Xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 99)

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường, đề tài đề xuất một số phương pháp tính toán thiệt hại do ô nhiễm môi trường, chủ yếu tập trung vào các loại thiệt hại sau:

- Thiệt hại về tài sản: phương pháp xác định thiệt hại chủ yếu dựa trên thay đổi năng suất trước và sau khi xảy ra ô nhiễm

- Thiệt hại với sức khỏe cộng đồng: phương pháp tính toán dựa vào số liệu điều tra, thống kê về bệnh tật hoặc dựa vào các hàm thiệt hại thông qua các nghiên cứu về

dịch tễ học

Phương pháp tính toán cụ thể đối với từng loại thiệt hại được mô tả chi tiết trong phần dưới đây:

3.1.1 Tính toán giá trị thiệt hại về tài sản

Cơ sở chung để tính toán giá trị thiệt hại về tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường là dựa vào các kết quả điều tra, xác minh thiệt hại thực tế. Giá trị thiệt hại về

kinh tếđược tính toán gần đúng bằng sự chênh lệch thu nhập ròng trên mỗi đơn vị sản xuất trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm.

Trong các tính toán dưới đây, giá trị tính toán đối với thu nhập ròng trước khi xảy ra ô nhiễm là giá trị trung bình trong 3 năm liên tiếp trước khi xảy ra ô nhiễm.

3.1.1.1 Thit hi đối vi nuôi trng và đánh bt thy sn a) Thit hi đối vi nuôi trng thy sn

Giá trị thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp) trong mỗi khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm (dựa theo bản đồ

phân vùng ô nhiễm đã được xác lập) được tính toán như sau:

T n S M G j i i i NTTS =∑ × × × =1 Trong đó:

j : Sốđối tượng nuôi bị thiệt hại trong mỗi khu vực bịảnh hưởng bởi ô nhiễm;

Mi : Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi ha nuôi loại thủy sản thứ i trong 01 vụ

nuôi (đồng/ha/vụ), được xác định bằng sự chênh lệch thu nhập ròng bình quân trên mỗi ha trong 01 vụ nuôi trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm;

Si : Tổng diện tích nuôi loại thủy sản thứ i bị thiệt hại trong mỗi khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm (ha);

n : Số vụ nuôi bình quân mỗi năm;

Ghi chú:

Thu nhp ròng bình quân trên mỗi ha trong 01 vụ nuôi trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm được xác định bằng sự chênh lệch giữa tổng thu nhập – tổng chi phí.

Bảng dưới đây giới thiệu một biểu mẫu dùng để tính toán thu nhập ròng đối với một vụ nuôi tôm sú công nghiệp:

Bảng 16. Biểu mẫu tính toán thu nhập ròng đối với 01 vụ nuôi tôm sú công nghiệp TT Hạng mục Ký hiệu Diễn giải I CHI PHÍ 1 Chi phí đầu tư xây dựng XD = c1 + c2 + c3 + c4 • Đào ao c1 • Cống cấp và thoát nước c2 • Xây dựng chòi, trại c3 • Khác c4 2 Chi phí thiết bị TB = c5 + …. + c12 • Nilon lót bờ (khổ 4m) c5 • Nilon tấn bờ c6 • Hệ thống bơm nước c7 • Hệ thống quạt c8 • Phao c9 • Cầu kiểm tra thức ăn c10 • Hệ thống chiếu sáng c11 • Khác c12 3 Chi phí vận hành: O = o1 + …… + o7 • Vôi o1 • Mizupor o2 • Hóa chất, thuốc phòng bệnh o3 • Con giống o4 • Thức ăn cho tôm o5 • Công lao động o6 • Vận chuyển o7 4 Định phí ĐP • Thời hạn khấu hao xây dựng TXD (vụ nuôi) • Thời hạn khấu hao thiết bị TTB (vụ nuôi)

TT Hạng mục Ký hiệu Diễn giải

• Lãi suất trên vốn xây dựng rXD

• Lãi suất trên vốn thiết bị rTB

• Sửa chữa và bảo trì m

5 Tổng chi phí cho 1 vụ nuôi Cbq = XD/TXD + TB/TTB + rXD + rTB +

m

II THU NHẬP

1 Tỷ lệ tôm nuôi sống sót

2 Cỡ tôm khi thu hoạch

3 Sản lượng nuôi mỗi vụ (kg) y

4 Giá bán sản phẩm (đ/kg) p

5 Thu nhập trước thuế It = y × p

6 Thuế thu nhập V

7 Thu nhập sau thuế Is = It – V

III LÃI RÒNG MỖI VỤ NI = Is – Cbq

b) Thit hi đối vi đánh bt thy sn

Giá trị thiệt hại đối với các hoạt động đánh bắt thủy sản trong mỗi khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm (dựa theo bản đồ phân vùng ô nhiễm đã được xác lập) có thể được tính toán theo 2 cách dưới đây:

Cách 1: Tính toán dựa trên số liệu điều tra, xác minh thực tế.

