Kinh nghiệm quốc tế về xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 34)

1.2.1 Nhật Bản

1.2.1.1 Quy định ca lut pháp Nht Bn liên quan đến thit hi dân s do ô nhim môi trường

Bộ Luật dân sự của Nhật Bản, có hiệu lực năm 1889, không quy định chính xác và cụ thể về các phương pháp xác định đền bù tổn thất dân sự. Tuy nhiên, Luật quy

định rõ “Một người, do vô tình hoặc cố ý, có hành vi xâm phạm đến bất kỳ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác, phải có trách nhiệm pháp lý trong việc bồi thường những tổn thất do mình gây ra” (Điều 709). Đồng thời, Luật quy định về phương pháp xác định tổn thất và hành vi bất cẩn gây tổn hại, theo đó, tổng giá trị tổn thất dân sự được xác định căn cứ theo giá trị tiền tệ là chủ yếu (Điều 722 và 417).

Bộ Luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 1967 gồm 05 nội dung chính như sau:

- Kiểm soát ô nhiễm: trong đó gồm 2 phần chính là kiểm soát ô nhiễm nước và

đất; kiểm soát ô nhiễm không khí và các vấn đề ô nhiễm khác.

- Đền bù thiệt hại sức khỏe: gồm luật về các biện pháp đặc biệt đền bù thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm gây ra; và luật liên quan tới đền bù và ngăn ngừa ô nhiễm gây thiệt hại về sức khỏe.

- Giải quyết tranh chấp: Luật giải quyết các tranh chấp về ô nhiễm môi trường; và luật về thiết lập các ủy ban điều phối tranh chấp môi trường.

- Về vấn đề tài chính: Thành lập công ty giải quyết ô nhiễm Nhật Bản; và Luật về các gánh nặng tài chính liên quan tới kiểm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp. - Thể chế: Luật về thành lập các cơ quan môi trường; và hệ thống kiểm soát ô nhiễm.

Hệ thống pháp luật tại địa phương bao gồm hệ thống văn bản luật qui định về

kiểm soát ô nhiễm. Từ năm 1962, số qui định này là 4, thì đã tăng lên đến 341 vào năm 1972. Ngoài ra, các chính quyền địa phương còn xây dựng các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm hàng năm. Tất cả những hoạt động và văn bản luật này của chính quyền

địa phương đều nhằm hỗ trợ cho các luật về kiểm soát ô nhiễm của chính phủ (về nước,

Hệ thống pháp luật của Nhật Bản có những quy định rõ ràng liên quan đến vấn

đề bồi thường thiệt hại:

- Luật xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm gây ra (the Law

Concerning Relief of Pollution-related Health Damage) ban hành năm 1970: Luật qui

định đối với khoản chi phí thuốc men, bệnh xá…cấp cho người mắc các bệnh do ô nhiễm gây ra.

- Luật Bồi thường thiệt hại sức khỏe liên quan đến ô nhiễm (The pollution-

related Health Damage Compensation Law) ban hành năm 1974: Luật qui định việc

bồi thường thu nhập cũng phải được thực hiện cùng với các chi phí y tế cho bệnh nhân. Theo đó, các đối tượng gây ô nhiễm phải chi trả cho những người mắc bệnh nếu các nạn nhân chứng minh được nguyên nhân gây bệnh là do ô nhiễm (thông qua việc khám sức khỏe và cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận mắc bệnh do nguyên nhân ô nhiễm).

Tại Nhật Bản, tòa án là đơn vị xem xét và phán quyết một đối tượng có gây ra những tổn thất dân sự liên quan đến ô nhiễm hay không thông qua các chứng cứ và kết quả xác minh liên quan. Quá trình ra quyết định của Tòa án tuân theo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc phán quyết công bằng: Khi thực hiện phán quyết, “tòa án xem xét toàn bộ các thông tin tranh luận và kết quả kiểm tra chứng cứ một cách rõ ràng và dựa trên nguyên tắc phán quyết công bằng, sẽ quyết định những cáo buộc của nguyên đơn trên thực tế là đúng hay không đúng sự thật” (Điều 247, Bộ Luật dân sự)

