Nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức khỏe tại lưu vực sông Nhuệ-Đáy, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 92)

Hà Nam

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là một trong 3 lưu vực có mức độ ô nhiễm cao,

ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bao gồm một phần của tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và toàn bộ các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Để ước tính tác động do ô nhiễm nước, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước tính tổn thất kinh tế do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường bao gồm tổng chi phí chữa bệnh và phí tổn do nghỉ làm khi bị bệnh:

Công thức tính chi phí chữa bệnh i:

COIi=αi.pop.βi.vi.phealthi (1)

Công thức tính tổng phí tổn do những ngày bị bệnh (người bị ốm sẽ phải nghỉ làm):

COIPi=αi.pop.βi.dhi.ptime (2)

Trong đó:

αi: Tỷ lệ bị mắc bệnh i

pop: Số dân của vùng tiến hành nghiên cứu

βi: Tỷ lệ mắc bệnh i do ô nhiễm môi trường vi: Số ngày mắc bệnh i

phealthi: Chi phí để chữa bệnh i

dhi: Số ngày không đi làm được do mắc bệnh i

ptime: Tổn thất kinh tế (tính theo thu nhập mỗi ngày của người bị bệnh)

Để thấy rõ tổn thất kinh tế do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường, nghiên cứu lựa chọn ước tính đối với bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hà Nam. Số liệu sẽđược so sánh với chi phí y tế cho bệnh tiêu chảy ở tỉnh Hưng Yên với các số liệu cần thiết tương ứng.

Nghiên cứu chọn Hưng Yên là tỉnh so sánh (vùng đối chứng) về ước tính tổn thất kinh tế do Hưng Yên giáp với tỉnh Hà Nam về phía Đông Bắc, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, ước tính 80-90%. (Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng, năm 2008 ước tính còn 50-55%, do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ

có xu hướng tăng nhanh hơn). Tỉnh Hưng Yên có khá nhiều sông, đại diện là sông Hồng (64 km); sông Luộc (28 km), sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cử An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên... Trong các sông, sông Bần và sông Bắc Hưng Hải là có chất lượng nước thấp nhất. Nhìn chung, nước các con sông của tỉnh chưa bị ô nhiễm nặng như so với sông Nhuệ - sông Đáy của tỉnh Hà Nam.

Nghiên cứu đã xem xét đến hiện trạng sử dụng nguồn nước mặt tại tỉnh Hà Nam, các loại bệnh người dân mắc phải liên quan đến nguồn nước ô nhiễm gây nên như bệnh đường tiêu hóa (viêm nhiễm, tiêu chảy...), bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa, tỷ

lệ mắc bệnh, chi phí và tổn thất liên quan đến bệnh tiêu chảy và tính toán tổn thất kinh tế do bị mắc bệnh này. Kết quả tính toán này sau đó được so sánh đối chứng với kết quả tính toán tại tỉnh Hưng Yên (tỉnh có tỷ lệ người bị mắc bệnh do ô nhiễm nước thấp hơn tỉnh Hà Nam).

Trong nghiên cứu thực hiện ước tính tổn thất kinh tế từ phía người sử dụng dịch vụ y tế cho bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hà Nam, số liệu này sẽđược so sánh với chi phí y tế

cho bệnh tiêu chảy ở tỉnh Hưng Yên.

Theo báo cáo tổng kết của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, năm 2009 có 2991 ca mắc bệnh tiêu chảy trong toàn tỉnh (tỷ lệ: 265 ca/100.000 người), thấp hơn nhiều so với tỉ lệ

số ca mắc bệnh tiêu chảy ở Hà Nam là 3,14 lần.

Như vậy, có thể thấy rằng chỉ tính riêng cho bệnh tiêu chảy do yếu tố ô nhiễm nước của tỉnh Hà Nam và tỉnh Hưng Yên cũng thấy được sự chênh lệch phí tổn do yếu tố môi trường gây nên, gây tổn thất kinh tế cho người dân. Chi phí chữa bệnh của tỉnh Hà Nam cao gấp 3,10 lần so với tỉnh Hưng Yên (tính trên 100.000 dân).

