Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình năm cao (khoảng 1.960 mm) và hệ thống sông ngòi dầy đặc với trữ lượng nước khá dồi dào với 2.360 con sông dài trên 10 km có dòng chảy liên tục trong năm và 13 lưu vực với diện tích trên 10.000 km2, chiếm tới 80% tổng diện tích lãnh thổ11.
Tuy nhiên, theo các kết quả quan trắc chất lượng nước trên toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam được thực hiện trong những năm gần đây đều cho thấy, chất lượng nước ở
toàn bộ các sông có xu thế suy giảm. Ở vùng thượng nguồn, nước nói chung còn sạch, trong khi phần hạ lưu chất lượng nước kém đi nhiều do bị tác động mạnh bởi các hoạt
động kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động công nghiệp và phát triển đô thị12. Các sông ở Việt Nam, đặc biệt là các sông trong các thành phố lớn, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp vào. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong sông qua nhiều tỉnh thành đang cao hơn mức cho phép rất nhiều, trong đó đáng lưu tâm là ba lưu vực sông lớn: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - Đáy và lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai. Chất hữu cơ
(đánh giá theo chỉ tiêu BOD5) và cặn lơ lửng (SS) là những nguồn ô nhiễm chính trong nhiều sông. Bên cạnh đó, còn có các chất ô nhiễm độc hại tới sức khỏe con người về
mặt sinh thái học sinh sản như kim loại nặng trong nước thải công nghiệp khai khoáng và chế biến quặng (chì, thủy ngân, cadium…), hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng), và vi khuẩn gây bệnh liên quan đến nước.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010, các tỉnh thành bị ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất được sắp xếp theo thứ tự sau: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai. Bốn trong số 10 tỉnh có sự ô nhiễm nước lớn nhất thuộc lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai. Mức độ ô nhiễm nước tại các nhánh sông vùng hạ
lưu lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai là cao nhất trong cả nước. Sông Thị Vải ô nhiễm nặng nhất trong lưu vực, với đoạn sông “chết” dài hơn 10km. Cho đến nay, tuy có cải thiện được phần nào nhưng vẫn chưa thể giải quyết được triệt để tình trạng ô nhiễm
11 Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường
nước sông tại khu vực này. Cả đoạn sông từ sau hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau KCN Mỹ Xuân bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Hệ sinh thái nước ở khu vực này chỉ còn tồn tại một số loài động thực vật phù du. Các loài tảo phát triển được chủ yếu cũng là những loài thích nghi với môi trường dinh dưỡng cao, ưa nhiều chất bẩn và chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trường nước. Ngoài ra, trên lưu vực sông này còn có nhiều “điểm nóng” ô nhiễm nước khác.
Lưu vực sông Nhuệ-Đáy cũng bị ô nhiễm nặng tại nhiều nơi. Chất lượng nước sông Nhuệ là kém nhất, bị ô nhiễm tại các nhánh phía thượng nguồn. Ngay cả trong mùa mưa, các chỉ tiêu BOD5, DO, NH4+, và coliform không đạt mức quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT13 (loại B1). Cũng giống như đối với hệ sông Đồng Nai, tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy có nhiều điểm nóng ô nhiễm nước cục bộ.
Đối với lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên bị
ô nhiễm nặng. Hàm lượng SS, BOD5 and COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT (loại
B1) nhiều lần, nước sông có chứa các hợp chất hữu cơ và dầu mỡ. Nhiều nơi khác trong tiểu lưu vực sông này cũng bị ô nhiễm, đặc biệt là bởi chất hữu cơ. Mặc dù một số nguồn nước thải chính có được kiểm soát, nhất là ở Thành phố Thái Nguyên, song chất lượng nước nhìn chung chưa được cải thiện.
Hình 4. Bản đồ các lưu vực sông chính ở Việt Nam