Luật cơ sở về Kiểm soát ONMT (1993) Kế hoạch Kiểm soát ON Pháp luật kiểm soát ON 1962: 4 quy định -> 1972: 341 quy định Kiểm soát ON Bồi thường thiệt hại sức khỏe Giải quyết tranh chấp Tài chính Luật xác định hỗ trợ thiệt hại sức khỏe do ON Luật về bồi thường và ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến thiệt hại sức khỏe Luật giải quyết tranh chấp do ONMT Luật thành lập Ủy ban điều phối tranh chấp môi trường Thể chế Tập đoàn về ON Nhật Bản Luật về gánh nặng chi phí của doanh nghiệp đối với các dự án kiểm soát ON Luật về thiết lập cơ quan môi trường Hệ thống quản lý kiểm soát ô nhiễm Bổ sung Không khí và lĩnh vực khác Luật kiểm soát ON không khí Luật vận tải đường bộ Luật về tiếng ồn Luật kiểm soát mùi Nước và đất Luật kiểm soát ON nước Luật liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm Luật xả thải Luật chống ô nhiễm đất phi nông nghiệp

- Nguyên tắc tranh luận: Nguyên đơn bào chữa và chứng minh tổng thiệt hại của mình

- Nguyên tắc xác định tổng thiệt hại: “Trường hợp phát hiện tổn thất xảy ra, nếu khó khăn trong xác định tổng thiệt hại, từ bản chất của thiệt hại để chứng minh tổng thiệt hại. Theo đó, tòa án, căn cứ trên các chứng cứ của các cuộc tranh luận và kết quảđiều tra chứng cứ, có thể xác định tổng mức tổn thất phù hợp” (Điều 248, Bộ Luật dân sự)

1.2.1.2 Phương pháp ước tính bi thường thit hi được áp dng ti Nht Bn

02 phương pháp được áp dụng để ước tính bồi thường thiệt hại được áp dụng bao gồm:

a) Phương pháp khái quát hóa t các trường hp trong quá kh: Đây là phương pháp đặc trưng được tòa án sử dụng để ước lượng tổn thất tổng quát thông qua việc tổng hợp các trường hợp đã xảy ra trong quá khứ (các trường hợp đã có tiền lệ)

b) Phương pháp xác định thit hi c th

Theo quy định của Bộ Luật dân sự của Nhật bản, tổng thiệt hại được ước lượng bằng cách cộng tổng các thiệt hại cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Thiệt hại dân sự bao gồm có thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về tài sản. Trong đó, thiệt hại về tài sản có thiệt hại trực tiếp (chi phí chữa bệnh, sửa chữa và thay thế…) và thiệt hại gián tiếp (mất mát thời gian, thu nhập…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thiệt hại trực tiếp bao gồm: chi phí y tế (chi phí thuốc men, chi phí chăm sóc y tế, chi phí thăm khám bệnh…); chi phí cần thiết cho dụng cụ cần thiết cho việc chữa bệnh; chi phí sửa chữa nhà cửa, ô tô, đồ đạc để hỗ trợ người tàn tật; chi phí trợ

cấp mai táng; chi phí học hành (chi phí do phải học lại để bù đắp những khóa học bị trì hoãn); chi phí kiện tụng và các chi phí khác.

- Các thiệt hại gián tiếp: Các thiệt hại do mất thu nhập liên quan đến ô nhiễm môi trường được xếp vào dạng này. Chi phí đền bù cho các thiệt hại này bao gồm: tiền

đền bù cho việc mất thu nhập, đền bù việc giảm thu nhập do giảm thời gian làm việc, tiền đề bù cho việc suy giảm khả năng lao động với mức đền bù phụ thuộc vào mức độ

suy giảm khả năng lao động (5%-100%). Thời gian trả tiền đền bù bắt đầu từ thời

điểm bị suy giảm khả năng lao động tới 67 tuổi.

Ngoài ra còn tiền đền bù cho việc mất tính mạng, việc đền bù được tính cho toàn bộ thu nhập bị mất tính từ khi chết cho đến năm 67 tuổi (tính toán với tỷ lệ chiết khấu 5%).

Tiền đền bù cho việc suy giảm khả năng lao động được xác định theo công thức: Thiệt hại do suy giảm khả năng lao động = (Thu nhập cơ bản) x (Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, 100%-5%, 14 giai đoạn) x Tỷ lệ khấu trừ lãi suất trung bình)

Mất thu nhập do mất tính mạng: Thu nhập cơ bản mất đi = (Thu nhập cơ bản) x ((1 –Tỷ lệ khấu trừ chi phí sinh hoạt) x (Tỷ lệ khấu trừ lãi suất trung bình))

- Thiệt hại về tinh thần: Việc bồi thường cho thiệt hại về tinh thần được quy

định trong Bộ luật dân sự “Người chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quy định của điều này cũng phải bồi thường các thiệt hại khác ngoài thiệt hại về tài sản, bất kể về cơ thể, tự do hay uy tín của người khác đã bị xâm hại, hoặc quyền tài sản của người khác bị vi phạm” (Điều 710).

