6. Cấu trúc lận văn
2.2.1. Các hoạt động theo ngành
2.2.1.1. Khách du lịch
Nhìn chung, trong thời gian qua ngành du lịch An Giang đã có nhiều nổ lực trong quá trình hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Theo bảng 2.3 có thể thấy lƣợng khách du lịch đến An Giang tăng ổn định hằng năm, với mức tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2006-2011 là 8,7%, khách quốc tế cũng tăng nhƣng không nhiều so với tổng lƣợng khách đến An Giang, trong giai đoạn này khách quốc tế chỉ tăng bình quân 2% .
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2006- 2011
Năm
Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số du khách Số lƣợng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lƣợng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lƣợng Tỷ lệ gia tăng (%) 2006 3.666.481 9,4 37.615 (12,8) 3.704.096 9,1 2007 3.743.439 2,0 48.842 29,8 3.792.281 2,3 2008 4.353.251 16,2 52.784 8,1 4.406.035 16 2009 4.654.422 6,9 45.578 (13,6%) 4.700.000 6,6 2010 5.222.445 12,2 47.555 4,3 5.270.000 12 2011 5.497.271 5,2 51.816 8,9 5.549.087 5,2
* Khách quốc tế:
Lƣợng khách du lịch quốc tế đến tỉnh An Giang chiếm tỉ lệ không lớn, từ năm 2001 đến nay tốc độ gia tăng lƣợng khách liên tục, tính riêng giai đoạn 2006- 2011 tốc độ tăng bình quân năm là 6,6% Rõ ràng lƣợng khách Quốc tế đến tỉnh An Giang có tăng qua các năm (trừ năm 2009 có sụt giảm so với năm 2008), tuy nhiên tỉ lệ còn rất nhỏ so với tổng lƣợng khách đến tỉnh An Giang (chỉ chiếm gần 12%) chủ yếu là khách ở các nƣớc Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Canada, Öc, Hàn Quốc, Đài Loan....phần lớn đến tham quan Siêm Riệp - Vƣơng quốc Campuchia rồi tiếp tục xuôi dòng sông Mekong đến với An Giang và ngƣợc lại. Mục đích chính của khách quốc tế là nghỉ dƣỡng và tìm hiểu về văn hóa bản địa. Một số điểm tham quan chủ yếu của khách quốc tế: Trung tâm du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa Hƣng, xã Châu Phong, trại nuôi cá sấu Đang, rừng tràm Trà Sƣ và khám phá đời sống của ngƣời dân sông nƣớc dọc theo sông Hậu và kênh Vĩnh Tế.
* Khách nội địa:
Khách du lịch đến tỉnh An Giang hầu hết là khách nội địa (chiếm gần 90% so với tổng lƣợt khách đến). Lƣợng khách nội địa đến An giang tăng ổn định qua các năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 6,1% giai đoạn 2001-2005 và đến giai đoạn 2006-2011 là giai đoạn tỉnh có nhiều chính sách huy động nhiều thành phần kinh tế đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ cơ sở vật chất phù hợp đã tác động đẩy nhanh tốc độ tăng bình quân lƣợng khách giai đoạn này là 8,4% . Khách nội địa đến An Giang đa số là cƣ dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, chủ yếu tham gia sản phẩm du lịch tâm linh kết hợp mua sắm. Một số điểm tham quan của khách nội địa: khu di tich lịch sử núi Sam, khu du lịch núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu lƣu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu du lịch hồ Ông Thoại - Óc Eo và khu Thƣơng mại cửa khẩu Tịnh Biên.
