6. Cấu trúc lận văn
3.5.4. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch
Tập trung đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch trọng điểm, các khu nghỉ dƣỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao nhằm thu hút khách du lịch lƣu trú lại với thời gian lâu hơn. Có chính sách ƣu đãi cho các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển du lịch tại An Giang, thúc đẩy xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch nhƣ sân bay Châu Đốc, cầu Vàm cống...
Thu hút đầu tƣ phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, khu vui chơi, giải trí ở các khu điểm du lịch trọng điểm. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ: đầu tƣ xây dựng Khu du lịch Búng Bình Thiên thành Khu du lịch sinh thái và thi đấu các môn thể thao dƣới nƣớc; xây dựng
Công viên lịch sử văn hóa Chủ tịch Tôn Đức Thắng, quy hoạch xã Mỹ Hòa Hƣng trở thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng; đầu tƣ khu du lịch Núi Cấm, cụm di tích lịch sử Tri Tôn và di chỉ văn hóa Óc Eo thành những điểm du lịch văn hóa lịch sử trọng điểm của tỉnh.
3.5.5. Liên kết hội nhập trong vùng, liên kết quốc tế
Trong thời gian tới ngành du lịch An Giang mở rộng và tích cực tham gia đầy đủ vào hoạt động trong các quan hệ song phƣơng, đa phƣơng, khu vực, liên khu vực. Duy trì mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch giữa ngành du lịch An Giang với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Liên kết xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh, các chƣơng trình du lịch mang tính liên vùng. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua đó có thể trao đổi thông tin, nắm bắt thị trƣờng, xây dựng đƣợc những sản phẩm phù hợp, mang tính đặc thù của địa phƣơng, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Tăng cƣờng việc mở rộng hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam bộ và mở rộng liên kết với ngành du lịch tỉnh, thành bạn thuộc vƣơng quốc Campuchia, Lào, Thái Lan,...xây dựng các tour du lịch mang tính độc đáo. Mở rộng thị trƣờng thông qua việc thu hút khách du lịch và cơ chế thông thoáng giản tiện. Gắn thị trƣờng du lịch của tỉnh với thị trƣờng của vùng, của cả nƣớc và của khu vực.
Kết hợp với các ngành liên quan, chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật,áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong du lịch, sử dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin vào du lịch.
Liên kết trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị nguồn nhân lực cho hội nhập. Tăng cƣờng đổi mới công tác đào tạo, áp dụng tiêu chuẩn nghề trong du lịch. Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, kinh doanh, cán bộ khoa học công nghệ, và cả cán bộ quản lý nhà nƣớc cấp cao có đủ năng lực phẩm chất, đạo đức, ngoại ngữ.
Tăng cƣờng thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cƣờng sự hiểu biết về du lịch Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng cho các nƣớc và khu vực. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tƣ vào ngành du lịch
Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập du lịch khu vực, bao gồm việc tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở trung ƣơng và địa phƣơng, hoàn thiện từng bƣớc các văn bản pháp lý theo hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật du lịch phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.5.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Tăng cƣờng nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm, trên cơ sở đó chủ động tham gia các sự kiện du lịch trong nƣớc và quốc tế, qua đó kết nối tour, tuyến du lịch về An Giang. Đồng thời, lựa chọn và phối hợp với các đối tác truyền thông chuyên nghiệp giúp An Giang quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch có sức thuyết phục và hấp dẫn.
Ngoài việc tham gia các sự kiện trong nƣớc và quốc tế cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức linh hoạt nhƣ thực hiện các ấn phẩm, DVD quảng bá du lịch, nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang. Tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của các dân tộc Kinh-Hoa-Chăm-Khmer.
Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thƣơng mại thông qua kết hợp các kỳ hội chợ triển lãm. Nâng cấp phát triển thƣơng hiệu một số sản phẩm và khu, điểm du lịch; tạo ra sự kiện du lịch gắn với các lễ hội sẵn có nhƣ tổ chức nâng hai lễ hội truyền thống vía Bà Chúa xứ núi Sam và đua bò Bảy Núi ngang tầm với lễ hội văn hóa quốc gia và khu vực.