Các yếu tố được xem xét khi tính toán bao gồm có: Bằng chứng về mức độ

thương tật của nạn nhân; chứng nhận tài sản của nạn nhân; nghề nghiệp và vị trí xã hội của nạn nhân; tuổi của nạn nhân; các lỗi của nạn nhân; lợi ích của nạn nhân (lợi ích bảo hiểm); ý định hay lỗi của người gây tổn hại; động cơ, nguyên nhân của sai lầm cá nhân.

1.2.1.3 Nghiên cu c th v xác định thit hi do ô nhim trường hp bnh Minamata

Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Minamata, căn bệnh phát hiện lần đầu tiên trên người vào năm 1956, và phải mất 12 năm sau, chính quyền địa phương mới công bố chính xác nguyên nhân và đối tượng gây bệnh là do ô nhiễm thủy ngân tích tụ

tại lưu vực vịnh Minamata của công ty Chisso. Việc đánh giá thiệt hại do bệnh Minamata gây nên bao gồm ba phần đánh giá. Việc đánh giá có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ:

- Đánh giá thiệt hại liên quan đến sức khỏe: Được xác định thông qua số tiền hỗ

trợ và bồi thường tích lũy qua các năm cho các bệnh nhân mắc bệnh.

- Đánh giá thiệt hại liên quan đến ô nhiễm đáy vịnh Minamata: Được xác định thông qua chi phí nạo vét và xử lý môi trường của đáy vịnh qua các năm.

- Đánh giá thiệt hại liên quan đến ngành ngư nghiệp: Được xác định thông qua chi phí bồi thường cho ngành ngư nghiệp.

Bên cạnh những biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm và các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác, phương án giải quyết bồi thường ban đầu theo hình thức hỗ trợ

theo “thỏa thuận bồi thường giữa công ty gây ô nhiễm và người dân”. Thời gian ban

đầu khi Luật hỗ trợ sức khỏe và luật bồi thường chưa ra đời, số tiền bồi thường do công ty tự nguyện bỏ ra với một khoản ước tính. Tuy nhiên sau khi có sự ra đời của Luật, thỏa thuận này căn cứ vào Luật để thực hiện một cách linh hoạt.

1.2.2 Trung Quốc

Trung Quốc hiện là quốc gia có tình trạng ô nhiễm nước cao nhất thế giới. Ô nhiễm nước có ảnh hưởng rất lớn đến các vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi có khoảng 300 triệu người đang thiếu tiếp cận đường nước sạch, cũng như giữa các nhóm

dễ bị tổn thương ví dụ trẻ em dưới 5 tuối và phụ nữ. Ngân hàng thế giới ước tính thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm nước tại Trung Quốc năm 2003 xấp xỉ 2% GDP. Ngoài ra, ô nhiễm nước cũng gây ra các thiệt hại khác cho xã hội. Sử dụng nước ô nhiễm gây ra tổn hại giá trị sản xuất nông nghiệp là 7 tỷ NDT/năm trong khi đó thiệt hại nuôi trồng thủy sản là 4 tỷ NDT/năm.

Ở Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về các tác động sức khoẻ từ ô nhiễm nước đều thấy hiện tượng ô nhiễm nước uống và các bệnh ung thư. Su De-long (1980)

5tìm hiểu nguyên nhân của bệnh ung thư gan ở khu vực Qidong của tỉnh Giang Tô, và phát hiện rằng tử vong do ung thư gan có liên hệ mật thiết với sự ô nhiễm nước uống. Xu Houquan et al (1995) nghiên cứu bệnh – chứng (case-control study) của các yếu tố

nguy cơ của bệnh gan xung quanh hồ Nansi, tỉnh Sơn Đông6 và chỉ ra rằng uống nước hồ, uống các đồ có cồn, và ăn cá là tất cả các yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư gan. Xu Houquan et al. (1994) nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (retrospective cohort study) trong mối quan hệ giữa ô nhiễm nước và các khối u7 và chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư gan, thực quản và dạ dày với những người uống nước hồ thì cao hơn những người uống nước sạch. Các tỉ số nguy cơ (RR) là 1,56; 1,50; và 1,63.

