2.1.3.1 Hiện trạng chất lượng nước và mức độ ô nhiễm
Nguồn nước mặt trong lưu vực chịu ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố tự
nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu của các sông. Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm trên diện rộng với mức độ ngày càng gia tăng từ
thượng lưu đến hạ lưu. Những điểm nóng ô nhiễm bao gồm các vùng trung lưu, hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Vải, các kênh rạch trong đô thị TP. Hồ Chí Minh.
Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai tiếp nhận nguồn nước thải chính từ các khu đô thị ở các tỉnh
Lâm Đồng và Đồng Nai, và từ các khu công nghiệp như Cát Lái, Biên Hoà, Long
Thành, Tân Đông Hiệp…Rất nhiều vùng trong lưu vực đang phải chịu ô nhiễm nặng
nề, đặc biệt là ở hạ lưu các sông do phải tiếp nhận tải lượng cao các chất ô nhiễm như
TSS, COD, tổng Nitơ so với tổng tải lượng trên lưu vực.
Phía thượng lưu hồ Trị An: Chất lượng nước nói chung là tốt. Tuy nhiên, hàm lượng SS vẫn vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 từ 2 đến 4 lần do tác động của xói mòn từ khu dẫn nước Buong.
Khu vực trung lưu: hàm lượng TSS và các chất hữu cơ khá cao: TSS vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 từ 3-9 lần, DO nhỏ hơn tiêu chuẩn và COD vượt tiêu chuẩn từ 1,8-2,8 lần. Tại cầu Đồng Nai, nồng độ của chì đo được là 0,0522 mg/l, lớn hơn tiêu chuẩn loại A một chút là 0,05 mg/l. Khu vực từ cảng Long Đại đến nơi nhập lưu của các sông Đồng Nai, Sài Gòn, nước mặt bị ô nhiễm một cách cục bộ. Xung quanh khu vực phà Cát Lái, DO nhỏ hơn tiêu chuẩn loại B, tại cảng Rau Quả, Coli vượt quá tiêu chuẩn loại B2 7 lần. Khu vực này tiếp nhận nguồn ô nhiễm trực tiếp từ
các khu dân cư, khu công nghiệp ở quận ThủĐức, quận 9 (TP. Hồ Chí Minh) và quận Nhơn Trach (Đồng Nai). Tại đây, có hiện tượng nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ
triều, đặc biệt là vào mùa khô.
Khu vực hạ lưu (từ cảng Rau Quả đến hợp lưu của sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp): các thông số chất lượng nước đo được đều nằm trong chỉ tiêu loại A1, trừ khu vực phà Bình Khánh có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ SS và chất ô nhiễm hữu cơ do tiếp nhận nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt dọc sông. DO giảm xuống giá trị rất nhỏ. TSS vượt tiêu chuẩn loại A1 từ 2-2,5 lần. Việc quan trắc chất lượng nước đưa ra cảnh báo về mức độ nhiễm mặn, dẫn đến việc không thể sử dụng nước phục vụ cho tưới tiêu.
Sông Sài Gòn
Chất lượng nước sông Sài Gòn là một vấn đề bức xúc do lượng nước thải từ các
khu công nghiệp và các khu dân cư ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh,…Thành phần
của nước thải bao gồm các hợp chất hữu cơ, các kim loại nặng và nhẹ. Theo như kết quả quan trắc, đã phát hiện hàm lượng chì và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là ở vùng hạ lưu, tuy nhiên vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn quốc gia. Hiện tại, sông Sài Gòn tiếp nhận khoảng 12.600 kg BOD mỗi ngày, chiếm khoảng 60% tổng tải lượng BOD của toàn lưu vực. Hàm lượng BOD5 đo được tại các điểm quan trắc, ở khu vực trung lưu và hạ lưu đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 từ 2-3 lần, đặc biệt tại cầu Tân Thuận và cầu Chữ Y vượt tiêu chuẩn loại B2, tuy nhiên chất lượng nước có xu hướng cải thiện trong những năm gần đầy (Hình 9).
Khu vực thượng lưu (từ hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh đến cửa sông Thị Tính ở
Bình Dương): có sự xuất hiện cục bộ của hiện tượng axít hoá và ô nhiễm chất hữu cơ
do đất có chứa kiềm dọc bờ sông, dẫn đến giá trị pH thấp hơn tiêu chuẩn. Nồng độ DO nói chung thấp hơn tiêu chuẩn loại A1, trong khi đó hàm lượng N-NH4 vượt tiêu chuẩn. Đặc biệt tại cửa sông Thị Tính, N-NH4 vượt tiêu chuẩn 29.2 lần.
Khu vực trung lưu (cửa sông Thị Tính đến cầu Bình Phước): có dấu hiệu rõ rệt về ô nhiễm môi trường nước. pH thấp hơn tiêu chuẩn loại B, DO có giá trị thấp, đặc biệt là ởđoạn phía dưới (cầu An Lộc – TP. Hồ Chí Minh), DO giảm xuống còn 0.03- 1.5 mg/l, hàm lượng N-NH4 vượt tiêu chuẩn loại B2 từ 6.2 đến 7.5 lần. Tại Cầu Phú Cường, Coliform vượt tiêu chuẩn 16 lần.
