Thiệt hại dân sự phát sinh do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại các lưu vực sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 81)

vực sông29

Tác động của ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung cũng như ô nhiễm, suy thoái môi trường nước sông nói riêng đối với tài sản, tính mạng và sức khỏe của người dân trong nhiều trường hợp không thể nhìn thấy rõ ràng ngay trước mắt vì những tác

động này thường kéo dài nhiều thời gian sau đó. Bản báo cáo này đề cập đến một số

những tác động và nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra đối với người dân ba lưu vực sông chính đã được đề cập trên đây.

Tại lưu vực sông Cầu, các hoạt động khai khoáng cũng như các hoạt động đặc thù khác liên quan gây ra sự suy thoái môi trường sinh thái tại địa phương khi hệ sinh thái rừng bị phá vỡ, diện tích đất bị xáo trộn. Không những vậy, các ống xả thải của hoạt động này đặt ở các vị trí và trong điều kiện không đảm bảo dẫn đến hiện tượng ăn mòn đường ống và xả thải ra môi trường gây ô nhiễm và lũ lụt. Trước năm 2005, nước thải hữu cơ và hóa chất nguy hại tại một số nhánh sông Cầu (sông Ngũ Huyện Khê, chi lưu của sông Đuống) không được xử lý khiến cho nguồn nước này không đủ tiêu

28 Quản lý thống nhất tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP HCM, 2005

chuẩn để đáp ứng cho nhu cầu nước sinh hoạt, để uống và môi trường sống của các loài thủy sinh bị biến đổi.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nơi hoạt động nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế của vùng, hoạt động nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu không đảm bảo theo tiêu chuẩn.

Lưu vực sông Đồng Nai là nơi có mức độ tập trung ô nhiễm cao, một số phần của lưu vực thậm chí không có khả năng phân tán và bị pha loãng, dẫn đến các khúc sông “chết”. Nước mặt ô nhiễm nặng chảy vào các khu vực cửa sông gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường nơi đây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2.1.4.1 nh hưởng đến sc khe và tính mng con người

Nguy cơ từ việc sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn sông ô nhiễm: Tập quán sử dụng nguồn nước sông cho hoạt động sinh hoạt, đặc biệt sử dụng nước sông làm nguồn nước uống dẫn đến một loạt các bệnh do ô nhiễm nước tại các lưu vực này như

tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A, hay các bệnh ngoài da do tiếp xúc với nước ô nhiễm…Theo y tế học, các bệnh này là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, kém phát triển, đặc biệt là tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo thống kê, 88% các trường hợp tiêu chảy của Việt Nam là do việc sử dụng nước và vệ sinh không đảm bảo chất lượng (Niên giám thống kê y tế Việt Nam từ năm 1990 – 2003). Đối với bệnh tả tại lưu vực sông Cầu, Bắc Cạn và Thái Nguyên là hai tỉnh ít sử dụng nước ô nhiễm (sử dụng nước sông ít ô nhiễm hơn và sử dụng nước ống thay cho nước sông) cho mục đích sinh hoạt có số các trường hợp mắc bệnh tiêu hóa hơn các tỉnh hạ lưu, nơi phụ thuộc nhiều vào nguồn nước chưa qua xử lý từ các sông như Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Tại Hà Nội và Hà Nam, nơi có sông Nhuệ

chảy qua có tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy cao hơn so với nơi không có sông Nhuệ chảy qua. Còn tại lưu vực sông Đồng Nai, tại tỉnh Bình Dương, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của các huyện Phú Giáo, Dĩ Anh và thị trấn Thủ Dầu (nơi hầu như không bịảnh hưởng của ô nhiễm nước) thấp hơn rất nhiều so với các quận gần sông Sài Gòn (Bến Cát, Dầu Tiếng và Thuận An).

Các thống kê hiện nay của Việt Nam mới chỉ ghi nhận các trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng nước sinh hoạt ô nhiễm, còn lại chưa ghi nhận số liệu rõ ràng về việc tử vong do sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt.

2.1.4.2 nh hưởng đến tài sn và thu nhp

Nước ô nhiễm gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế cũng như ảnh hưởng đến tài sản, thu nhập của tổ chức và cá nhân, cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Với hoạt động xử lý nước thải sinh hoạt, ô nhiễm nước làm gia tăng chi phí cho việc xử lý nước. Với nước bình thường, chi phí xử lý nước là 1.500 – 2.000

đồng/m3. Tại Nam Định, nguồn nước từ sông Đáy và sông Đào có chất lượng giảm dưới mức tiêu chuẩn, dẫn đến chi phí xử lý nước tăng lên, thậm chí vượt quá mức 2.500 đồng/m3.

