Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 63)

2.1.1.1 Hin trng cht lượng nước và mc độ ô nhim

Do tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh), chất lượng nước lưu vực sông Cầu hiện ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chuẩn chất lượng là nguồn cấp cho mục đích sinh hoạt (theo QCVN 08:2008/BTNMT loại A1) và điển hình là ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và cặn lơ lửng, nhiều nơi ở vùng trung lưu và hạ

lưu bị ô nhiễm trầm trọng. Hình 2 mô tả diễn biến hàm lượng BOD5 từ năm 2007 đến năm 2009 dọc theo lưu vực sông Cầu.

Hình 5. Din biến hàm lượng BOD5 năm 2007-2009 dc theo lưu vc sông Cu14

Thượng nguồn sông nằm trong tỉnh Bắc Kạn, có dòng chính là sông Cầu và phụ

lưu là sông Chợ Chu, chất lượng nước còn giữ được tính tự nhiên do dòng chảy chảy qua vùng dân cư ít và các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh, tập quán canh tác ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cho nên dòng chảy ít tiếp nhận nguồn thải dân sinh cũng như công nghiệp. Theo số liệu quan trắc tại khu vực cầu Phà và cầu

Thác Riềng của tỉnh Bắc Kạn, một số giá trị BOD5 đă bắt đầu vượt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn nước mặt loại A1.

Trung lưu sông Cầu chảy qua tỉnh Thái Nguyên, gồm dòng chính là sông Cầu và 3 phụ lưu: sông Nghinh Tường, sông Đu và sông Công. Lưu vực ở đó có mức độ

phát triển kinh tế tương đối cao, độ tập trung dân cư lớn và chịu tác động của các nguồn thải sinh hoạt, bệnh viện, đặc biệt là nước thải của các nhà máy sản xuất giấy (Hoàng Văn Thụ), nhiệt điện (Cao Ngạn), gang thép (Thái nguyên), sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc dọc hai bờ sông, dịch vụ du lịch… Ngoài ra, sông Nghinh Tường, trước khi đổ vào sông Cầu, còn tiếp nhận nước thải của mỏ khai thác vàng,

đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước thải của mỏ than Phấn Mễ. Chất lượng nước sông ở đoạn trung lưu sông Cầu, vì thếđã suy giảm đáng kể.

Hình 6. Diễn biến dầu mỡ năm 2007-2009 dọc lưu vực sông Cầu

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hạ lưu của sông Cầu chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh, chất lượng nước sông bị

ô nhiễm hữu cơ khá trầm trọng. Đặc biệt tại xã Vạn Phúc, hàm lượng các chất hữu cơ có xu hướng tăng đáng kể và vượt mức quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.

Đoạn cuối sông Cầu tại Phả Lại, nước sông có nhiều váng dầu rõ rệt do hoạt

động giao thông đường thủy trên sông. Vùng hạ lưu còn tiếp nhận nước của hai phụ

lưu là sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh, trong đó sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất (cơ khí, tái chế phế liệu) và đặc biệt là các làng nghề (tái chế giấy, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc…) dọc bên hai bờ sông, từĐông Anh (Hà Nội) đến cống Vạn An (Bắc Ninh)15. Hầu hết các làng nghề này đều xả trực tiếp nước thải sản xuất và sinh hoạt vào sông. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ và các chất dinh dưỡng, vượt quá mức quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.

15 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, www.vncold.vn tra cứu tháng 7/2011.

2.1.1.2 Các ngun gây ô nhim

Sự khác biệt vềđặc điểm kinh tế-xã hội giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng bằng trên lưu vực sông Cầu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông chảy qua vùng đó. Tại các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các vùng thuần nông khác, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt. Ngược lại, tại các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hà Nội, nguồn gây ô nhiễm nước sông chủ yếu là hoạt động công nghiệp và nước thải làng nghề.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng nước thải đổ vào lưu vực sông Cầu. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất chưa Nitơ rất cao. Nguồn thải từ sinh hoạt được tính toán dựa trên lượng nước cấp cho sinh hoạt lấy trung bình là 120 lít/ người/ ngày đêm, mật độ dân số trung bình 874 người/km2. Theo ước tính các tỉnh trong lưu vực sông Cầu, Hải Dương là tỉnh xả ra lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất (25%), sau đó là Bắc Giang (23%) và Vĩnh Phúc (17%), Bắc Ninh (15%) và Bắc Kạn (4%).

