ về chổ ngồi và lấy rỗ - Trong rỗ các con có những gì nào?

- Các con hãy điều khiển xe buýt chạy đi nào. Các con thấy xe buýt có hình dáng như thế nào? Xe buýt

Trẻ quan sát

Trẻ lắng nghe Trẻ so sánh

là loại phương tiện giao thông gì?

- Vậy chúng ta hãy điều khiển xe còn lại đi chung trên một con đường nào.

+Xe này gọi là xe gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Xe này chạy ở đâu? Nó thuộc loại phương tiện giao thông đường gì nào?

- Giờ thì chúng ta có mấy loại PTGT trên đường nào? - Hãy quan sát 2 loại xe này xem chúng có hình dạng như thế nào nhé.

+Xe ô tô buýt và xe ô tô con có bằng nhau không? Vì sao?

+Tại sao con biết xe buýt dài hơn?

+Xe ô tô con như thế nào với xe buýt vậy? (cho trẻ đọc dài hơn ngắn hơn.)

- Mời một số trẻ so sánh

+ Hoạt động 2: Luyện tập

- Các con nhìn xem trong rổ các con có gì? - Sợi dây màu nào dài?

- Sợi đây màu nào ngắn?

- Cô nhận xét về cách xếp của trẻ

- Cô đố các con biết sợi dây nào dài? vì sao?

- Khi đặt hai sợi dây trên cùng 1 mặt phẳng sợi dây nào dư ra 1 đoạn thì sợi dây đó dài hơn

- Cô cho trẻ so sánh và sử dụng đúng từ dài hơn, ngắn hơn

- Tương tự như vậy cô cho trẻ so sánh 2 cây thước, hai cái dây

+Hoạt động 3: Trò chơi

+Trò chơi: Ai thông minh nhất

- Chia thành 2 nhóm cô phổ biến cách chơi.

- Dùng thước đo xếp thành chiếc thuyền ngắn, dài đội nào xếp nhanh và nhiều thuyền đội đó thắng cuộc. +Trò chơi: “Tìm bạn”.

Cô cho trẻ có băng giấy ngắn tìm bạn có băng giấy dài hơn và ngược lại. Hoặc cho trẻ tìm băng giấy dài bằng nhau hoặc ngắn bằng nhau.

Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. *Kết thúc :Nhận xét tuyên dương

Trẻ quan sát cô thực hiện

Trẻ thực hiện

Trẻ tìm theo yêu cầu

Trẻ hứng thú tham gia

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

HĐCĐ: Thực hành luật lệ giao thông trên sân. TCVĐ: Ôtô về bến

I. Yêu cầu:

- Trẻ biết cách đi và đi đúng làn đường theo quy định của mọi người - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Cháu tham gia trò chơi nhanh nhẹn, đoàn kết

- Giáo dục trẻ biết khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Chuẩn bị:

- Mô hình ngã tư đường phố - Câu hỏi đàm thoại

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định:

Cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố” - Nội dung bài hát nói gì vậy?

2. Nội dung

+Hoạt động 1: Thực hành luật lệ giao thông trên sân

- Hôm nay cô sẽ cùng các con thực hành đi trên ngã tư đường phố cả lớp có đồng ý không nào?

- Muốn đi đường cho an toàn các con phải làm gì? - Người đi bộ đi ở đâu?

- Muốn sang đường người đi bộ đi ở đâu? - Chấp hành các luật lệ giao thông gì?

- Chúng ta sẽ cùng hát và vận động kết hợp đi đường theo bài hát nhé!

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ đi đúng - Cô tổ chức trẻ chơi tự do trên sân

- Nhận xét- tuyên dương.

+ Hoạt động 2:TCVĐ: “Ôtô về bến”

- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi

+ Hoạt động 3: Chơi tự do

- Chơi tự do trên sân. Cô bao quát trẻ chơi

3. Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh vào lớp

Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ cùng tham gia Trẻ chơi Trẻ chơi Chơi tự do

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.Ưu Ưu ……… ……… ……… Tồn ……… ……… .Khắc phục cho các hoạt động sau

... ...

Thứ sáu, ngày 12 tháng 04 năm 2013 TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ:

Một phần của tài liệu Giáo án MM - Chủ đề giao thông (Trang 85)