0 1 2 3 4 5 6 Triệu lượt An Giang Kiên Giang Đồng Tháp Cần Thơ Cà Mau (Nguồn: Sở VHTTDL các tỉnh ĐBSCL )
Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch một số tỉnh ĐBSCL năm 2011
So với các tỉnh, thành lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì lƣợt khách đến các khu điểm du lịch của An Giang tăng cao nhất nhƣng về lƣợt khách quốc tế thì thấp hơn Cần Thơ và Kiên Giang. Có đƣợc sự gia tăng nguồn khách nhƣ thế là kết quả của sự quan tâm đầu tƣ, nâng cấp kết cầu hạ tầng của tỉnh, cải thiện và phát huy những lợi thế sẳn có cả đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ (02 cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xƣơng An Giang, của ngõ quan trọng thu hút khách quốc tế đến An Giang), tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch lựa chọn nhiều hƣớng tiếp cận với nhiều phƣơng tiện khác nhau. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch cũng đƣợc tăng cƣờng, thu hút đƣợc sự quan tâm của du lịch, một số công trình dự án đầu tƣ cho du lịch cũng góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn với chất lƣợng cao.
2.2.1.2. Doanh thu du lịch
Nói đến doanh thu từ du lịch tất yếu phải tính đến tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả trong suốt quá trình du lịch. Tuy nhiên, do hệ thống thống kê chƣa đƣợc hoàn chỉnh nên phần nào đã ảnh hƣởng đến việc tập hợp tất cả các khoản
chi từ khách du lịch. Vì vậy, các số liệu phản ảnh ở đây chỉ đề cập đến doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ.
* Doanh thu qua các năm
Cùng với sự gia tăng về lƣợng khách du lịch, doanh thu du lịch từ các doanh nghiệp du lịch phục vụ trên địa bàn tỉnh An Giang cũng gia tăng đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2005-2011 đạt khoảng 20%/năm.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Năm 2001 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tỷ đồng
(Nguồn: Sở VHTTDL An Giang và các tỉnh)
Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011
Nhìn biểu đồ 2.2 có thể thấy doanh thu du lịch tăng liên tục qua các năm. Năm 2001, doanh thu đạt 29 tỷ đồng, đến năm 2006 doanh thu đã tăng lên 93 tỷ đồng và năm 2011 là 235 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu này chỉ mới một phần số liệu thống kê đƣợc từ khách du lịch có sử dụng dịch vụ lƣu trú, ăn uống và lữ hành do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, vì vậy chƣa thể phản ánh đƣợc hết thu nhập từ du lịch cũng nhƣ sự đóng góp của ngành du lịch cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Số ngày khách lƣu trú trung bình hàng năm còn thấp, năm 2006 là 1,75 ngày, năm 2011 là 1,23 ngày đối với khách nội địa. Đối với khách quốc tế số ngày lƣu trú tƣơng đối cao hơn, năm 2006 là 2,45 ngày, năm 2011 là 3,45 ngày. Do các loại hình du lịch chƣa phát triển đa dạng và phong phú nên chƣa thể lƣu giữ đƣợc khách ở lâu hơn. Thêm vào đó, khách du lịch đến An Giang chủ yếu là khách hành hƣơng, đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thông thƣờng đi trong ngày rồi về. Vì vậy, việc thu hút đƣợc số lƣợng lớn khách du lịch này lƣu trú lại và chi tiêu vào các dịch vụ địa phƣơng cung cấp, tăng nguồn thu là việc làm mà ngành du lịch An Giang cần phải quan tâm trong thời gian tới.
40% 28% 5% 27% Ăn uống Lưu trú Mua sắm Khác (Nguồn: Sở VHTTDL An Giang)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh An Giang năm 2011.
Số ngày lƣu trú bình quân không cao dẫn đến việc chi tiêu của khách du lịch cũng không cao. Mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch trên địa bàn năm 2006 là 394 ngàn đồng/ngày, năm 2011 là 634 ngàn đồng/ngày. Đối với khách quốc tế, năm 2006 là 5 USD/ngày, năm 2011 là 9 USD/ngày. Khách nội địa chi tiêu năm 2006 là 314 ngàn đồng/ngày lên 454 ngàn đồng/ngày năm 2011. Mức chi tiêu khách thời gian qua phần lớn dành cho lƣu trú và ăn uống còn các nhu cầu về dịch vụ vui chơi giải trí khác hầu nhƣ không đáng kể.