Bảng 5. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt xả vào lưu vực sông Cầu (2005) Các thông số ô nhiễm Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hải Dương Bắc Kạn Thái Nguyên Bắc Giang COD (tấn/ngày) 83 - 119 71 - 101 122 - 174 21 – 30 79 - 112 112 - 161 BOD (tấn/ngày) 52 - 62 44 - 53 76 - 92 13 – 16 49 - 59 70 - 85 Tổng Nitơ (tấn/ngày) 7 - 14 6 - 12 10 - 20 1,9 - 3,5 6,5 - 13 9,3 - 19 Tổng Phốt pho (tấn/ngày) 0,46 - 4,6 0,4 - 4 0,7 - 7 0,2 - 1,2 0,4 - 4 0,6 - 6 Coliform (105 con/ngày) 1155 - 1155000 967 - 967000 1700 - 1700000 295 - 295000 1095 - 1095000 1564 - 1564000 Dầu (tấn/ngày) 11,43 9,78 16,81 2,92 10,84 14,48 SS (tấn/ngày) 196 - 254 167 - 217 267 - 374 50 - 65 186 - 240 266 - 344

Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được tính toán theo phương pháp tính tải lượng ô nhiễm của WHO (1993) và dân số các tỉnh(2005)16. Bảng 5 mô tả giá trị tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt xả vào lưu vực sông Cầu năm 2005.

Nước thải y tế

Nước thải từ 74 bệnh viện lớn như Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, với khoảng 15.400 giường bệnh, với tổng lượng nước thải khoảng 5400m3/ngày10. Nước thải từ các bệnh viện này không qua xử lý, chứa các chất thải độc hại và vi khuẩn gây bệnh, đổ trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

Nước thải sản xuất công nghiệp

Trên lưu vực sông Cầu có hơn 2000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, bao gồm: luyện kim, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng,…tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang. Các cơ sở này đã hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động từ lâu và hầu như không có hệ thống xử lý nước thải hoặc xử lý nước thải không

đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Các nguồn thải này đưa vào môi trường một lượng lớn các kim loại nặng, dầu mỡ và các tác nhân ô nhiễm khác… Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cũng có những tác động tiêu cực đối với môi trường nước sông Cầu. Sự khai thác, chế biến khoáng sản là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế

xã hội, tuy nhiên một bộ phận các cơ sở khai thác trái phép và thậm chí cả những cơ sở

của nhà nước cũng không có biện pháp tuần hoàn nước thải hay xử lý nước thải mà chỉ đơn thuần là thải vào các nhánh sông suối hoặc thải trực tiếp ra sông Cầu.

Chỉ riêng nước thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, dẫn qua hai mương dẫn xả vào sông Cầu ước tính là 1,3 triệu m3/năm. Theo số liệu điều tra thống kê (2004) lượng nước thải tại các mỏ khai thác khoáng sản chính tại Thái Nguyên như

mỏ than Phấn Mễ là 950 000 m3/ngày, mỏ thiếc Đại Từ là 620 000 m3/ngày, mỏ chì kẽm Làng Hịch là 800 000 m3/ngày. Tổng lượng nước thải của ngành luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị, máy móc khoảng 16 000 m3. Đặc trưng của các nguồn nước thải này có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, phenol và xianua từ quá trình cố hóa.

Sản xuất giấy cũng là một nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể với tổng tải lượng là 3500 m3/ngày, trong đó chủ yếu là nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Nước thải của nhà máy đổ ra có chứa nhiều các chất ô nhiễm vô cơ, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và bốc mùi. Các ngành chế biến thực phẩm có tổng lượng nước thải ước tính là 2000 m3/ngày, có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, glucit, lipit, vi khuẩn và Coliforrm17,…

17 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, www.vncold.vn tra cứu tháng 7/2011.