Khu vực hạ lưu (từ cầu Bình Triệu đến cầu Tân Thuận – TP. Hồ Chí Minh): chất lượng nước rất kém, bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, đô thị và nước thải công nghiệp. TSS vượt quá tiêu chuẩn loại B2 4,8 lần, trong khi DO thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn tại hầu hết các điểm quan trắc. Coli forms vượt tiêu chuẩn vài lần tại cầu Rạch Ông, cầu Tân Thuận,...do ô nhiễm nên dẫn đến nhiều khó khăn và hạn chế
trong việc sử dụng nguồn nước trên sông Sài Gòn. Trong khu vực này, nước bị ô nhiễm dầu, đặc biệt là khu vực xung quanh cầu Tân Thuận, hàm lượng dầu vượt qua tiêu chuẩn loại A1 26 lần. Tại khu vực các cửa sông, nhiễm mặn cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.
Hình 12. Diễn biến hàm lượng BOD5 năm 2006-2009 dọc sông Sài Gòn
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010 Các sông khác
Chất lượng nước các sông khác như sông Bé, Vàm Cỏ, Soài Rạp, trong lưu vực nói chung còn tương đối tốt, hàm lượng COD vẫn nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn QCVN loại A123.
Sông Thị Vải (trước năm 2009) được ví như một hồ chứa nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp Biên Hoà và Phú Mỹ. Mực nước trên sông chịu ảnh hưởng bởi bán nhật triều. Bởi lý do này, nước bị nhiễm mặn quanh năm. Hiện tượng ô nhiễm ngày càng gia tăng. Khả năng tự làm sạch và pha loãng của sông rất thấp, dẫn
đến nhiều khu vực trên sông bị ô nhiễm rất nặng.
Khu vực sông từ hợp lưu suối Cả và sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ
Xuân, môi trường nước bị ô nhiễm chất thải hữu cơ một cách nghiêm trọng, nước có mầu nâu đen và có mùi khó chịu trong suốt quá trình triều lên và triều xuống. DO thường xuyên dưới 0.13 mg/l tất cả các điểm quan trắc trên lưu vực. (Giá trị nhỏ nhất
đo được là 0.04 mg/l tại cảng Vedan). Hàm lượng N-NH4 cũng vượt tiêu chuẩn loại B2 từ 3 đến 15 lần. Hàm lượng thuỷ ngân vượt tiêu chuẩn từ vài lần đến vài trăm lần. Việc giám sát hàm lượng thuỷ ngân trong nước là rất cần thiết vì nó có thể trong hệ thuỷ
sinh qua chuỗi thức ăn và đe doạ sức khoẻ của con người24.
2.1.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm chính25
Nước thải sinh hoạt
Trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 19 quận thuộc TPHCM, 8 thị xã và 85 thị trấn với dân số đô thị tính đến năm 2004 là 8.399. 338 người. Phân bố các khu đô thị rất không đồng đều trên toàn bộ lưu vực, tập trung nhiều nhất trên lưu vực sông Sài Gòn với tổng cộng 27 khu đô thị và 5,75 triệu dân đô thị.
Hệ thống các đô thị này hàng ngày thải vào nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai trung bình khoảng 992 356 m3 nước thải sinh hoạt (Bảng 4), trong đó có khoảng 375 tấn TSS, 244 tấn BOD5, 456 tấn COD, 15 tấn Nitơ Amonia, 8 tấn Phospho tổng và 46 tấn dầu mỡđộng thực vật (Bảng 8). Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng BOD5. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các đô thị trên lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai, bất kể là đô thị cũ hay vùng đô thị hóa, đều chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ (thông qua các chỉ số BOD5, COD), ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các hợp chất của Nitơ, Phospho), ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi khuẩn gây bệnh26.
Bảng 8. Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Tiểu lưu vực Dân số đô thị năm 2004 Lưu lượng nước thải đô thị (m3/ngày) TL phân bố ll nước thải (% Tsố) Thượng lưu S.Đồng Nai 306,423 26,153 2,64 S.La Ngà 236,289 17,774 1,79 S.Bé 157,218 10,733 1,08 Sông Sài Gòn 5,751,596 756,240 76,21 S.Vàm Cỏ 476,028 32,019 3,23 Hạ lưu S.Đồng Nai 1,471,784 149,437 15,06 Tổng cộng 8,399,338 992,356 100,00
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005.
24Ứng dụng mô hình tính toán dự báo ô nhiễm môi trường nước cho các lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, Sài Gòn-Đồng Nai, Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường, 2006
25 Quản lý thống nhất tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005
26Điều tra, thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn, Báo cáo tổng hợp, nhiệm vụ KHCN của Cục Bảo vệ Môi trường 2005
Bảng 9. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực sông Đồng Nai
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) Tiểu lưu vực TSS BOD5 COD N-NH4+ Ptổng Dầu mỡ Thượng lưu S.Đồng Nai 15,482 9,881 18,261 647 352 1,734 S.La Ngà 12,632 7,920 14,562 532 292 1,345 S.Bé 9,688 5,825 10,577 414 231 910 S.Sài Gòn 237,284 162,399 305,851 9,631 5,075 31,938 S.Vàm Cỏ 28,222 17,155 31,256 1,202 668 2,742 Hạ lưu S. Đồng Nai 71,911 46,399 86,013 2,992 1,622 8,302 Tổng cộng 375,219 243,754 455,943 15,004 8,009 46,061
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005.
