Xuất quy trình xác định thiệt hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 123)

Dựa trên nghiên cứu về cơ sở lý luận xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường, quy định xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được

Hình 18. Sơđồ quy trình xác định thit hi dân s do ô nhim, suy thoái môi trường

Bước 1: Xác định loại ô nhiễm và tìm kiếm những chứng cứ ban đầu về sự ô nhiễm, về thiệt hại do ô nhiễm gây ra

Đây là bước đầu tiên trong quy trình xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhiệm vụ trước tiên của bước này là phải xác định được loại ô nhiễm mà các bên có liên quan đang nhắm đến trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại. Việc xác định loại ô nhiễm môi trường nhằm phục vụ giải quyết bồi thường thiệt hại thường không quá phức tạp, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc qua phản ánh của người dân, trong một số trường hợp có thể cần đến dữ liệu quan trắc,

đo đạc để xác định loại ô nhiễm.

Khi đã xác định được loại ô nhiễm, nhiệm vụ tiếp theo là tìm kiếm những chứng cứ ban đầu về sự ô nhiễm và về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra để bắt

đầu quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại. Chứng cứ này thường là các số liệu quan

Bước 1: Xác định loại ô nhiễm và tìm kiếm những chứng cứ ban đầu về sự ô nhiễm, về thiệt hại do ô nhiễm gây ra

Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm và củng cố chứng cứ về nguồn gây ra ô nhiễm

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng, các đối tượng bị ảnh hưởng, thời gian bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường

Bước 4: Xác định các dạng tổn thất/thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Bước 5: Điều tra, xác minh, tính toán thiệt hại thực tế do ô nhiễm, suy thoái môi

Bước 6: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

trắc đã có hoặc kết quả khảo sát hiện trạng môi trường do các cơ quan chức năng thực hiện, được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của quốc gia. Nhìn chung, càng có nhiều chứng cứ về sự ô nhiễm môi trường càng tốt, nhưng tối thiểu phải đủ để chứng minh được rằng khu vực đang nhắm đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại thực sự đã và/hoặc đang bị ô nhiễm với mức độ đủ gây nên những tổn thất/thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người hay hệ sinh thái xung quanh.

Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm và củng cố chứng cứ về nguồn ô nhiễm

a) Xác định ngun gây ô nhim

Sau khi đã xác định được loại ô nhiễm và tìm được những chứng cứ ban đầu về

ô nhiễm và về thiệt hại do ô nhiễm gây ra, bước tiếp theo là phải xác định được nguồn gốc của sự ô nhiễm để làm căn cứ đòi bồi thường thiệt hại. Nhìn chung, đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, trừ khi đối tượng gây ô nhiễm môi trường đã bị cơ quan chức năng phát hiện quả tang và lập biên bản (ví dụ một nhà máy xả nước thải ô nhiễm ra sông đã bị cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản).

Trong trường hợp ô nhiễm môi trường xảy ra nhưng chưa xác định được nguyên nhân và nguồn gốc gây ô nhiễm cụ thể, có thể sử dụng cơ chế sàng lọc trong Bảng 36 để hỗ trợ việc xác định nguồn gây ô nhiễm.

Bảng 35. Cơ chế sàng lọc giúp xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường Nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng thuộc đối

tượng phải bồi thường

Biện pháp xác định nguồn gây ô nhiễm

• Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp trên lưu vực

• Lấy mẫu kiểm tra đột xuất (phối hợp với Cảnh sát môi trường)

• Nước thải từ các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung trên lưu vực

• Lấy mẫu kiểm tra đột xuất (phối hợp với Cảnh sát môi trường)

• Nước thải từ các ao/hầm nuôi thủy sản trên lưu vực

• Lấy mẫu phân tích và tính toán tải lượng các chất ô nhiễm đặc thù

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2010.

Trong nhiều trường hợp, ô nhiễm môi trường nước tại một địa bàn cụ thể là kết quả tổng hợp của nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau, khi đó cần phải xác định đầy đủ

tất cả các nguồn gây ô nhiễm tiềm năng và tính toán tỷ lệ phần trăm gây ô nhiễm của từng nguồn thải (dựa trên tải lượng các chất ô nhiễm) để làm căn cứ quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau này. Ví dụ, một đoạn sông bị ô nhiễm được xác định là do việc xả thải đồng thời của 10 doanh nghiệp trên lưu vực thoát nước, khi đó cần phải thu thập số liệu và tính toán tải lượng ô nhiễm của cả 10 doanh nghiệp này, sau đó quy đổi ra tỷ lệ phần trăm tải lượng ô nhiễm theo từng chất ô nhiễm của từng doanh nghiệp. Các tỷ lệ phần trăm này sẽ là cơ sở để tính toán số tiền cụ thể yêu cầu từng doanh

nghiệp phải bồi thường sau khi đã xác định được tổng mức thiệt hại đối với đoạn sông bị ô nhiễm.

b) Cng c chng c v ngun gây ô nhim

Khi đã xác định được nguồn gây ô nhiễm, nhiệm vụ tiếp theo là phải thu thập và củng cố đầy đủ chứng cứ về nguồn gây ô nhiễm. Tùy theo từng loại ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm cụ thể, đòi hỏi các chứng cứ khác nhau, tuy nhiên những chứng cứ

chung nhất để xác định tổ chức/cá nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm:

- Nguồn thải, hoạt động gây sự cố môi trường, xâm hại môi trường trực tiếp hoặc liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;

- Thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: loại hình hoạt động; sản phẩm, công suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất; chất thải; điểm xả thải; biện pháp xử lý chất thải; công tác quan trắc, phân tích các thông số môi trường.