3.5.7. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tạo các sản phẩm du lịch đặc thù
Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch không thể tách rời quá trình nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Trƣớc mắt, An Giang cần tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng bốn điểm du lịch trọng tâm của tỉnh là Long Xuyên, Châu Ðốc, Tịnh Biên và Thoại Sơn; phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực nhƣ du lịch sinh thái
nông nghiệp và sông nƣớc, lễ hội văn hóa và mua sắm, di tích cách mạng, lịch sử. Đây là thế mạnh của du lịch An Giang, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách, cụ thể: Khuyết trƣơng sự kiện lễ hội Vía Bà chúa sứ núi Sam Châu Đốc hằng năm, đánh bóng thƣơng hiệu lễ hội cấp quốc gia. Mở rộng lễ hội đua bò Bảy núi đƣợc thực hiện luân phiên mỗi huyện một năm thành loại hình giải trí hàng tuần phục vụ khách du lịch. Phát triển du lịch văn hóa Óc Eo của Thoại Sơn và làng du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Mỹ Hòa Hƣng.
Tăng cƣờng đầu tƣ khai thác tour du lịch nội tỉnh để tăng thời gian khách lƣu trú từ một đến ba ngày; hình thành các loại hình du lịch nhƣ du lịch sông nƣớc gắn với làng nghề, du lịch tâm linh và lễ hội, du lịch leo núi và mua sắm...Ðồng thời, liên kết mở tour đƣa khách du lịch về vùng tam giác du lịch TP Hồ Chí Minh, An Giang, Campuchia và Lào với mục tiêu giữ ổn định lƣợng khách nội địa với tốc độ tăng 4% - 5%/năm, tăng nhanh lƣợng khách quốc tế 15% - 20%/năm; phấn đấu đến năm 2015, An Giang trở thành cụm trung tâm du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Kết nối phát triển các tour, tuyến du lịch trong nƣớc và quốc tế: Tour Phú Quốc - Hà Tiên - về Châu Đốc - đi đƣờng tàu qua Phnompenh; Khách du lịch từ Hà Nội bay ra Phú Quốc - Hà Tiên - Châu Đốc - Phnompenh; Tour du lịch hành hƣơng Sài Gòn - Châu Đốc - Campuchia (cửa khẩu Tịnh Biên - An Giang) - Sài Gòn (cửa khẩu Mộc bài - Tây Ninh)...Thu hút khách du lịch từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về An Giang
3.5.8. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch:
Lực lƣợng lao động là một nhân tố có tính chất quyết định chất lƣợng sản phẩm du lịch, vì vậy cần phải quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Từng bƣớc tiêu chuẩn hoá nhân lực ngành du lịch ở các lĩnh vực theo yêu cầu thực tế trong nƣớc và phù hợp hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính thực hành; tạo điều kiện hội nhập quốc tế về lao động du lịch; thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ nhất là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch.
Trƣớc mắt cần tiến hành điều tra, thống kê thực trạng trình độ lao động của các nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề về đóng góp cho sự phát triển du lịch An Giang
Ngành du lịch nói chung, từng doanh nghiệp du lịch nói riêng cần xác định rằng, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng, từ đó có chƣơng trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về: đào tạo lại, bổ túc, đầu tƣ đào tạo mới lớp cán bộ thay thế. Đảm bảo trong 10 năm tới không có cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực mà không qua trƣờng lớp. Phối hợp với các Trƣờng chuyên nghiệp về Du lịch để đào tạo lại và đào tạo mới cán bộ, nhân viên du lịch đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Ra sức chuẩn bị nguồn nhân lực trực tiếp cho lĩnh vực du lịch, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Thúc đẩy hình thành và phát triển hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách và ngƣời lao động trong lĩnh vực du lịch.
3.5.9. Kết hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác
An Giang là tỉnh có 04 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống, mỗi dân tộc đều có nghề truyền thống riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú về sản phẩm quà tăng lƣu niệm phục vụ du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới An Giang cần đẩy mạnh việc phát triển 7 làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nhƣ: tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, làng nghề sản xuất đƣờng thốt nốt huyện Tịnh Biên, mộc truyền thống Chợ Thủ, mộc dân dụng Mỹ Luông, nhang Bình Đức, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ theo hƣớng chuyên nghiệp để đƣa vào tuyến tham quan du lịch làng nghề;
Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đào tạo ngành nghề phục vụ cho phát triển du lịch: quản lý khách sạn; dịch vụ mua sắm, ăn uống; tài chính - ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin; văn hóa; ngoại ngữ…, đẩy mạnh phát triển công
nghiệp sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch.
