Các nước châu Âu (EU), trong quá trình phát triển kinh tế, cũng gặp phải các vấn đề về ô nhiễm môi trường và những tranh chấp nảy sinh khi xem xét trách nhiệm
đền bù những thiệt hại gây ra cho bên bị tác động bởi môi trường sống bị ô nhiễm. Ngay từ đầu những năm 90, các điều luật đầu tiên của hội đồng ủy ban đã được đưa vào trong các khung luật dân sự của EU, có xem xét đến điều kiện áp dụng của từng nước. Các điều luật được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: đó là nguyên tắc cảnh báo và phòng ngừa, nguyên tắc xử phạt tại các nguồn gây ô nhiễm và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải đền bù thiệt hại.
Văn bản về luật đền bù thiệt hại về môi trường đầu tiên được ra đời vào tháng 5 năm 1993, ‘the Green Paper’, được thông qua bởi hội đồng ủy ban châu Âu và hội
đồng kinh tế và xã hội của các nước EU. Nó đi sâu vào tính hiệu lực của các điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý, như một công cụ để quy trách nhiệm cho việc
đền bù kinh tế liên quan đến các thiệt hại môi trường. Mục tiêu của các phí xử phạt
được đề ra là khuyến khích bên gây ô nhiễm phải có trách nhiệm giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường, hướng tới các phương pháp sản xuất sạch hơn. Mặt khác, người gây ô nhiễm phải chi trả các khoản phí này để quốc gia đó không phải đối mặt với các hậu quả của quá trình suy thoái môi trường.
Có thể nhận thấy từ các điều khoản được đưa ra trong Green Paper cho thấy, trách nhiệm phát lý được quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt đến mức, nó như một động cơ thúc đẩy việc kiểm soát tốt các rủi ro và ngăn chặn, không để xảy ra các thiệt hại tới môi trường và cộng động. Bên cạnh đó, Green Paper cũng phân loại các loại hình hoạt
động độc hại hoặc đặc biệt độc hại, và có khả năng gây ra các rủi ro tới môi trường cộng đồng.
Tiếp theo Green Paper là Hiệp ước của cộng đồng châu Âu về trách nhiệm pháp lý dân sựđối với thiệt hại môi trường do các hoạt động độc hại, được phê chuẩn tại Lugano, 21-22 tháng 6 năm 1993. Tuy có một vài điểm khác biệt với Green Paper, nhưng Hiệp ước được biết đến như là sự công bố chính thức các quy định và nguyên tắc được nêu lên trong Green Paper. Điểm mới trong Hiệp ước này, đó là chỉ ra phạm vi áp dụng, bao hàm cả các hoạt động có tính độc và các hoạt động có nguy cơ tiềm năng độc hại, cụ thể đối với sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người và đối với môi trường. Ởđây, thiệt hại này ám chỉ hậu quả đó dù là sự cố hay là cả một quá trình tích lũy.
Đối với việc đánh giá mối quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa các thiệt hại xảy ra và các hành vi hay sự cố gây ô nhiễm, Green Paper và Hiệp ước này đều yêu cầu phải xác định các hành vi này làm tăng nguy cơ rủi ro, dẫn đến các thiệt hại như thế
nào. Đồng thời, cả hai văn bản luật đều yêu cầu bắt buộc đối với bên gây hại trách nhiệm pháp lý về giải trình tài chính. Báo cáo giải trình tài chính này phải đệ trình lên cơ quan luật pháp của từng quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này, và các điều khoản cụ
thể trong báo cáo cũng như mức phạt đền bù tủy thuộc vào từng quốc gia. Trách nhiệm
đền bù thiệt hại do các hành vi bất hợp phát, gây ô nhiễm môi trường là cải tạo, trả lại nguyên vẹn hoặc tương đương tình trạng môi trường nền ban đầu và các biện pháp ngăn ngừa thiệt hại xảy ra. Trong Hiệp ước, bên cạnh đó chỉ ra, nếu các thiệt hại vẫn trong ngưỡng chấp nhận của môi trường, ở một điều kiện cụ thể, thì không qui cho là do các hành vi xả thải.
Tại Hiệp ước này cũng quy định bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, đều có quyền
được thu nhận thông tin do các tổ chức hay các cơ quan hành chính hoạt động trong lĩnh vực môi trường để phục vụ cho vụ kiện tranh chấp môi trường.
Mặc dù Green Paper và Hiệp ước do Uỷ ban liên minh châu Âu và hội đồng các nước EU, nhưng không phải tất cả các thành viên đều ủng hộ văn bản luật này. Đan Mạch, Lucxembua, Tây Ba Nha, Hy Lạp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kì và Ý tỏ ra rất ủng hộ, trong khi các nước khác nhưĐức, Ailen, và Hà Lan hoài nghi, Pháp không nhiệt tình và Anh thì phản đối. Tuy nhiên, Nghị viện và Uỷ ban kinh tế xã hội châu Âu đã luôn muốn áp
đặt các nước thuộc cộng đồng châu Âu thực thi và coi đó như một nguyên tắc chung
để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp môi trường.
Cũng từ nguyên nhân Green Paper và Hiệp ước trên không thống nhất được quan điểm của các nước EU, tháng 1 năm 1997, Uỷ ban châu Âu quyết định chuẩn bị
các công tác cho việc hình thành ‘the White Paper’ nhằm qui định trách nhiệm pháp lý
đối với thiệt hại môi trường. Đến tháng 2 năm 2000, White Paper được chính thức công bố dưới sự có mặt của Nghị viện châu Âu, Uỷ ban liên minh và Uỷ ban kinh tế
xã hội châu Âu và Uỷ ban của các vùng và khu vực cũng như các đảng và tổ chức quan tâm.
