Tính toán thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước rạch Bà Chèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 113)

Việc xả thải nước thải chưa đạt quy chuẩn đã gây ô nhiễm cho lưu vực rạch Bà Chèo, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh kế cũng như sức khỏe của các hộ dân sống trên lưu vực. Khoảng thời gian tính toán thiệt hại được xác định từ thời điểm năm 2007 (thời điểm người dân phản ánh có dấu hiệu của sự suy giảm năng suất trồng trọt, đánh bắt thủy sản….) cho đến lúc bị C49 phát hiện hành vi xả thải không đạt quy chuẩn (tháng 08 năm 2011). Như vậy, mức độ thiệt hại trên lưu vực rạch Bà Chèo sẽ được tính toán từ năm 2007 đến hết năm 2011.

3.2.6.1 Thit hi đối vi ngành nông nghip a) Thit hi đối vi ngành trng trt

Theo kết quả nhiệm vụ “Xác định nguyên nhân, phạm vi, mức độ ảnh hưởng về

môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo” do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện năm 2011-2012 cho thấy kết quả khảo sát hiện trạng chất lượng nước và kết quả mô phỏng sự lan truyền ô nhiễm trong lưu vực rạch Bà Chèo, trong phạm vi ranh giới vùng ô nhiễm đã được xác lập, mức độ ô nhiễm nguồn nước tuy có vượt quy chuẩn cho phép ở một vài thông số, nhưng không thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa nồng độ

các chất ô nhiễm và đời sống sinh lý của thực vật. Việc xả nước thải với nồng độ các chất hữu cơ cao ra môi trường có thể ảnh hưởng đến hô hấp của hệ rễ của cây trồng, tuy nhiên điều kiện này chỉ xảy ra khi vùng rễ bị ngập úng. Trong điều kiện thông thường, vùng rễ bị ngập úng cũng có thể dẫn đến cây trồng bị chết, nhất là cây ăn trái yêu cầu vùng đất cao ráo và thoát nước tốt như Sầu Riêng, Chôm Chôm, Măng Cụt. Các thông số kim loại nặng và các chất độc hại khác chưa vượt quá ngưỡng chịu đựng của cây trồng. Tuy nhiên, một số tác động cộng hưởng của các điều kiện nguồn nước bị ô nhiễm và ngập úng có thể khiến cho cây trồng bị chết nhanh hơn so với điều kiện chỉ bị ngập úng thông thường.

Qua phân tích các thông tin và số liệu cho thấy cây trồng ở khu vực rạch Bà Chèo bị chết là do tác động tổng hợp của 3 yếu tố sau đây :

- Ngập úng làm rễ bị thối và dẫn đến chết cây tùy theo độ tuổi của cây do mức

độăn sâu của rễ vào đất;

- Xâm nhập mặn với độ mặn vượt quá ngưỡng chịu đựng của nhiều loại cây trồng phổ biến trong vùng (tuy nhiên yếu tố này xảy ra không thường xuyên, chỉ ghi nhận được độ mặn vượt quá 1‰ vào thời điểm mùa khô năm 2008);

- Ô nhiễm nguồn nước.

Qua phỏng vấn người dân cho biết nguồn nước ô nhiễm đã gây ngứa, vì vậy không thể thuê mướn được lao động đắp đê ngăn lũ. Người dân địa phương cũng lo sợ

nguồn nước ô nhiễm có thể gây bệnh tật, nên không dám ngâm mình trong nước để đắp đê cứu cây trồng.

Qua khảo sát thực tế và tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác của Viện Môi trường và Tài nguyên thì trong khu vực rạch Bà Chèo cho thấy cây trồng bị thiệt hại phổ biến gồm có: Sầu Riêng, Dâu, Mít, Chôm Chôm, Măng Cụt, Bưởi, Bòn Bon. Số

liệu thu thập được khi điều tra 105 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng cho thấy tổng số cây bị thiệt hại (do người dân khai báo) là: 3.196 cây Sầu Riêng, 687 cây Chôm

Chôm, 1.528 cây Măng Cụt, 230 cây Dâu, 610 cây Xoài, 883 cây Mít. Ngoài ra còn

nhiều cây trồng khác với số lượng không nhiều, đặc biệt có cả Dừa, Keo lá tràm, Điều cũng được khai báo thiệt hại. Diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại do ô nhiễm rạch Bà Chèo được như trong bảng 25.

Bảng 25. Diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại do ô nhiễm rạch Bà Chèo

Đơn vị: Ha Stt Loại cây trồng Diện tích bịảnh hưởng (S) 1 Sầu Riêng 20,0 2 Chôm Chôm 3,4 3 Măng Cụt 7,5 4 Dâu 1,2 5 Xoài 4,0 6 Mít 9,0

Nguồn: Viện Môi trường & Tài nguyên, tháng 03/2012.

Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi ha cây trồng trong 01 vụ (đồng/ha/vụ) được xác định bằng sự chênh lệch thu nhập ròng bình quân trên mỗi ha trong 01 vụ gieo trồng trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm tại nơi sản xuất thực tế. Giả thiết rằng ô nhiễm đóng góp khoảng 50% thiệt hại thì giá trị thiệt hại bình quân đối với các loại cây trồng khi xảy ra ô nhiễm như sau:

Bảng 26. Thiệt hại bình quân đối với các loại cây trồng

Đơn vị: Đồng/ha/vụ Stt Loại cây trồng Thu nhập ròng bình quân trên 1 ha trước khi xảy ra sự ô nhiễm (*) Thu nhập ròng bình quân trên 1 ha sau khi xảy ra sự ô nhiễm (*) Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi loại cây trồng (M) (*) 1 Sầu Riêng 189.000.000 94.500.000 94.500.000 2 Chôm Chôm 48.000.000 24.000.000 24.000.000 3 Măng Cụt 80.000.000 40.000.000 40.000.000 4 Dâu 72.000.000 36.000.000 36.000.000 5 Xoài 132.000.000 66.000.000 66.000.000 6 Mít 45.000.000 22.500.000 22.500.000

- Năng suất trung bình của sầu riêng là 7 tấn/ha, giá bán tại vườn trung bình là 27.000 đ/kg

- Năng suất trung bình của chôm chôm là 12 tấn/ha, giá bán trung bình tại vườn là 4.000 đ/kg

- Năng suất trung bình của măng cụt là 2 tấn/ha, giá bán trung bình tại vườn là 40.000 đ/kg

- Năng suất trung bình của dâu là 16 tấn/ha, giá bán trung bình tại vườn là 4.500

đ/kg

- Năng suất trung bình của xoài là 33 tấn/ha, giá bán trung bình tại vườn là 4.000

đ/kg

- Năng suất trung bình của mít là 15 tấn/ha, giá bán trung bình tại vườn là 3.000 đ/kg Dựa vào công thức tính toán thiệt hại tại mục 3.1.1.2a và các số liệu đầu vào. Kết quả tính toán giá trị thiệt hại đối với ngành trồng trọt (GTT) do ô nhiễm lưu vực rạch Bà Chèo từ năm 2007 đến năm 2011 được trình bày cụ thể tại bảng 27.

Bảng 27. Giá trị thiệt hại đối với ngành trồng trọt do ô nhiễm rạch Bà Chèo Stt Loại cây trồng S (ha) M (đồng/ha/ vụ) n (vụ/năm) T (năm) GTT (đồng) 1 Sầu Riêng 20,0 94.500.000 1 5 9.450.000.000 2 Chôm Chôm 3,4 24.000.000 1 5 408.000.000 3 Măng cụt 7,5 40.000.000 1 5 1.500.000.000 4 Dâu 1,2 36.000.000 1 5 216.000.000 5 Xoài 4,0 66.000.000 1 5 1.320.000.000 6 Mít 9,0 22.500.000 1 5 1.012.500.000 Tng cng 45.1 13.906.500.000 Như vậy, tổng số tiền thiệt hại đối với ngành trồng trọt do ô nhễm lưu vực rạch Bà Chèo của 105 hộ dân trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 là 13.906.500.000

đồng (Mười ba tỷ chín trăm lẻ sáu triệu năm trăm ngàn đồng).

b) Thit hi đối vi ngành chăn nuôi

Kết quả quan trắc chất lượng nước rạch Bà Chèo cho thấy các thông số BOD, COD, tổng Coliform đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép về quy chuẩn nước dùng cho chăn nuôi (QCVN 01-13, 14, 15:2010/BNNPTNT). Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng giá trị BOD5, COD lại ít liên quan đến dịch bệnh, và chỉ tiêu này dành cho nước uống, với tổng Coliform trong môi trường thì giới hạn dưới 30 MPN/100ml chỉ có thể đạt

được đối với các mẫu nước ngầm, còn nước mặt nói chung hầu như không đáp ứng

được tiêu chí này.

Với đặc tính nước thải của KCN Long Thành chủ yếu là nước thải dệt nhuộm,

điện tử, hóa chất,…nên nguồn gây ra dịch bệnh trên gia cầm (liên quan đến Coliform) do nước thải từ nhà máy thải ra là không cao. Khả năng hàm lượng các chất độc hại khác gây bệnh hoặc làm chết gia cầm như kim loại nặng, chất hoạt động bề mặt, hóa chất độc hại khác gây bệnh hoặc làm chết gia cầm là rất cao.