3.5.10. Phát triển đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị
Phối hợp với các ngành chức năng, địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ trong công tác quản lý bảo vệ duy tu và tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch: vệ sinh môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thƣơng mại, cửa khẩu,…
Tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của các dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer; du lịch mùa nƣớc nổi; phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ du lịch có tiềm năng nhƣ: chăm sóc sức khoẻ; vận chuyển khách du lịch; ngân hàng; bƣu chính viễn thông,…
Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo quan điểm phát triển bền vững và hiệu quả. Cần quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; phát triển du lịch với văn hóa, thể dục thể thao và phát triển con ngƣời; phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
3.6. Một số kiến nghị
3.6.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ƣơng
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, là công việc của mọi ngƣời, là nhân tố quyết định chất lƣợng cuộc sống của xã hội hiện đại. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến việc phát triển hài hòa giữa ngành du lịch với các lĩnh vực khác trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời.
Hoàn thiện bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động các nguồn vốn đầu tƣ, Nhà nƣớc cần tăng vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phƣơng vùng sâu vùng xa, vùng biên giới có tiềm năng phát triển du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch quốc gia, nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý
cho ngành du lịch và áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho du khách quốc tế nhƣ một số nƣớc trong khu vực đã làm...
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng, xác định rõ thị trƣờng trọng điểm để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp; hình thành chiến lƣợc tiếp thị thƣơng hiệu du lịch quốc gia và chiến lƣợc quảng bá nhằm cung cấp thông tin du lịch Việt Nam đến du khách thƣờng xuyên và mọi lúc, mọi nơi; thƣờng xuyên cung cấp thông tin, để các địa phƣơng xây dựng và điều chỉnh các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch các địa phƣơng để phối hợp liên ngành, liên vùng dƣới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ. Có cơ chế và văn bản phối hợp liên ngành, địa phƣơng một cách cụ thể, ƣu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là chính sách đầu tƣ phát triển sản phẩm, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nƣớc, bảo vệ và tôn tạo môi trƣờng tự nhiên và xã hội, phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa, quản lý sử dụng quỹ đất, chính sách khuyến khích tạo thuận lợi đi lại, xuất nhập cảnh, hải quan...
Kiến nghị các Bộ ngành Trung ƣơng: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch hàng năm đầu tƣ vốn để nâng cấp, bảo dƣỡng các khu di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng trong tỉnh.
3.6.2. Đối với chính quyền địa phƣơng và ngành du lịch
Tăng cƣờng công tác quản lý trong việc xét duyệt, kiểm tra việc cấp và thực hiện giấy phép của các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các quy chế về du lịch, hạn chế những đối tƣợng kinh doanh kém hiệu quả, không trung thực, cạnh tranh không lành mành làm ảnh hƣởng đến uy tín và chất lƣợng sản phẩm du lịch tỉnh An Giang trên thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc.
Chỉ đạo thực hiện đầu tƣ cầu, đƣờng đến các khu, điểm du lịch nhanh hơn để khai thác lợi thế du lịch tốt hơn nhƣ các tỉnh lộ từ Long Xuyên - Thoại Sơn, Tri Tôn - Tịnh Biên, Long Xuyên - Chợ Mới, Châu Đốc - An Phú - cửa khẩu quốc gia
Khánh Bình. Đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm khởi công, cầu Vàm Cống, quốc lộ 91 đoạn từ Cần Thơ - An Giang, quốc lộ 91 đoạn từ Châu Đốc - Tịnh Biên, đƣờng cao tốc Cần Thơ - Phnom Penh, cầu Long Bình, sân bay An Giang.
Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình Một cửa - một điểm dừng tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Để có tính thuyết phục cao, tuyến đƣờng cao tốc Cần Thơ - Tịnh Biên - Phnompenh tiếp tục kéo dài đến cửa khẩu Poipet và nối đến thủ đô BangKok.