Từ những con số phân tích trên cho thấy, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tỉnh An Giang không thay đổi qua các năm. Vì vậy, để giữ chân khách du lịch, tăng khả năng chi tiêu, vấn đề đặt ra cho ngành du lịch trong thời gian tới là cần phải đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp chất lƣợng các dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, loại hình dịch vụ du lịch, đặc biệt là những loại hình dịch vụ hấp dẫn có khả năng thu hút khách. Đồng thời, phát triển du lịch dựa trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, hỗ trợ nhau trong việc tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn, tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh nhà.
2.2.1.3. Tính thời vụ du lịch của tỉnh An Giang
Theo số liệu thống kê về lƣợng khách đến tỉnh An Giang tăng ổn định qua từng năm. Cụ thể: năm 2006 là 3.704.096 lƣợt khách, năm 2008 là 4.406.035 lƣợt khách và năm 2011 là 5.549.087 lƣợt khách. Khách du lịch đến An Giang phần lớn là khách hành hƣơng, thƣờng đi rãi rác từ sau Tết âm lịch và cao điểm nhất là vào tháng 04 âm lịch hàng năm, chủ yếu đi Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc và sau đó vào tham quan Khu du lịch Núi Cấm tại Tịnh Biên, vì vậy chỉ tập trung vào một số thời điểm trong năm. Chính vì tính thời vụ nhƣ thế nên hoạt động du lịch tại tỉnh An Giang trong thời gian qua đã ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả khai thác của ngành du lịch, chất lƣợng phục vụ du lịch, môi trƣờng du lịch tại khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Do đó, để đƣa hoạt động du lịch tỉnh An Giang phát triển tốt hơn nửa trong tƣơng lai, cần thiết phải tìm giải pháp thu hút cầu vào ngoài mùa du lịch.
2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Cơ sở lƣu trú
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 80 cơ sở lƣu trú du lịch với tổng số 2.025 phòng, 3.349 giƣờng. Trong đó có 40 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao với 1.212 phòng và hàng trăm nhà trọ, nhà khách hỗ trợ cho việc đón khách du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm (Phụ lục 1). Các dịch vụ phục vụ trong cơ sở lƣu trú gồm: nhà hàng, massage, karaoke, internet, tennis, phục vụ hội nghị hội thảo...
Quy mô khách sạn, nhà nghỉ du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, trừ một số khách sạn đƣợc phân loại xếp hạng, còn lại phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội
thất chƣa đồng bộ, chủ yếu xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn buồng phòng rất thấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên điều hành, phục vụ còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chất lƣợng của các khách sạn, nhà nghỉ còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú du lịch của An Giang giai đoạn 2006-2011
Danh mục Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số cơ sở lƣu trú 68 73 77 80 82 80
Tổng số phòng 1.545 1.646 1.875 1.900 2.041 2.025
Tổng số giƣờng 2.472 2.633 3.000 3.040 3.341 3.349
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch An Giang)
Vào mùa cao điểm, những dịp lễ cung của các cơ sở lƣu trú không đủ cầu của khách du lịch dẫn đến tình trạng giá cả leo thang làm cho du khách mất thiện cảm về du lịch An Giang. Ngƣợc lại, vào những mùa thấp điểm, cung vƣợt quá cầu nên thƣờng xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tƣợng chèo kéo khách, cò mồi diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng văn minh du lịch...
* Khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí
Toàn tỉnh hiện có 41 khu, điểm du lịch đƣợc đƣa vào đầu tƣ khai thác, kinh doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của khách du lịch, trong đó có 16 điểm du lịch đƣợc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (Trƣớc đây là Bộ Văn hóa Thông tin) công nhận di tích cấp quốc gia.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh rất thiếu khu vui chơi giải trí, hiện chỉ có Khu Vui chơi giải trí Vạn Hƣơng Mai tọa lạc tại ấp Mỹ Thọ, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú mới đƣợc xây dựng và đƣa vào khai thác tháng tháng 9/2011, với diện tích 6,5 ha, trong đó chỉ có 08 trò chơi dành cho trẻ em. Nhìn chung, đây là một khu vui chơi giải trí với quy mô nhỏ và chất lƣợng chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hƣởng
thụ ngày càng cao của khách du lịch. Chính vì vậy chƣa thu hút mạnh mẽ khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng.