Bảng 11. Dân số, thu nhập bình quân và tỉ lệ mắc bệnh tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên Tỉnh Hà Nam Tỉnh Hưng Yên Dân số (người) 785.057 1.128.702 Thu nhập bình quân (đồng/người/ngày) 36.000 40.000 Tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy (i) 0.00832 0.00265

Bảng 12. Chi phí và tổn thất liên quan đến bệnh tiêu chảy

Tỉ lệ mắc bệnh do ONMT 0.5

Số ngày mắc bệnh 6

Chi phí để chữa bệnh (đồng/ngày) 50.000

Số ngày không đi làm được do mắc bệnh 1

Áp dụng công thức (1) và (2) để tính chi phí chữa bệnh tiêu chảy với các số liệu

ở Bảng 11 và 12 ta có kết quả tính toán tổn thất kinh tế do mắc bệnh tiêu chảy thể hiện trong bảng 13:

Bảng 13. Kết quả tính toán tổn thất kinh tế do mắc bệnh tiêu chảy Chi phí Tỉnh Hà Nam Tỉnh Hưng Yên

Chi phí chữa bệnh (đồng) 979.751.136 448.659.045

Phí tổn do những ngày bị bệnh (đồng) 117.570.136,3 59.821.206

Tổng (đồng) 1.097.321.272,3 508.480.251

Tính trên 100.000 dân (đồng) 139.776.000 45.050.000

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí liên quan đến tổn thất kinh tế do mắc bệnh tiêu chảy tính trên 100.000 dân ở tỉnh Hà Nam (bị ô nhiễm nước) cao gấp hơn 3 lần so với chi phí cho bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên (tỉnh không bị ô nhiễm nước)

2.3.2 Xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam

2.3.2.1 Phương pháp tiếp cn

Để xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải và khu vực phụ cận, nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Từ các dữ liệu thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên lưu vực sông Thị Vải do các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT thực hiện qua các năm, tiến hành thống kê và đánh giá lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn thải chính trên lưu vực (trong đó có Công ty Vedan). Các dữ liệu này sẽ là số liệu đầu vào để chạy mô hình toán đánh giá lan truyền ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải.

- Phương pháp mô hình hóa: Nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE 21 để đánh

giá phạm vi lan truyền ô nhiễm và mức độ ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải tương

ứng với các kịch bản nguồn xả thải khác nhau, qua đó giúp xác định tỷ lệ gây ô nhiễm của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải.

- Sử dụng các thông tin và dữ liệu quan trắc môi trường để phân vùng ô nhiễm: Nghiên cứu đã kết hợp các dữ liệu quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác

nhau (từ năm 1999 - 2009) và tiêu chí phân vùng ô nhiễm theo Điều 92 của Luật BVMT để tiến hành phân vùng ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải.

- Phương pháp ảnh vệ tinh: Hỗ trợ xác định phạm vi lan truyền ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải và xác định các vị trí nuôi trồng thủy sản trên lưu vực.

- Tính toán giá trị thiệt hại đối với từng loại đối tượng bịảnh hưởng dựa trên số

liệu thống kê từ các phiếu kê khai thiệt hại trực tiếp đã qua thẩm tra xác minh; từ đó tính ra mức thiệt hại bình quân cho mỗi ha đất canh tác trong từng vùng, rồi nhân với tổng diện tích (ha) bị thiệt hại để có được giá trị tổng thiệt hại đối với từng loại đối tượng bị thiệt hại trong từng vùng (cách này thích hợp đối với loại hình nuôi trồng thủy sản và làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp).

2.3.2.2 Kết quđánh giá

a) Kết qu tính toán lan truyn ô nhim bng mô hình MIKE 21

Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm từ việc xả thải của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải (sử dụng phần mềm MIKE 21) cho thấy: Phạm vi ảnh hưởng đối với dòng chính sông Thị Vải khoảng 25 km, trong đó có khoảng 12 km bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng còn mở rộng vào các kênh rạch nhỏ, các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản được thể hiện theo sơđồ dưới đây:

Phạm vi, mức độ ô nhiễm BOD5 cho mùa khô

(tháng 1-4/2008)

Phạm vi, mức độ ô nhiễm BOD5 cho mùa mưa (05 - 08/2008)

Phạm vi, mức độ ô nhiễm BOD5 sau khi Vedan ngừng xả lén (09 – 12/2008) Phạm vi, mức độ ô nhiễm BOD5 trung bình toàn năm 2008

b) Kết qu quan trc cht lượng nước

Kết quả quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi trường và của các địa phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong

đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải.

c) Kết qu phân vùng ô nhim

Dựa vào các dữ liệu quan trắc môi trường nước khu vực sông Thị Vải kết hợp với bản đồ địa hình và vị trí các khu nuôi trồng thủy sản trên bản đồ ảnh vệ tinh Google Earth, phân tích chế độ thủy văn, dòng chảy và ranh giới các lưu vực sông trong khu vực nghiên cứu, cũng như qua kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm khảo sát và lấy mẫu dọc sông Thị Vải và khu vực phụ cận, bằng phương pháp nội suy, khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nước sông Thị Vải được ra thành 3 vùng theo tiêu chí phân vùng tại Điều 92 của Luật Bảo vệ môi trường (xem Bản đồ phân vùng ô nhiễm khu vực sông Thị Vải):

