Xuất nguyên tắc tính toán, xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 122)

Dựa trên nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, có thể đề xuất các nguyên tắc sau trong việc xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường:

a) Nguyên tc tính toán thit hi dân s;

- Việc tính toán thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải dựa vào loại ô nhiễm, suy thoái môi trường cụ thểđã được xác định với những chứng cứ rõ ràng;

- Phạm vi tính toán thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường nằm trong phạm vi ranh giới ô nhiễm đã được xác định;

- Thời gian tính toán thiệt hại được tính từ lúc xảy ra hiện tượng ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên thiệt hại về mặt dân sự với những bằng chứng cụ thểđã được thu thập, cho đến khi hiện tượng ô nhiễm, suy thoái đó đã được ngăn chặn, xử lý và phục hồi trở về trạng thái ban đầu;

- Việc tính toán thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải dựa trên các dữ liệu, chứng cứ về thiệt hại đã được thu thập; các kết quảước tính, thẩm định giá trị thiệt hại do cơ quan tư vấn độc lập thực hiện; hoặc dựa trên các phương pháp tính toán thiệt hại có đủ cơ sở khoa học và thực tế;

- Thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường trong phạm vi ô nhiễm đã

được xác định bằng tổng thiệt hại đối với từng nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trong phạm vi đó.

b) Nguyên tc xác định mc độ thit hi;

Việc xác định mức độ thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra dựa trên các nguyên tắc sau:

- Dựa trên các chứng cứ thiệt hại cụ thể đã được thu thập (ví dụ, sự suy giảm năng suất cây trồng, vật nuôi; bệnh tật, tài sản bị hư hỏng,…);

- Dựa vào các số liệu quan trắc, khảo sát, đo đạc hiện trạng môi trường và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa mức độ ô nhiễm môi trường với năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc các kết quả nghiên cứu dịch

tể học về mối quan hệ giữa mức độ ô nhiễm môi trường với tỷ lệ dân số mắc phải các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.

c) Nguyên tc bi thường thit hi

- Có cơ sở khoa học về mối liên hệ giữa nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và thiệt hại liên quan đến tài sản, tính mạng, sức khỏe

- Người gây ra ô nhiễm phải bồi thường cho những người bị thiệt hại một số

tiền ngang bằng với tổng giá trị thiệt hại được tính toán, xác định;

- Trong trường hợp ô nhiễm môi trường do nhiều người gây ra (ví dụ như ô nhiễm một dòng sông do nhiều nhà máy cùng xả nước thải vào đó) thì tất cả những người gây ra ô nhiễm đều phải có trách nhiệm bồi thường. Mức độ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng người gây ra ô nhiễm được xác định căn cứ theo tỷ lệ

phần trăm tải lượng ô nhiễm mà họ xả thải ra môi trường trong cùng một khoảng thời gian tính toán như nhau.

- Mỗi người bị thiệt hại sẽ được bồi thường một số tiền tương xứng với mức thiệt hại mà họ phải gánh chịu sau khi được tính toán, xác minh cụ thể (người nào bị

thiệt hại nhiều hơn sẽđược bồi thường nhiều hơn);

- Không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: + Thiệt hại không phải do ô nhiễm môi trường nước gây ra;

+ Thiệt hại xảy ra trước thời điểm được xác định là môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái đến mức độđủ gây ra thiệt hại về mặt dân sự;

+ Các sự cố gây ô nhiễm môi trường được xác định là do thiên tai, chiến tranh, do sự phá hoại của cá nhân/đơn vị khác;

+ Các thiệt hại dân sự khác nằm bên ngoài phạm vi ranh giới ô nhiễm đã được cơ quan chức năng xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)