* Dịch vụ lữ hành vận chuyển
Toàn tỉnh có 09 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, trong đó có 04 doanh nghiệp đƣợc cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Hoạt động kinh doanh lữ hành nhìn chung cũng có nhiều tiến bộ. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã tổ chức đƣợc nhiều tour du lịch đƣa khách đi tham quan các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore…Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa cũng phát triển mạnh, cụ thể các doanh nghiệp đã ký kết hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến với các tỉnh thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 3 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với hơn 48 xe du lịch và 84 xe vận chuyển khách đƣờng dài nhƣ Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phƣơng Trang, Công ty vận tải tốc hành Mai Linh, Công ty TNHH Hùng Cƣờng. Hoạt động taxi nội thành đƣợc tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, giá cả hợp lý. Tính đến năm 2011 An Giang đã có hơn 95 taxi phục vụ vận chuyển khách du lịch. Năm 2005 An Giang đã có tuyến xe buýt nội thành phục vụ thêm nhu cầu đi lại của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ khách du lịch với số lƣợng khoảng 147 xe.
2.2.1.5. Hoạt động lữ hành du lịch
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 9 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành, tăng 5 đơn vị so với năm 2005. Trong đó có 4 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.
Hoạt động lữ hành phục vụ trong năm 2011 đạt 42.277 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế đạt 21.256 lƣợt, tập trung nhiều nhất ở thị trƣờng các nƣớc nhƣ: Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Öc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức. Theo đó doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ trong năm 2011 là 32 tỉ đồng tăng 3,2% so với năm 2010.
Tổng vốn đầu tƣ vào ngành du lịch từ năm 2006-2011 là 2.239 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các công trình trọng điểm của tỉnh phục vụ kêu gọi đầu tƣ từ năm 2006-2011 là 116.575 triệu đồng, trong đó: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng là: 37.000 triệu đồng; Vốn địa phƣơng cân đối là: 79.575 triệu đồng. Nguồn vốn trên đã đƣợc đầu tƣ vào 17 dự án, trong đó có 05 dự án sử dụng vốn ngân sách dùng để bồi hoàn tạo quỹ đất kêu gọi các nhà đầu tƣ,..tập trung tại khu du lịch núi Cấm; khu du lịch lòng hồ số 2 Thoại Sơn; cầu tàu du lịch Châu Đốc; Trạm Kiểm soát Liên hợp cửa khẩu đƣờng sông Quốc tế Vĩnh Xƣơng...
0 5 10 15 20 25 Tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch An Giang)
Biểu đồ 2.4. Nguồn vốn đầu tư du lịch An Giang giai đoạn 2006 -2011 2.2.1.7. Xúc tiến quảng bá du lịch
Trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ra thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thu hút nguồn khách du lịch đến tham quan du lịch ngày càng đông hơn. Tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tham gia hội nghị, hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc, chú trọng một số thị trƣờng trọng điểm nhƣ : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và thị trƣờng các nƣớc trong
khu vực đặc biệt là thị trƣờng Campuchia, Lào, Trung Quốc…nhằm giới thiệu quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn
Cụ thể trong giai đoạn 2006 - 2011, ngành du lịch An Giang đã chủ động tham gia nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại các sự kiện lớn trong và ngoài nƣớc với nhiều hình thức phong phú nhƣ: Tổ chức thành công Liên hoan Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long “Mekong Festival 2006”; tích cực tham gia các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc Gia Mekong - Cần Thơ 2008; Ngày hội Du lịch Tp.