Nước thải từ các làng nghề

Hoạt động của các làng nghề cũng là một trong các nguồn gây ô nhiễm chính

đối với lưu vực sông Cầu. Trên lưu vực sông Cầu có khoảng 200 làng nghề như: sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải…tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh, một số làng nghề rải rác ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang…Lưu lượng nước thải làng nghề lớn, mức độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống kênh mương, ao, hồ, sông.

Chỉ riêng tại tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê và Phú Lâm sản xuất 18-20 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm, và xả nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại như thuốc tẩy, phèn, phẩm màu, …ra lưu vực sông trung bình 1200-1500 m3/ngày. Làng nghề rèn, cán, kép thép Đa Hội với tổng sản lượng 500-700 tấn/ngày, lượng nước thải xả trực tiếp ra nguồn nước mặt khoảng 3 500 - 4 000 m3/ngày, thành phần nước thải chứa nhiều dầu, rỉ sắt, crom, xianua và nhiều chất độc hại khác18.

Nước thải nông nghiệp và chăn nuôi gia súc

Do các hoạt động canh tác nông nghiệp hai bên bờ sông. Với các mục tiêu tăng năng suất, các hóa chất và chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt ở Thái Nguyên, Bắc Ninh…dẫn đến hàm lượng NO2, NO3 trong đất đặc biệt cao ở vùng chuyên canh lúa, trồng rau, hoa màu ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và một số vùng hạ lưu sông Cầu. Ước tính trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng từ 3-3,5 kg/ha đất nông nghiệp; đặc biệt là cây chè, thuốc diệt côn trùng được sử dụng cao gấp 3 đến 5 lần, đồng thời phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Lượng thuốc bảo vệ

thực vật dùng trong một 1 vụ lúa khoảng 175 tấn, ngô 32 tấn, chè 58 tấn19.

Bên cạnh đó, với việc gia tăng, phát triển số lượng gia súc, gia cầm được chăn nuôi tại các tỉnh lưu vực sông Cầu, nước thải từ các chuồng trại đều xả trực tiếp xuống nguồn nước sông, gây ô nhiễm chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Chất thải rắn

Theo số liệu thống kê, lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh dọc theo lưu vực sông khoảng hơn 1500 tấn/ngày, chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ

thu gom chỉ khoảng 40-45% trên toàn lưu vực, hầu hết là các bãi thải không hợp vệ

sinh và không có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nguồn nước ngầm và nước mặt lưu vực sông Cầu.

18 Báo cáo kết quả KHCN cấp Nhà nước: Môi trường lưu vực sông Cầu, 2003

Hình 7. Tng lượng nhu cu s dng nước phân theo ngành 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 Bắc Kạn 110 2 2.6 8 122.6 Thái Nguyên 500 300 32.9 147 979.9 Vĩnh Phúc 700 124 25.6 100 949.6 Bắc Giang 150 20 18.3 270 458.3 Bắc Ninh 500 60 16.1 100 676.1

Lượng nước sử dụng (triệu m3/năm) 1,960 506 69 625 3,160 Lượng nước sử dụng (triệu m3/ngày) 5.4 1.4 0.2 1.7 8.7 Tỷ lệ % so với tổng lượng nước sử

dụng

62.0 16.0 2.2 19.8 100.0

Nông nghiệp Công nghiệp Csinh hoấp n-ướạtc Thủy sản Tổng cộng

Nguồn: Dự án Điều tra tình hình khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước LVS Cầu, Cục QLTNN

2.1.2 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là lưu vực lớn, có vị trí địa lý đặc biệt, vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng ĐBSH nói riêng. Diện tích tự nhiên của lưu vực là 7.665 km2 với tổng lượng nước hàng năm: khoảng 28,8 tỷ m3. Các tỉnh có liên quan trong LVS Nhuệ - Đáy gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình.