White Paper quan tâm và xem xét khái niệm thiệt hại môi trường dưới 2 góc độ,
đó là thiệt hại trực tiếp tới môi trường (environmental damage) và thiệt hại gián tiếp tới dân sự, bao hàm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân (damage from pollutions). Trong luật pháp của các nước EU, thì luật của nước Đức (Luật về trách nhiệm pháp lý dân sự đối với thiệt hại môi trường, năm 1991) có thể nói là một ví dụ điển hình của việc giải quyết tranh chấp môi trường dưới góc độ xem xét các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với dân sự, tức là thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân, không bao hàm thiệt hại tới hệ sinh thái. Trong khi đó, các điều luật của nước Ý (luật 349/86) lại hướng tái giải quyết các tài sản của môi trường chung, nhửđa dạng sinh học và hệ sinh thái sống trong môi trường đó.
Luật về trách nhiệm pháp lý dân sựđối với thiệt hại môi trường của Đức ra đời năm 1991. Trước đó, năm 1987, có 2 dự thảo luật đã được đưa ra xem xét tại Nghị
viện, đó là dự thảo luật Land Hesen và Land Nordrhein-Westfalen, là nền tảng để xây dựng bộ luật dân sự của Đức (điều 823 BGB).
Đây là một hệ thống pháp lý khá chặt chẽ về trách nhiệm pháp lý tới các thiệt hại tới sức khỏe, tài sản và tính mạng con người là hậu quả của việc phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Tại điều 1 của Luật đã qui định: ‘Trong trường hợp phát thải ra môi trường, do một trong các nhà máy có nêu trong phụ lục 1 của luật này, gây thương tích, đe dọa tính mạng, hoạc ảnh hưởng tới sức khỏe và thiệt hại tài sản của bên nguyên, chủ của nhà máy đó phải đền bù các thiệt hại gây ra’.
Tại điều 251 của bộ luật dân sự nêu rõ “Bên bịđơn có thể đền bù bên nguyên một số tiền, để có thể phục hồi tình trạng như trước khi xảy ra thiệt hại”, hoặc “bên nguyên có thể yêu cầu khoản đền bù” theo điều 249 theo mẫu định trước hoặc khoản tiền tương đương. Tuy nhiên, điều này đã gây tranh cãi bởi các phí tổn luôn nhiều hơn giá trị thực của quá trình phục hồi lại tình trạng ban đầu. Chính vì vậy, các vụ tranh chấp xảy ra tại Đức luôn rất thận trọng trong việc áp dụng mức xử phạt giới hạn để
không quá phức tạp. Ví dụ như, thiệt hại về tài sản được tính chỉ đối với con người, không tính đến các thiệt hại về cây cổ thụ hay động vật bởi tính nhạy cảm trong việc
định giá. Tuy nhiên, việc nhận diện và xác định chi phí đền bù thiệt hại ở các vụ việc khác nhau rất khác nhau, và các kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp trước thường ít áp dụng được ở vụ việc sau. Đáng chú ý là tại điều 16 của luật qui định, việc mức phí đền bù giới hạn cho tài sản bị thiệt hại, đồng thời nêu rõ, khoản đền bù này chỉ và phải
được sử dụng vào việc phục hồi tài sản bị thiệt hại.
Bằng việc qui định trách nhiệm pháp lý rất nghiêm ngặt, người hay các nhà mày có khả năng gây ô nhiễm luôn được khuyên khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm trách các thiệt hại có thể xảy ra hoặc hạn chế tới mức tối đa, bới mức xử phạt và
đền bù dường như là quá lớn. Trong quá trình sản xuất, nếu có xả thải các chất độc hại ra môi trường, hoạt động sản xuất hoặc buộc phải ngừng ngay bởi mức xử phạt lớn, hoặc phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối đa có thể. Việc nhận diện các thiệt hại do xả thải các chất ô nhiễm phải được xác định dựa trên mối quan hệ nguyên nhân-kết quả. Tuy nhiên, tại điều 5 qui định, nếu nhà máy đó tuân thủ tất cả các điều luật, sẽ
không phải đền bù nếu thiệt hại ở mức giới hạn thấp do hoàn cảnh nhất định.
Trong phụ lục 1 của Luật còn phân loại các nhà máy hay loại hình sản xuất làm 3 nhóm chính để kiểm soát hoạt động xả thải. Đó là nhóm 1, bao gồm các loại hình sản xuất không gây nguy hiểm cho môi trường, không nằm trong khung pháp lý của luật này và chỉ cần pháp dụng trách nhiệm pháp lý dựa trên các sai lầm xảy ra theo điều 823 bộ luật dân sự. Nhóm 2, bao gồm các loại hình sản xuát được cho là có nguy hiểm cho môi trường, phải áp dụng theo khung pháp lý của luật này. Nhóm 3 gồm các loại hình sản xuất gây nguy hiểm cho môi trường, không chỉ phải áp dụng theo khung pháp lý của luật này, mà còn phải giải trình tài chính. Chính quyền có quyền ngừng hoạt
động của các nhà máy này nếu học không có giải trình tài chính, đảm bảo thậm chí đến khi đã đóng cửa nhà máy.