Với hoạt động nông nghiệp, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, do nước ô nhiễm chứa hàm lượng ni tơ, phốt pho và kali trong nước thải quá cao, cùng với việc sử dụng phân bón hóa học trở nên không cần thiết. Điều này dẫn đến giảm đi một lượng đáng kế các chi phí cho việc trồng trọt. Lượng phân bón hóa học cần sử dụng cho trồng lúa tại các xã có mức độ ô nhiễm cao ít hơn so với các xã khác trong lưu vực. Tuy nhiên, sản lượng lúa tại các vùng ô nhiễm lại thấp hơn, đặc biệt lúa vụ hè thấp hơn đến 20%

Với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước suy giảm là nguyên nhân dẫn đến việc thất thu đối với một số loài trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như chất lượng của sản phẩm thủy sản không còn đảm bảo như ban đầu. Tại LVS Nhuệ - Đáy, diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản cũng như sản lượng và chất lượng đánh bắt đang giảm xuống do ảnh hưởng của chất lượng nước, hoạt động bịảnh hưởng nhiều nhất là nuôi cá lồng. Tại lưu vực sông Đồng Nai, các khu vực nuôi trồng và

đánh bắt thủy sản vùng nước lợđang bịđe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm nước.

Ngoài ra, trường hợp điển hình gây ô nhiễm nghiêm trọng đến tài sản của người dân có thểđề cập đến là trường hợp ô nhiễm của VEDAN đến sông thị Vải. Tổng thiệt hại ước tính là 218.949.043.262 đồng cho 03 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hồ

Chí Minh.

Như vậy, ô nhiễm nước sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, gây

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thu nhập của dân cư. Cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm này.

2.2. Tổng quan về các quy định pháp luật liên quan đến thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Nhìn tổng thể, tại Việt Nam, quyền yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại dân sự cho người dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm, suy thoái môi trường đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là:

- Theo Hiến pháp 1992: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự” (Điều 74).

- Theo Bộ Luật Dân sự (2005): “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”, trong đó “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài

sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” (Điều 307).

+ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”; “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả

trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó” (Điều 604).

+ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”; “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”; “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường” (Điều 605).

+ Riêng trong lĩnh vực môi trường, Bộ Luật Dân sự (2005) quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” (Điều 624).

- Theo Luật Bảo vệ môi trường (2005): “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4).

+ Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 49 điểm b);

+ Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 93 khoản 3).

+ Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau: 1. Tự

thoả thuận của các bên; 2. Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3. Khởi kiện tại Toà án (Điều 133).

- Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những dạng tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Ngoài ra, quyền yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại dân sự cho người dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên còn

được quy định tại nhiều văn bản dưới luật khác.

Như vậy, yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Người bị thiệt hại có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại dân sự.

2.2.1 Các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.2.1.1 Lut Bo v môi trường 2005

Điều 127 của Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng đã dành riêng một phần để quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra (Mục 2 Chương IX), bao gồm 5 điều (từĐiều 130 đến Điều 134).

Điều 130 quy định hai loại hình thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là (1) Suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường; và (2) Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả

của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Như vậy quy định này đồng nghĩa với việc phân chia thiệt hại do ô nhiễm môi trường thành hai loại: thiệt hại môi trường và thiệt hại kinh tế - xã hội.

Điều 131 quy định cụ thể về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong đó mục 4 nêu ra bốn biện pháp tính toán chi phí thiệt hại về môi trường (i) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng và tính hữu ích của các thành phần môi trường; (ii) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; (iii) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; và (iv) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan.

Điều 133 quy định việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có thể

theo các hình thức: (1) tự thoả thuận của các bên; (2) yêu cầu trọng tài giải quyết; và (3) khởi kiện tại toà án.

Điều 92 của Luật Bảo vệ Môi trường đã đưa ra căn cứđể xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, làm cơ sở cho việc xác định mức độ bồi thường do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Theo đó, ô nhiễm môi trường được phân làm 03 loại: (i) môi trường bị ô nhiễm; (ii) Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và (iii) Môi trường bị ô nhiễm

1. Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.

2. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.

3. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.

Điều 132 quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Theo đó, quy định liên quan đến việc giám định thiệt hại bao gồm:

- Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường;

- Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơđòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số

liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại;

- Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên

đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.

2.2.1.2 Ngh định 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2011 ca Chính ph quy định v xác định thit hi đối vi môi trường.

Nghị định bao gồm các quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, về

thu thập dữ liệu chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại

đối với môi trường, và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đối với môi trường đất, nước, hệ sinh thái tự nhiên và các loài được ưu tiên bảo vệ theo quy

định của pháp luật

Điều 10 của Nghịđịnh đưa ra nguyên tắc tính toán thiệt hại đối với môi trường, bao gồm 03 nội dung chính:

1. Việc tính toán thiệt hại đối với môi trường căn cứ vào chi phí khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái để đạt các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)