Bảng 37 giới thiệu các loại chứng cứ cần thu thập trong quá trình điều tra để

giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tương ứng với từng loại hình ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm.

Bảng 36. Các chứng cứ cần thu thập về nguồn gây ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng

thuộc đối tượng phải bồi thường

Chứng cứ tối thiểu cần thu thập

• Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp trên lưu vực

• Nước thải từ các trang trại, cơ sở

chăn nuôi tập trung trên lưu vực

• Nước thải từ các ao/hầm nuôi thủy sản trên lưu vực • Vị trí xả thải kèm theo tọa độđịa lý (nếu một cơ sở có nhiều cửa xả thải khác nhau thì phải định vị tất cả các cửa xả này) • Chếđộ xả thải của từng cửa xả (liên tục, định kỳ, gián đoạn,…) • Lưu lượng thải của từng cửa xả • Số liệu phân tích mẫu nước thải của từng cửa xả

Ngoài các chứng cứ tối thiểu cần thu thập như trong Bảng 37, cần thu thập thêm các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát môi trường đã có trong quá khứ nhằm củng cố thêm chứng cứ về nguồn gây ô nhiễm.

Sau khi hoàn tất các thủ tục như trên, cần tiến hành thống kê, tính toán quy mô của các nguồn gây ô nhiễm bao gồm các thông tin cơ bản như: vị trí xả thải kèm theo tọa độđịa lý, lưu lượng thải, chếđộ thải, đặc tính ô nhiễm của nguồn thải, nồng độ các chất ô nhiễm, tải lượng các chất ô nhiễm trong dòng thải.

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng, các đối tượng bịảnh hưởng, thời gian bịảnh hưởng và mức độảnh hưởng do ô nhiễm môi trường

Sau khi đã xác định được loại ô nhiễm và nguồn gây ra ô nhiễm đó với những chứng cứ rõ ràng, cụ thể, bước tiếp theo là xác định phạm vi ảnh hưởng, các đối tượng bị ảnh hưởng, thời gian bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cụ thể để làm cơ sở cho việc tính toán thiệt hại ở bước tiếp theo. Đây là bước rất quan trọng trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường vì nó quyết định:

- Khu vực bị ô nhiễm phải được bồi thường và mức độ ô nhiễm cỡ nào; - Các đối tượng nào bị tổn thất/thiệt hại phải được bồi thường;

- Thời gian tính toán bồi thường thiệt hại trong bao lâu.

a) Xác định phm vi, mc độ ô nhim

Việc xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm đối với từng trường hợp cụ thể đòi hỏi phải áp một số phương pháp thích hợp tùy theo từng trường hợp, trong đó có 2 phương pháp thường được sử dụng là (i) phương pháp thống kê, đánh giá hiện trạng môi trường dựa vào chuỗi dữ liệu quan trắc môi trường nhiều năm của các cơ quan quản lý và khoa học; và (ii) phương pháp mô hình toán.

Phương pháp thng kê, đánh giá hin trng môi trường

Phương pháp này chủ yếu dựa vào chuỗi dữ liệu quan trắc môi trường nhiều năm của các cơ quan quản lý và khoa học để thống kê, đánh giá hiện trạng môi trước và sau khi xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường. Phương pháp này cho kết quả khá nhanh và chính xác, nhưng đòi hỏi phải có sẵn nguồn dữ liệu quan trắc môi trường nhiều năm tại khu vực bị ô nhiễm với số lượng điểm quan trắc đủ lớn

để có thể thống kê, tính toán, phân vùng ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Các bước tiến hành như sau:

- Thu thập chuỗi dữ liệu quan trắc môi trường nhiều năm tại khu vực bị ô nhiễm từ các trạm quan trắc môi trường của trung ương và địa phương; từ các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệđã triển khai;

- Tổ chức khảo sát thực địa và lấy mẫu bổ sung để cập nhật tình hình ô nhiễm môi trường thực tế tại thời điểm xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường. Phạm vi tiến hành khảo sát, số lượng và vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát bổ

sung cũng như các thông số ô nhiễm được chọn để phân tích, xét nghiệm cần có sự tư

vấn của các cơ quan khoa học hoặc của các chuyên gia về môi trường;

- Xây dựng bản đồ vị trí các điểm/trạm quan trắc đã có dữ liệu trước đó và các

điểm lấy mẫu khảo sát bổ sung bao quanh khu vực bị ô nhiễm;

- Phân tích chuỗi dữ liệu quan trắc đã được thu thập và các kết quả phân tích mẫu bổ sung đểđánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường tại khu vực nghiên cứu;

- Dựa vào chuỗi dữ liệu quan trắc và khảo sát bổ sung, kết hợp với bản đồ vị trí các điểm quan trắc/khảo sát đã thiết lập, tiến hành phân vùng mức độ ô nhiễm môi trường (theo Điều 92 của Luật Bảo vệ môi trường) ra thành các vùng như: vùng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, vùng ô nhiễm nghiêm trọng và vùng ô nhiễm; hoặc có thể phân vùng ô nhiễm dựa theo các tiêu chí khác nếu có đủ cơ sở khoa học.

