Quy định trong pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 88)

2.2.2.1 B Lut Dân s 2005

Ðiều 624, Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm

môi trường. Theo đó “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi

trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.

Theo quy định tại các Điều 608, 609, 610 Bộ Luật dân sự 2005, việc xác định thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái môi trường đểđược bồi thường được tính như sau:

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, bao gồm: 1) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị

thiệt hại; 2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; 3) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: 1) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; 2) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; 3) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nói khác đi, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

- Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được tính để bồi thường bao gồm: 1) Tài sản bị mất; 2) Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Trong đó, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản được hiểu là những tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại

đối với người được phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường nhưng vì chúng đã bị ô nhiễm/suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử

dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị

tổn hại. Nói khác đi, thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên; những lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường mà đáng lẽ tổ chức, cá nhân có được nếu chúng không bị ô nhiễm, suy thoái.

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên

đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác

định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Như vậy có thể xem những quy định về xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại dân sự trên đây là cơ sở quan trọng để xây dựng những quy định cụ thể về xác

định thiệt hại và bồi thường thiệt hại riêng cho lĩnh vực thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

2.2.2.2 Ngh quyết ca hi đồng thm phán toà án nhân dân ti cao hướng dn áp dng mt s quy định ca B lut dân s năm 2005 v bi thường thit hi ngoài hp đồng

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 đã đưa ra hướng

dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật dân sự trong việc bồi thường ngoài hợp

đồng liên quan đến thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại, tính mạng bị xâm phạm, trong đó quy định chi tiết cách xác định thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng (trong đó gồm có thiệt hại do ô nhiễm môi trường). Theo đó, việc xác định thiệt hại được quy định như sau:

a) Thit hi do sc kho b xâm phm

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị

thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉđịnh của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế

một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị

xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị

giảm sút, thì họđược bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị

thiệt hại trong thời gian điều trị, bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động

do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

b) Thit hi do tính mng b xâm phm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng

- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

2.2.2.3 B Lut t tng dân s 2004

Điều 1, khoản 1 của Bộ Luật tố tụng dân sự (2004) quy định "Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó". Điều này có nghĩa tất cả những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do tình trạng môi trường bị ô nhiễm

đều có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, song họ chỉ có thểđược bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi thực hiện quyền.

Bộ Luật tố tụng dân sự quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại dân sự do hành vi vi phạm pháp luật môi trường phải làm đơn khởi kiện. Kèm theo đơn kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện trước Toà án là có căn cứ và hợp pháp, như các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản mà người bị thiệt phải gánh chịu do hành vi vi phạm môi trường như kết luận giám định của cơ quan chuyên môn về những tổn hại; băng hình, ảnh chụp, bản kê khai, biên bản của chính quyền địa phương hoặc lời khai của người làm chứng về tài sản bị huỷ hoại; các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra...; các tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khoẻ, bao gồm: Sổ khám bệnh, bệnh án, bản kê hoặc hoá đơn, chứng từ, xác nhận của cơ quan y tế chứng minh chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ của người bị thiệt hại; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì cần có xác nhận của cơ quan chuyên môn về tình trạng mất khả năng lao động, các chứng từ chứng minh chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; chứng từ chứng minh thu nhập thực tế bị mất

hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; tài liệu chứng minh chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị...

2.2.3 Đánh giá chung về các quy định pháp luật liên quan đến thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Nhìn chung, các quy định trên đây về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường mới dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc. Theo đó, hầu hết các văn bản đều quy định rõ là người gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã có các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra, phần định rõ hai loại hình thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về dân sự). Đồng thời, đưa ra những cách tiếp cận về xác định và giải quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường. Đặc biệt, Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2011 của Chính phủ đã đưa ra hướng dẫn về xác định thiệt hại đối với loại hình thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, tập trung vào thiệt hại

đối với môi trường nước, đất, hệ sinh thái, loài được ưu tiên bảo vệ. Đây có thể được xem là hành lang pháp lý cơ bản để làm căn cứ cho việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các quy định liên quan đến xác đinh thiệt hại về dân sự liên quan đến ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại dân sự nói chung và thiệt hại liên quan đến môi trường nói riêng đã được quy định tương đối rõ ràng. Các quy

định đó bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm dân sựđối với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia Việt Nam.Tuy nhiên, có thể nhận thấy các thiệt hại dân sự liên quan đến môi trường có các đặc thù riêng so với các loại thiệt hại dân sự khác do tác động của ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhiều trường hợp không thể nhận biết ngay lập tức, và những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng đối với sức khỏe, tính mạng của con người có thể kéo dài theo thời gian. Đồng thời, việc tính toán các thiệt hại liên quan đến môi trường, mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm môi trường và thiệt hại tương ứng tương đối phức tạp, đòi hỏi các nguồn lực liên quan đến chuyên môn cũng như tài chính, liên quan đến nhiều đối tượng và xảy ra trong thời gian tương đối dài. Do đó, việc tính toán thiệt hại căn cứ theo các quy định hiện hành còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, có thể nhận thấy mặc dù đã có căn cứ pháp lý để yêu cầu các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại dân sự cho người dân, song quá trình giải quyết loại vụ việc này vẫn còn bộc lộ khá nhiều vướng mắc do các quy định để thực

hiện quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại còn chưa đầy đủ, rõ ràng và hợp lý. Cụ thể là các quy định về thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, quy định về

nghĩa vụ chứng minh; quy định về cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại; quy định về áp dụng pháp luật để xác định thiệt hại...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 88)