Theo cách tính này, giá trị thiệt hại đối với các hoạt động đánh bắt thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm được tính toán bằng cách thống kê trực tiếp từ các mẫu phiếu điều tra, xác minh thiệt hại theo cách lập bảng.

TT Chủ phương tiện đánh bắt Thiệt hại bình quân mỗi tháng Số tháng bị thiệt hại Số tiền bị thiệt hại

Thiệt hại bình quân mỗi tháng đối với một phương tiện đánh bắt cụ thểđược xác định bằng sự chênh lệch thu nhập trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm.

Cách 2: Tính toán dựa trên tổng sản lượng đàn cá bị tổn thất.

Tổng sản lượng đàn cá bị tổn thất do ô nhiễm, suy thoái môi trường có thểđược

đánh giá dựa theo công thức chuyển đổi năng suất hệ sinh thái:

B3 = B3a + B3b + B3c

Trong đó:

- B3 là tổng sản lượng đàn cá bị tổn thất (tấn);

- B0 là hàm lượng thực vật phiêu sinh (g/m3);

- B1 là hàm lượng động vật phiêu sinh (g/m3);

- B2 là hàm lượng động vật đáy (g/m2);

- E là hệ số chuyển đổi sinh thái:

+ Khu vực ngoài biển khơi (Nghèo dinh dưỡng) E = 0,1 + Khu vực biển ven bờ (Dinh dưỡng trung bình) E = 0,15

+ Khu vực cửa sông (Giàu dinh dưỡng) E = 0,25

- V là thể tích của khối nước sông bị ô nhiễm (m3);

- S là diện tích bề mặt đáy sông bị ô nhiễm (m2).

Từ kết quảđánh giá tổng sản lượng đàn cá hệ sinh thái bị tổn thất, xác định tỷ lệ

% loài cá kinh tế trong đó (f1), tỷ lệ % loài cá kinh tế có khả năng đánh bắt được (f2), giá trị bình quân của mỗi tấn loài cá kinh tếđánh bắt được (G), cuối cùng tính ra được giá trị thiệt hại do đánh bắt (M) theo công thức:

M = B3 (tấn) × f1 × f2 × G (đồng/tấn)

3.1.1.2 Thit hi đối vi nông nghip a) Thit hi đối vi trng trt

Giá trị thiệt hại đối với trồng trọt trong mỗi khu vực bịảnh hưởng bởi ô nhiễm (dựa theo bản đồ phân vùng ô nhiễm đã được xác lập) được tính toán như sau:

T n S M G j i i i TT =∑ × × × =1 Trong đó:

j : Sốđối tượng cây trồng bị thiệt hại trong mỗi khu vực bịảnh hưởng bởi ô nhiễm;

Mi : Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi ha cây trồng thứi trong 01 vụ

(đồng/ha/vụ), được xác định bằng sự chênh lệch thu nhập ròng bình quân trên mỗi ha trong 01 vụ gieo trồng trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm;

Si : Tổng diện tích gieo trồng loại cây trồng thứi bị thiệt hại trong mỗi khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm (ha);

n : Số vụ gieo trồng bình quân mỗi năm;

Ghi chú:

Thu nhập ròng bình quân trên mỗi ha trong 01 vụ gieo trồng trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm được xác định bằng sự chênh lệch giữa tổng thu nhập – tổng chi phí.

b) Thit hi đối vi chăn nuôi

Giá trị thiệt hại đối với chăn nuôi trong mỗi khu vực bịảnh hưởng bởi ô nhiễm (dựa theo bản đồ phân vùng ô nhiễm đã được xác lập) được tính toán như sau:

T n N M G j i i i CN =∑ × × × =1 Trong đó:

j : Số đối tượng vật nuôi bị thiệt hại trong mỗi khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm;

Mi : Giá trị thiệt hại bình quân trên mỗi đàn vật nuôi thứ i (tính cho 1000 con) trong 01 vụ nuôi, được xác định bằng sự chênh lệch thu nhập ròng bình quân trên mỗi đàn vật nuôi thứi 1000 con trong 01 vụ nuôi trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm;

Ni : Tổng số đàn đàn vật nuôi thứ i (mỗi đàn 1000 con) bị thiệt hại trong mỗi khu vực bịảnh hưởng bởi ô nhiễm;

n : Số vụ nuôi bình quân mỗi năm;

T : Số năm bị thiệt hại do ô nhiễm.

Ghi chú:

Thu nhập ròng bình quân trên mỗi đàn vật nuôi thứi 1000 con trong 01 vụ nuôi trước và sau khi xảy ra sự ô nhiễm được xác định bằng sự chênh lệch giữa tổng thu nhập – tổng chi phí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 99)