Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 56)

Từ việc phân tích các kinh nghiệm quốc tế nói trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây cho Việt Nam:

Bài học 1: Các dạng bồi thường thiệt hại của ô nhiễm nước

Trên phạm vi thế giới, hiện đang tồn tại song song 2 quan niệm khác nhau về

thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: Một là, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ gồm thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệđộng vật, thực vật, đất, nước, không khí… mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên.

Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật BVMT (2005) được ban hành, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định theo quan niệm thứ hai. Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT (2005), có 2 loại thiệt hại: (i) thiệt hại đối với môi trường tự

nhiên và (ii) thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Như vậy, từ kinh nghiệm thế giới và qui định luật pháp cụ thể của Việt Nam thì bồi thường thiệt hại do ô nhiễm nước có thể bao gồm: thiệt hại sức khỏe, tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Bài học 2: Xu hướng đánh giá thiệt hại trong dài hạn

Về lâu dài, Việt Nam nên tính đến việc tính toán thiệt hại tổng thể do ô nhiễm nước gây ra cho xã hội và nền kinh tế thông qua các mô hình hiện đại, mang tính tổng thể như đầu vào - đầu ra (IO) hoặc hàm liều lượng đáp ứng như nhiều quốc gia phát triển hoặc Trung Quốc đã làm. Tuy nhiên để có thể vận hành được những mô hình trên thì rất cần các chất liệu có thể là các nghiên cứu thành phần hoặc các dữ liệu được thu thập có hệ thống. Vì vậy, về lâu dài, phải tiến hành 2 công việc cùng một lúc là

đẩy mạnh các nghiên cứu thành phần (DAILY, YLL, YLD, EBD) đồng thời với xây dựng hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu đồng bộ về ô nhiễm nước tại các vùng miền, theo chuỗi thời gian, các dữ liệu y tế về bệnh tật, tử vong ô nhiễm nước, các dữ liệu về chi phí.

Hiện tại việc tính toán DALY ở Việt Nam là khá khó khăn. Lý do là vì việc tính toán 2 thành phần cơ bản của DALY là YLD và YLL rất phức tạp và độ chính xác thấp do thiếu số liệu. Đối với YLD, thời gian mang bệnh của bệnh nhân rất khó thống kê. Hầu hết ở Việt Nam, người bệnh chỉ được đưa vào viện sau khi tình trạng mang bệnh đã khá nặng và mọi người cũng không nhớ rằng bệnh mắc phải từ bao giờ. Đặc biệt với những bệnh không biểu hiện ra ngoài ngay khi bị mắc phải cũng như không có số liệu thống kê về yếu tố này. Việc tính toán YLL cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu dữ liệu từ các cuộc điều tra sức khoẻ dân số toàn quốc.

Bài học 3: Phương pháp tính toán thiệt hại do ô nhiễm nước gây ra trước mắt

Thiệt hại về sức khỏe:

Trong điều kiện trước mắt, ở mức độ tổng quan khi tính toán thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm nước cho một khu vực hoặc một cộng đồng cụ thể, có thể áp dụng phương pháp đối chứng và chi phí sức khỏe mà Thái Lan và Ấn Độ sử dụng. Trong đó mấu chốt là so sánh thống kê giữa các số ca bệnh liên quan đến ô nhiễm nước của khu vực ô nhiễm và khu vực đối chứng để tìm hiểu sự khác biệt. Thiệt hại sức khỏe sẽ bao gồm chi phí khám chữa bệnh và phục hồi, chi phí cơ hội mất thu nhập và chi phí cơ hội của bệnh nhân. Việc tính toán thiệt hại có thể dựa trên các số liệu điều tra, thống kê về

bệnh tật và các chi phí liên quan của người dân trong khu vực bịảnh hưởng.

Phương pháp này phù hợp với Việt Nam vì có thể thu thập các chứng cứ tại hiện trường để thống kê tình hình nhiễm bệnh (sơ cấp hoặc thứ cấp), đồng thời các dữ

liệu liên quan đến y tế gồm tình hình khám chữa bệnh, số ca bệnh trong năm, chi phí

điều trị, số ngày nghỉ việc trung bình, chi phí phục hồi và số liệu kinh tế như tiền lương, thu nhập là có thểđược đáp ứng.

Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp tính toán dựa vào các hàm thiệt hại dựa trên các hàm tổn thất cơ bản mà chúng biểu thị mối tương quan giữa mức độ tác động

Thiệt hại về tính mạng:

Theo quan niệm chung thì mạng sống của con người là vô giá và không thể

định lượng được. Tuy nhiên, về mặt thống kê và để phục vụ cho mục đích giải quyết các tranh chấp, bồi thường cũng như hoạch định các chính sách thì vẫn cần phải lượng hóa giá trị của mạng sống. Có 3 phương pháp được sử dụng trên thế giới gồm (i) Giá trị cuộc sống thống kê (VSL), (ii) Vốn con người (HC) và (iii) Giá thị trường.