- Vùng ô nhim đặc bit nghiêm trng (bên trong đường viền màu đỏ trên bản

đồ phân vùng): Bao gồm một phần các xã Long Phước, Phước Thái (Long Thành -

phần xã Mỹ Xuân (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu). Chiều dài dòng chính sông Thị

Vải thuộc vùng này dài khoảng 12 km từđiểm C (1004138.18”, 10605827.30”E) đến

điểm D (1003656.64”, 1070017.71”E). Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 3.294 ha. Dữ liệu quan trắc nhiều năm cho thấy vùng này có ít nhất một thông số chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần trở lên (theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2: Mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh).

- Vùng ô nhim nghiêm trng (bên trong đường viền màu xanh đậm trên bản

đồ): Bao gồm một phần các xã Long Phước, Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai); một phần các xã Long Thọ và Phước An (Nhơn Trạch - Đồng Nai), một phần xã Mỹ

Xuân và thị trấn Phú Mỹ (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) và một phần xã Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM. Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 5.152 ha. Trong vùng này, ô nhiễm trên dòng chính sông Thị Vải kéo dài thêm về phía thượng lưu khoảng 1,7 km đến điểm B (1004227.78”, 10605827.59”E) và kéo dài về phía hạ lưu khoảng 5,3 km đến điểm E (1003435.35”N, 10700123.36”E). Dữ liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, vùng này có ít nhất 1 thông số chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở lên (theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2: Mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh).

- Vùng ô nhim (giới hạn bởi đường viền màu xanh nhạt trên bản đồ): Bao gồm một phần các xã Long Phước, Long Thọ và Phước An (Đồng Nai); một phần thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Phước và xã Phước Hòa (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) và một phần xã Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM). Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 11.500 ha. Trong vùng này, ô nhiễm trên dòng chính sông Thị Vải tiếp tục kéo dài thêm về phía thượng lưu khoảng 2 km đến dưới đập Bà Ký ngay tại điểm A (1004312.27”N, 10605825.35”E) và kéo dài về phía hạ lưu khoảng 9 km đến dưới hợp lưu sông Gò Gia - Thị Vải tại điểm F (1003058.14”N, 1070039.19”E), đồng thời vùng ô nhiễm cũng được đẩy dịch sang phía sông Gò Gia và sông Bà Giỏi. Dữ liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, vùng này có ít nhất một thông số chất ô nhiễm không đạt tiêu

chuẩn cho phép (theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2).

Kết quả phân vùng ô nhiễm này là cơ sởđể các địa phương có liên quan tiến hành thống kê, rà soát, thẩm tra, xác minh những thiệt hại về kinh tế của người dân có

đơn kiện Công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải.

d) V mc độ gây ô nhim ca Công ty Vedan

Theo tính toán thống kê từ số liệu thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Môi trường các năm 2006, 2008, 2009, tỷ lệ gây ô nhiễm tính theo tải lượng các chất ô nhiễm chính của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải so với tổng tải lượng các chất ô nhiễm từ tất cả các nguồn thải trên lưu vực (kể cả nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thủy sản) được thể hiện tại Bảng 14:

Bảng 14. Tỷ lệ gây ô nhiễm tính theo tải lượng các chất ô nhiễm của Công ty Vedan so với tổng tải lượng ô nhiễm của tất cả các nguồn thải

Xả thải bình thường Xả lén dịch thải sau lên men

TSS = 3,36% BOD5 = 3,97% COD = 2,47% N-NH3 = 22,58% Tổng N = 10,38% Tổng P = 7,31% TSS = 86,69% BOD5 = 93,35% COD = 93,21% N-NH3 = 83,94% Tổng N = 88,79% Tổng P = 63,03%

Bên cạnh đó, kết quả đánh giá của Viện Môi trường và Tài nguyên (sử dụng phần mềm MIKE 21 của Viện Thủy lợi Đan Mạch - phần mềm đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được thương mại hóa) cho thấy, tỷ lệ Công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc hỗ trợ thiệt hại cho người dân trong các khu vực bịảnh hưởng được tính theo bảng 15:

Bảng 15. Tỷ lệ phần trăm trách nhiệm của Vedan do ô nhiễm

Vùng ô nhiễm Tỷ lệ % trách nhiệm của Vedan

Khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (Vùng H) 89%

Khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng (Vùng M) 30,3%

Khu vực bị ô nhiễm (Vùng L) 10,1%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)