- Chồng lớp bản đồ phân vùng ô nhiễm lên trên bản đồ vị trí các điểm quan trắc/khảo sát đã thiết lập, trên đó cần thể hiện rõ:

+ Các vị trí nguồn thải gây ô nhiễm môi trường;

+ Các đối tượng tự nhiên như mạng lưới sông, suối, hồ, ao; thảm thực vật, đồi núi,…;

+ Các vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường và khảo sát bổ sung;

+ Các ranh giới ô nhiễm tương ứng với các vùng ô nhiễm đã được xác lập: vùng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, vùng ô nhiễm nghiêm trọng và vùng ô nhiễm (hoặc các vùng ô nhiễm phân chia theo tiêu chí khác);

+ Các ranh giới hành chính đến cấp thôn/xã/phường hoặc thấp hơn.

Phương pháp mô hình toán

Phương pháp mô hình toán thường hay được sử dụng để tính toán, mô phỏng sự

lan truyền ô nhiễm một khi đã xác định được cụ thể (các) nguồn gây ô nhiễm.

Ưu điểm của phương pháp mô hình toán là nó cho phép tính toán, xác định phạm vi ảnh hưởng và mức độ ô nhiễm của một hoặc nhiều nguồn thải cùng lúc khi thiếu số liệu quan trắc môi trường ở khu vực xung quanh; cho phép thể hiện các kết quả một cách trực quan trên màn hình máy tính. Nhược điểm của nó là độ tin cậy có thể không cao (điều này còn tùy thuộc vào chất lượng của các dữ liệu đầu vào mô hình), kết quả tính toán có thể không đủ cơ sở pháp lý để ra quyết định bồi thường, và thường tốn nhiều thời gian để chạy mô hình.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn mô hình toán cho phù hợp. Hiện tại đang có sẵn nhiều mô hình cho phép ta tính toán, mô phỏng sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước mặt, nước ngầm và không khí. Các phần mềm mang tính thương mại cao được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý môi trường nước có thể kể đến là bộ sản phẩm phần mềm mới nhất của Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI): MIKE BASIN, MIKE 11, MIKE 21C, MIKE SHE, Visual MODFLOW, MIKE

GeoModel, GeoDAta aXchange, WISYS 5.0,… Bên cạnh đó cũng có rất nhiều mô

hình được hỗ trợ miễn phí như SWAT, CE-QUAL W2, BASIN có khả năng áp dụng

được trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều phần mềm khác do các chuyên gia trong nước xây dựng và áp dụng trong những năm gần đây.

Để sử dụng được các mô hình toán, ngoài những thông tin liên quan đến nguồn thải đã được xác định ở Bước 2, cần phải thu thập số liệu và khảo sát, đo đạc bổ sung

về đặc điểm của nguồn tiếp nhận. Đối với các sông, suối tiếp nhận nước thải: các số

liệu cần thu thập bao gồm: địa hình đáy sông, các mặt cắt ngang của tuyến khảo sát, chế độ thủy văn, thủy lực dòng chảy, chất lượng nước, hệ thủy sinh, cấu trúc nền đáy trước và sau khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm ;

Nói chung, việc sử dụng các mô hình toán để tính toán, mô phỏng sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước mặt, nước ngầm và không khí là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi phải có các mô hình với độ tin cậy cao, có đội ngũ chuyên gia giỏi và phải có đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết liên quan đến nguồn gây ô nhiễm và nguồn tiếp nhận các chất ô nhiễm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà lập kế hoạch ứng dụng mô hình toán để xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm với sự tư vấn của các cơ

quan khoa học và các chuyên gia về mô hình.

Kết quả chạy các mô hình toán thường chỉ ra được phạm vi lan truyền ô nhiễm từ một hoặc nhiều nguồn thải đồng thời với các mức độ ô nhiễm khác nhau và thể hiện chúng trên bản đồ phân vùng ô nhiễm. Các bản đồ này, một lần nữa có thể được tích hợp với bản đồ phân vùng ô nhiễm dựa trên các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế (như đã đề cập ở trên) để từđó điều chỉnh lại các ranh giới ô nhiễm cho phù hợp hơn.

Ngoài 2 phương pháp thông dụng nói trên, trong một số trường hợp có thể sử

dụng thêm các công cụ khác để hỗ trợ việc xác định phạm vi ô nhiễm, chẳng hạn như: - Sử dụng các ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám, ảnh máy bay có độ phân giải cao

được chụp vào các thời điểm khác nhau: trước khi xảy ra sự cố, ngay khi xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)