2.1.2.1 Hin trng cht lượng nước và mc độ ô nhim

Trong lưu vực sông Nhuệ-Đáy, sông Nhuệ là con sông bị ô nhiễm nặng nề nhất do phải tiếp nhận phần lớn nước thải sinh hoạt từ Hà Nội. Thậm chí trong mùa mưa

08:2008/BTNMT loại A1, thậm chí tại một số nơi, chỉ tiêu chất dinh dưỡng đo được vượt tiêu chuẩn loại B2 nhiều lần (Hình 8).

Hình 8. Diễn biến hàm lượng N-NH4+ năm 2007-2009 trên sông Nhuệ

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trong khu vực Hà Nội, nước mặt trong các hệ thống sông, hồ, bị ô nhiễm nặng, các chỉ tiêu đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Kết quả quan trắc vào cuối

năm 2005 cho thấy hàm lượng DO thấp, COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1

từ 8 lần, hàm lượng coliform cao hơn quy định cho phép gần gấp đôi. Mức độ ô nhiễm tăng đáng kể trong mùa khô, khi cống Liên Mạc đóng (giữa tháng 11 đến tháng 5). Nước sông đã bị ô nhiễm nặng, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Nhiều đoạn sông Nhuệ nước bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng không nhỏđến cuộc sống của dân cư hai bên bờ sông.

Chất lượng nước sông Nhuệ phía thượng lưu, trước khi tiếp nhận nước thải từ

Hà Nội, nhìn chung còn tốt, mặc dù hàm lượng SS khá cao. Tuy nhiên, đoạn sông chảy qua thị xã Hà Đông (Phúc La), trước đoạn nhập với sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng về

COD và BOD5, vượt quy chuẩn loại B1 từ 3-4 lần. Chỉ tiêu DO khá thấp, không đáp

ứng quy chuẩn loại A, chất lượng nước sông không tốt, nước có mầu đen, nổi váng bọt và có mùi tanh.

Phía hạ lưu sông, từ sau vị trí hợp dòng với sông Tô Lịch, nước sông bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt trong mùa khô khi dòng chảy pha loãng từ sông Hồng vào giảm nhỏ nhất. Thậm chí trong mùa mưa các chỉ tiêu BOD5, DO, NH4+, coliform cũng

không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.

Đoạn từ sau vị trí nhập với sông Tô Lịch đến vị trí nhập với sông Đáy, mức độ

ô nhiễm có giảm nhẹ do các chất ô nhiễm bị tiêu hủy, phân tán, tuy nhiên mức độ ô nhiễm vẫn vượt quy chuẩn loại B.

Mặc dù hiện nay nước thải đổ vào sông Tô Lịch đã được xử lý qua hồ Yên Sở

và được bơm ra sông Hồng trong mùa khô nhưng sông Nhuệ vẫn có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm, cho thấy mức độ gia tăng COD theo thời gian.

Sông Đáy cũng đang bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng,

đặc biệt là đoạn sông bị tác động bởi nước sông Nhuệ.

Đoạn từ Thị xã Hà Đông (Hà Tây) đến thị xã Phủ Lý (Hà Nam), nước sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, các chỉ tiêu hữu cơ trên đoạn sông từỨng Hòa, Mỹ Đức – Hà Tây và Kim Bảng, Phủ Lý-Hà Nam đều vượt quy chuẩn loại A, Tại Cầu Hồng Phú (Phủ lý-Hà Nam, nơi giao nhau của sông Đáy, Nhuệ và Châu Giang), nước bị ô nhiễm hữu cơ nặng, đặc biệt là trong mùa khô khi cống Liên Mạc đóng.

Đoạn từ Phủ Lý tới chỗ nhập với sông Hoàng Long (Gián Khẩu-Gia Viễn-Ninh Bình) nước sông bị ô nhiễm nặng nề, nguyên nhân không chỉ do nước từ sông Nhuệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 63)