Rất nhiều các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra liên hệ đặc biệt giữa nồng độ vi khuẩn thuộc nhóm trực khuẩn ruột trong nước uống với các tỉ lệ lây nhiễm bệnh tiêu chảy, và giữa chỉ số chất lượng nước tổng hợp (IWQI) và tỉ lệ lây nhiễm bệnh thương hàn/phó thương hàn và tiêu chảy cho cả nam giới và nữ giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.1 Đánh giá thit hi sc khe do ô nhim nước

Tại Trung Quốc, việc đánh giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm nước được thực hiện thông qua 3 phương pháp chính gồm:

- Hàm liều lượng – đáp ứng (dose- response function) - Giá trị cuộc sống con người (VSL)

- Vốn con người (Human capital approach)

a) Xác định thit hi thông qua hàm liu lượng đáp ng

Hàm liều lượng đáp ứng là một hàm số cho biết mối quan hệ nhân quả giữa tác nhân gây ô nhiễm thường là nồng độ các loại chất ô nhiễm xác định và hậu quả gia tăng mà nó gây ra cho xã hội. Thước đo hậu quả có thể bao gồm là số ca mắc bệnh, số

ca tử vong, sự suy giảm số ngày lao động do ô nhiễm nước gây ra. Sau khi hàm liều lượng đáp ứng được xác lập và ước lượng được hậu quả đầu ra thì các nhà kinh tế sẽ

sử dụng các mức giá thị trường có điều chỉnh để tính toán thiệt hại kinh tế của ô nhiễm

5 Su De-long, 1980, Drinking water and liver cell cancer, Chinese preventive medical journal

6 Xu Houquan, HAN Yurong, Hu Ping et al, 1995, “The case-control study on the human liver cancer risk factors in the Nansihu

7 Xu Houquan, Yurong Han, Fabin Han et al, 1994, “The retrospective cohort study on the water pollution and tumor in Nansihu.

nước. Các bước tiến hành xác định tổn thất sức khỏe tại Trung Quốc do ô nhiễm được thể hiện theo sơđồ sau:

Hình 2. Qui trình xác định thit hi do ô nhim nước bng phương pháp liu lượng đáp ng ti Trung Quc

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2003)

Bước 1: Xác định các nhân tố gây ô nhiễm, khu vực ô nhiễm và các điều kiện liên quan

Bước 2: Xác định các điểm ảnh hưởng và thiết lập mối quan hệ liều lượng –

đáp ứng cho tổn thất ô nhiễm

Bước 3: Ước lượng lượng dân cư (hay yếu tố khác) bịảnh hưởng trong khu vực bị ô nhiễm

Bước 4: Ước lượng các tác động đối với cơ thể (tác động vật lý) do ô nhiễm bằng cách sử dụng thông tin có được tại bước 2 và bước 3

Bước 5: Chuyển đổi các tác động ô nhiễm về mặt vật lý sang các chi phí ô nhiễm tính theo giá trị tiền tệ

b) Phương pháp lượng giá cuc sng con người (VSL)

Trung Quốc cũng sử dụng phương pháp VSL đểđo lường giá trị cuộc sống của con người. VSL về bản chất là sự sẵn sàng chi trả của xã hội để giảm bớt đi một ca tử

vong do một yếu tố nguy cơ nào đó (trong trường hợp cụ thể là ô nhiễm nước).

Trên thực tế, để biết được mỗi người sẽ chấp nhận trả bao nhiêu tiền cho 1/10.000 nguy cơ giảm nguy cơ tử vong, có thể sử dụng những ước lượng thường xuyên từ chênh lệch tiền lương đền bù (compensating wage differentials) trên thị

trường lao động, hoặc tùy thuộc vào giá trị cuộc khảo sát trong đó mỗi người được trực tiếp hỏi họ sẽ trả bao nhiêu để giảm nguy cơ tử vong cho bản thân mình. Ý tưởng cơ bản đằng sau việc tính toán chênh lệch tiền lương đền bù là công việc thường được

đặc trưng bởi những đặc điểm khác nhau, bao gồm cả những nguy cơ tử vong ngẫu nhiên. Nếu công nhân có thông tin về rủi ro dẫn đến tử vong và thương tật, và nếu thị

Khu vực ô nhiễm Nhân tố gây ON Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng Dân cư và hoạt động bịảnh hưởng Tác động vật lý Tác động quy ra tiền tệ

trường lao động là cạnh tranh, những công việc mang nhiều rủi ro hơn sẽ được trả

lương cao hơn, trong điều kiện số lượng công nhân và công việc là không đổi. Theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 34)