Qua khảo sát thực tế và tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác thì trong khu vực rạch Bà Chèo có 36 hộ gia đình có thiệt hại về về gia cầm. Các hộ này cho biết đã nuôi gia cầm từ lâu, trung bình mỗi năm 01 vụ. Số đàn gia cầm bị ảnh hưởng hàng năm trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 được trình bày tại bảng 28.

Bảng 28. Sốđàn gia cầm (N) bị thiệt hại hàng năm do ô nhiễm rạch Bà Chèo Stt Loại gia cầm Sốđàn bịảnh hưởng (mỗi đàn 1.000 con)

1 Vịt 13,32

2 Gà 1,37

Nguồn: Viện Môi trường & Tài nguyên, tháng 03/2012

Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi đàn vật nuôi (tính cho 1000 con) trong 01 vụ

nuôi, được xác định bằng sự chênh lệch thu nhập ròng bình quân trên mỗi đàn vật nuôi 1000 con trong 01 vụ nuôi trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm tại nơi xuất chuồng. Theo ghi nhận từ các hộ dân chăn nuôi tại lưu vực rạch Bà Chèo thì giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi loại gia cầm khi xảy ra ô nhiễm như sau:

Bảng 29. Thiệt hại bình quân đối với các loại gia cầm Stt Loại gia cầm Thu nhập ròng bình quân trước khi xảy ra ô nhiễm (đồng/1.000 con/vụ) (*) Thu nhập ròng bình quân sau khi

xảy ra ô nhiễm (đồng/1.000 con/vụ) (*) Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi loại gia cầm (đồng/1.000 con/vụ) (*) 1 Vịt 108.150.000 40.123.650 68.026.350 2 Gà 110.250.000 25.460.000 84.790.000

Ghi chú : (*) Quy vềđơn giá năm 2011.

- Giá thịt vịt trung bình là 72.100 đồng/kg. Trung bình 1 con vịt có trọng lượng thịt là 1,5 kg.

- Giá thịt gà thả vườn là 73.500 đồng/kg. Trung bình 1 con gà có trọng lượng thịt là 1,5 kg.

- Theo báo cáo của Viện Môi trường và Tài nguyên thì thiệt hại về chăn nuôi gia cầm đối với vịt là gần 62,9%, với gà là 76%.

Dựa vào công thức tính toán thiệt hại tại mục 3.1.1.2b và các số liệu đầu vào. Kết quả tính toán thiệt hại đối với ngành chăn nuôi (GCN) do ô nhiễm lưu vực rạch Bà Chèo từ năm 2007 đến năm 2011 được trình bày cụ thể tại bảng 30.

Bảng 30. Giá trị thiệt hại đối với ngành chăn nuôi do ô nhiễm rạch Bà Chèo Stt Loại gia cầm N (đàn) M (đồng/ha/vụ) n (vụ) T (năm) GCN (đồng) 1 Vịt 13,32 68.026.350 1 5 4.530.554.910 2 Gà 1,37 84.790.000 1 5 580.811.500 Tng cng 5.111.366.410 Như vậy, tổng số tiền thiệt hại đối với ngành chăn nuôi do ô nhễm lưu vực rạch Bà Chèo của 36 hộ dân trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 là 5.111.366.410 đồng (Năm tỷ một trăm mười một triệu ba trăm sáu mươi sáu ngàn bốn trăm mười ngàn đồng).

3.2.6.2 Thit hi đối vi ngành thy sn

Thiệt hại đối với ngành đánh bắt thủy sản

Khu vực rạch Bà Chèo nói riêng và vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai nói chung có nguồn lợi thủy sản tự nhiên khá lớn. Theo số liệu điều tra từ năm 2005, khu vực này có khoảng 30 hộ dân sống bằng nghềđánh bắt thủy sản tự nhiên, nhưng từ sau năm 2007 thì khu vực này không còn hộ nào sống bằng nghề này. Qua khảo sát thực tế

cho thấy trong khu vực có nhiều ao, đìa, mương rạch bị ngập nước theo chu kỳ triều, về mặt canh tác cây ăn trái thì không thuận lợi, nhưng nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng. Theo đơn thư khiếu nại của người dân và hơn 100 phiếu điều tra khảo sát thực tế của Viện Môi trường và Tài nguyên cho thấy trong quá khứ khu vực này có nguồn lợi thủy sản dồi dào. Hiện tại số ao, đìa, mương rạch của người dân vần còn nhưng không được chăm sóc, do nguồn lợi thủy sản không còn.

Nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao và phổ biến trong khu vực là Tôm càng xanh, cá Bống tượng sông, cá Trạch sông, Lươn,…

Theo số liệu khảo sát đo đạc thực tế cũng như các số liệu tính toán cho thấy chất lượng nước khu vực Bà Chèo bị ô nhiễm với mức độ khác nhau:

- Trên con rạch tiếp nhận trực tiếp nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành (cạnh hồ sinh học): mức độ ô nhiễm được đánh giá là khá nặng, nhiều thông số chất lượng nước như DO, N-NO2-, N-NH4+,...không phù hợp cho sự tồn tại, sinh sản và phát triển của các loài thủy sản nói chung;

- Trên rạch Bà Chèo đoạn ngang qua khu vực tiếp nhận nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành đổ ra khoảng 03km: mức độ ô nhiễm trung bình, tuy nhiên không gây chết thủy sản nhưng không phải là môi trường thích hợp cho các loài thủy sản nước ngọt đòi hỏi chất lượng môi trường sạch như tôm càng xanh. Tôm càng xanh khá nhạy cảm với môi trường, chỉ cần môi trường thay đổi nhỏ, dù không gây chết nhưng tôm vẫn bỏđi nơi khác. Các loài khác như cá Bống tượng là loài sống ở tầng đáy có nhu cầu oxy cao, mà môi trường thường xuyên thiếu oxy, nên loài này cũng không chọn thủy vực rạch Bà Chèo làm nơi cư trú (nhu cầu tối thiểu của cá Bống tượng là DO > 3mg/l). Bên cạnh các yếu tố thủy hóa, yếu tố nguồn thức ăn cũng không kém phần quan trọng, với thức ăn chính của loài này là cá, tôm, tép nhỏ, nhưng yêu cầu chất lượng môi trường của cá, tôm tép nhỏ lại cao hơn (DO ≥ 4 mg/l), do đó kéo theo hệ lụy là các loài cá lớn cũng không xuất hiện ở khu vực này.

Với số liệu từ người dân cho biết sản lượng đánh bắt tôm của khu vực bắt đầu suy giảm từ năm 2007 và mất trắng trong các năm từ 2008 đến 2010. Vào thời điểm khảo sát tháng 11/2011 theo người dân cho biết có sự trở lại của tôm càng xanh trong khu vực và người dân đã có thu hoạch để bán. Điều này có thể là do KCN Long Thành

đã thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của C49, chất lượng nước sau đó đã được cải thiện dần (do chế độ bán nhật triều, khả năng tự làm sạch của sông rạch lớn), và chất lượng nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu đời sống thủy sinh trong khu vực.

Theo số liệu điều tra thu thập được, khu vực rạch Bà Chèo vào thời điểm trước 2007 có khoảng 30 hộ dân sống bằng nghề đăng lưới, và mỗi hộ dân có đất canh tác trong khu vực đều có ao, đìa, mương rạch để nuôi trồng tự nhiên. Ao đìa ởđây là các khu vực trũng thấp ven kênh rạch, được nạo vét bùn sâu xuống và đắp các đập tràn để

ngăn giữ nước khi thủy triều xuống, làm nơi trú ngụ cho tôm cá, khi thủy triều lên thì toàn bộ khu vực bị ngập, ao đìa cũng bị ngập theo. Do đó, cá tôm có thể di trú tự do từ

sông Đồng Nai và rạch Bà Chèo và lưu lại trong ao đìa, mương rạch hoặc có thể di chuyển ngược ra sông Đồng Nai nếu môi trường sống không thích hợp. Người dân thu hoạch cá tôm mỗi năm khoảng 2-3 lần vào những ngày thủy triều xuống thấp (khoảng mùng 10-11 hoặc 22-25 âm lịch hàng tháng). Thời gian tập trung thu hoạch nhiều nhất là tháng 5 âm lịch và tháng chạp hàng năm.

Tóm lại, nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở khu vực rạch Bà Chèo bị thiệt hại trong vùng được xác định ô nhiễm là gần như 100% đối với các loài thủy sản phổ biến như

Tôm càng xanh, cá Bống tượng. Thời gian xảy ra thiện hại từ năm 2007 đến 2010.

Để tính toán thiệt hại từ hoạt động đánh bắt thủy sản do ô nhiễm rạch Bà Chèo, chúng tôi sử dụng cách tính toán thứ nhất: đó là thống kê thiệt hại. Qua khảo sát thực

tế và tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác thì trong khu vực rạch Bà Chèo có 30 hộ

gia đình có nghềđánh bắt thủy sản. Kết quảđiều tra cho thấy mỗi hộ gia đình thu nhập từđánh bắt thủy sản dao động từ 3,5 – 5,5 triệu đồng mỗi tháng, trung bình là khoảng 4,5 triệu đồng mỗi tháng (Theo thời giá năm 2011).

Tính toán giá trị thiệt hại đối với các hoạt động đánh bắt thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm theo phương pháp 1 về xác định thiệt hại đối với đánh bắt thủy sản (phần 3.1.1.1.b của báo cáo) được trình bày như trong bảng 31.

Bảng 31. Tổng giá trị thiệt hại đối với hoạt động đánh bắt thủy sản do ô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)