Hình 13. Phân bố lưu lượng nước thải theo lưu vực
Hình 14. Phân bố tải lượng BOD5 theo lưu vực
Nước thải sản xuất công nghiệp
Tính đến đầu năm 2005, trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 47 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang hoạt động, trong đó tập trung chủ
yếu ở 4 tỉnh, thành phố thuộc VKTTĐPN cũ nằm về phía hạ lưu hệ thống với tổng số
44 khu (Thành phố Hồ Chí Minh có 13 khu, Đồng Nai có 16 khu, Bình Dương có 9
khu và Bà Rịa – Vũng Tàu có 6 khu). Tổng diện tích cho thuê đạt 5 104 ha trên 12 000 ha tổng diện tích qui hoạch, chiếm 42,5%.
Trong số 47 KCN, KCX đang hoạt động, mới chỉ có 16 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý tập trung vào nguồn nước. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nói chung và nguồn
nước hệ thống sông Đồng Nai nói riêng. Kết quả khảo sát vào đầu năm 2005 do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện cho thấy hoạt động của các 44 KCN, KCX trong VKTTĐPN hàng ngày thải vào nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai 111 605 m3 nước thải, trong đó có gần 15 tấn TSS; 19,68 tấn BOD5; 76,93 tấn COD; 1,6 tấn Nitơ
tổng và 542 kg P tổng27.
Ngoài các KCN, KCX đã nêu ở trên, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều quy mô và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực (tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh/thành phố thuộc VKTTĐPN). Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về
nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét
đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính yếu gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông
Đồng Nai vì phần lớn đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường.
Bảng 10. Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong VKTTĐPN theo ranh giới lưu vực sông
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)* Lưu vực Số KCN Số nhà máy đang hoạt động Diện tích đất cho thuê -ha Lưu lượng nước thải
m3/ngày TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P S. Sài Gòn 17 1312 2084,21 30205 5979,8 12549,3 27330,1 520,4 250,8 S. Đồng Nai 15 512 1531,05 39520 6913,5 5144,5 33001,4 743,5 161,3 S. Thị Vải 12 244 1488,29 41880 2055,1 1986,5 16593,7 339,2 129,9 Tổng cộng 44 2068 5103,55 111605 14948,4 19680,3 76925,2 1603,1 542
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005.
* Tải lượng tính toán dựa trên các số liệu thực đo về nồng độ các chất ô nhiễm từ dòng thải chung của KCN.
Các chất thải rắn
Trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có khoảng 73 bãi rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động. Phần lớn các bãi rác này đều chưa được thiết kế hợp vệ
sinh, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây cũng là một trong những loại nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai bởi mức độ ô nhiễm của các nguồn thải này rất cao.
27Điều tra, thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn, Báo cáo tổng hợp, nhiệm vụ KHCN của Cục Bảo vệ Môi trường 2005
Các nguồn gây ô nhiễm khác
- Nước mưa chảy tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp (khoảng 1,8 triệu ha) mang theo rất nhiều tác nhân ô nhiễm (bùn đất, phèn, dư lượng phân bón, thuốc trừ
sâu,…);
- Chất thải do chăn nuôi (nước vệ sinh chuồng trại, phân gia súc…), kể cả việc nuôi thủy sản nước ngọt tại các bè cá, nuôi tôm trong các khu đất ngập mặn;
- Chất thải và sự cố môi trường do các hoạt động giao thông vận tải thủy, các bến cảng; dầu cặn từ các khu kho cảng (khoảng 30 bến cảng);
- Việc vứt bỏ bừa bãi rác xuống các dòng sông và kênh rạch.
Hơn nữa, việc xây dựng các hồ chứa ở khu vực thượng nguồn đểđiều tiết, phân phối lại dòng chảy cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chếđộ thủy văn ở vùng hạ lưu và từđó
ảnh hưởng đến xâm nhập mặn cũng như khả năng tự làm sạch của các sông rạch. Các sông rạch ở phía hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông cộng với hệ thống sông rạch chằng chịt đã hình thành nhiều vùng giáp nước – nơi mà tốc độ dòng chảy rất thấp hoặc thậm chí bằng không. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắng đọng và tích tụ ô nhiễm trên kênh rạch. Tại nhiều khu vực (chẳng hạn như trên sông Sài Gòn đoạn chạy ngang qua trung tâm TPHCM), các chất ô nhiễm chưa kịp tải ra đến cửa sông thì bị thủy triều dồn nén trở lại, tạo thành một vùng tích tụ ô nhiễm, ở đó khả năng tự làm sạch của sông rất kém28.