Trong ba phương pháp trên thì phương pháp VSL về mặt lý luận sẽ cho kết quả

chính xác hơn cả vì nó thể hiện sự chi trả của toàn xã hội để giảm bớt rủi ro tử vong do một yếu tố nguy cơ gây ra (có thể là ô nhiễm nước). VSL được ước lượng thông qua nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên trên diện rộng, khâu thiết kế và thu thập hiện trường cần được chuẩn hóa và khá phức tạp để loại trừ những sai lệch có thể phát sinh. Vì vậy, trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này là khó khăn. Phương pháp vốn con người đã được áp dụng ở cả các quốc gia đã và đang phát triển, nguồn dữ liệu đầu vào khá đơn giản là GDP/người, cuộc sống kỳ vọng và số liệu về tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, giá trị của mạng sống tính theo phương pháp này có thể điều chỉnh cho các vùng miền khác nhau (do GDP và tăng trưởng kỳ vọng là khác nhau). Vì vậy, phương pháp vốn con người có thể áp dụng ở Việt Nam.

Phương pháp giá thị trường dùng giá cả và các chi phí thực để tính toán những thiệt hại trực tiếp khi có trường hợp tử vong. Các chi phí gồm: thu nhập kỳ vọng bị

mất đi do chết, chi phí cứu chữa bồi dưỡng trước khi chết, chi phí ma chay và cấp dưỡng người thân. Phương pháp này không đòi hỏi nhiều về số liệu và chuyên gia, các dữ liệu liên quan cho từng ngành nghề và vùng miền là có sẵn, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thiệt hại về tài sản (gồm cả thu nhập)

Ô nhiễm nước có thể gây ra sự suy giảm thu nhập của nhiều đối tượng xã hội có sử dụng nước cho hoạt động sinh kế, sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Trường hợp phổ biến chịu thiệt hại do ô nhiễm là ngư dân đánh bắt cá tại các lưu vực (lượng đánh bắt và thu nhập suy giảm) và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (lợi nhuận suy giảm). Phương pháp chung để tính toán các thiệt hại là thay đổi năng suất (productivity change) và giá thị trường (market price). Phương pháp thay đổi năng suất có thể áp dụng để tính toán thiệt hại về giá trị sản xuất suy giảm cho cộng đồng bị ảnh hưởng. Trong đó điểm then chốt là thu thập dữ liệu về năng suất nuôi trồng giữa vùng ô nhiễm và vùng đối chứng hoặc dữ liệu về năng suất nuôi trồng trước và sau khi xảy ra ô nhiễm, đồng thời chứng minh được mối quan hệ nhân quả và cơ chế tác động giữa tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả (năng suất suy giảm). Trong trường hợp khi đã xác

định được người chịu thiệt hại cụ thể thì có thể áp dụng phương pháp giá thị trường để

tính mức thu nhập bị suy giảm do ô nhiễm. Trường hợp này cần phải thu thập dữ liệu sơ cấp về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các hộ liên quan (lượng đánh bắt, chi phí

đầu tư, vận hành, quản lý, lao động, khấu hao, tài sản, vv..). Cả hai phương pháp trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều có thể áp dụng được tại Việt Nam nếu có nguồn lực thỏa đáng.

Bài học 4: Về xác định yếu tố nguy cơ do ô nhiễm nước và bệnh do ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy trong thành phần của nước ô nhiễm cũng có nhiều các chất gây nguy hại khác nhau, và mỗi loại tác nhân ô nhiễm lại làm phát sinh các loại bệnh khác nhau, cũng không phải mức

độ nước ô nhiễm nào con người cũng bị tác động.

Các nguồn nước ô nhiễm nặng nhất chủ yếu là các nguồn nước thải từ khu công nghiệp, làng nghề, chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện. Nhưng thực tế là chúng ta sẽ khó bị ngộ độc các nguồn nước đó nếu chúng ta không sử dụng chúng, do vậy vấn đềởđây liên quan đến cách tiếp cận nguồn nước của người dân.

Chất lượng kém của các tài nguyên nước uống đã có những tác động đến sức khỏe. Tác động này có ảnh hưởng to lớn đến các vùng nông thôn là những vùng chủ

yếu đang thiếu sự tiếp cận đường nước sạch, cũng như giữa các nhóm dễ bị tổn thương, ví dụ trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ. Theo các nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm nước trên thế giới, các bệnh phổ biến do sử dụng nước uống không phải nước

ống gây ra bao gồm bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, thương hàn, viêm gan A, dịch tả. Trong

đó, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm do ô nhiễm nước thì cao nhất ở trẻ em. Thiệt hại về tính mạng cũng cao nhất ở trẻ em, đặc biệt với các bệnh tiêu chảy.

Vì lý do này và các điều kiện liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê của Việt Nam trước mắt nên lựa chọn đánh giá thiệt hại của ô nhiễm nước đến sức khỏe với hai loại bệnh là tiêu chảy, lỵ.

PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN MỘT SỐ LƯU VỰC SÔNG VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THIỆT DÂN SỰ DO Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 56)