6. Cấu trúc lận văn
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập
Ngành Du lịch Việt Nam trong suốt chặng đƣờng 45 năm hình thành và phát triển luôn đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc phù hợp với yêu cầu cách mạng.
Giai đoạn đất nƣớc còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nƣớc, khách Du lịch vào nƣớc ta theo các Nghị định thƣ. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP, ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thƣơng. Quản lý nhà nƣớc về Du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại thƣơng với một Phòng chuyên trách 4 ngƣời; năm 1969 chức năng này chuyển về Phủ Thủ tƣớng; sau đó chuyển sang Bộ Công an. Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lý, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua mọi thử thách, từng bƣớc mở rộng nhiều cơ sở Du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lƣợng; một lƣợng lớn khách của Đảng và Nhà nƣớc, các đoàn chuyên gia các nƣớc Xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nƣớc; đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nƣớc thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Ngành Du lịch bƣớc vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, ngành Du lịch hoạt động trong điều kiện đất nƣớc vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ; đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cƣơng phía Bắc và Tây Nam.
Từ năm 1975 đến 1990, hoà vào khí thế chung của đất nƣớc đã đƣợc thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lƣợt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… từng bƣớc thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nƣớc trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam đƣợc thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của ngành Du lịch .
Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã phấn đấu vƣợt qua những khó khăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế từ các nƣớc Xã hội chủ nghĩa anh em và các nƣớc khác trên thế giới đến Việt Nam. Du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lƣu hai miền Nam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Về mặt kinh tế - xã hội, ngành Du lịch đã phát triển thêm một bƣớc, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bƣớc vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc ngành Du lịch đã khởi sắc, vƣơn lên đổi mới quản lý và phát triển, đạt đƣợc những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƢ của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bƣớc đƣợc hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trƣờng cho du lịch phát triển, nâng cao hiểu lực quản lý.
Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá - Thông tin, rồi vào Bộ Thƣơng mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch đƣợc thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ. Đến tháng 7/2007 Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vƣơn lên về mọi mặt để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến các tỉnh, thành phố. Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng có Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, ở địa phƣơng có 63 Sở Văn hóa Thể tha du lịch.
Qua 45 năm hình thành và phát triển, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp, giúp đỡ, nhân dân hƣởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên toàn ngành, Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận thực hiện vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
0 1 2 3 4 5 6 Triệu lượt
Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Biểu đồ 1.1. Hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam (1990-2011)
Lƣợt khách du lịch không ngừng tăng lên với nhịp độ ngày càng nhanh. Từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây đã diễn ra “sự bùng nổ” du lịch với tốc độ tăng trƣởng rất
nhanh đặc biệt là lƣợng khách quốc tế, tăng gần 12% so với năm trƣớc, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Sự tăng trƣởng du lịch đƣợc xếp là một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của đất nƣớc trong năm [24].
Khách du lịch ngày càng tăng kéo theo doanh thu từ du lịch cũng tăng cao nhanh chóng. Nếu nhƣ năm 1995 doanh thu mới chỉ đạt 8.000 tỷ thì năm 2000 doanh thu đạt 17.400 tỷ, năm 2005 tăng 30.000 tỷ, năm 2010 đạt 96.000 tỷ và năm 2011 con số này đạt đến 110.000 tỷ.
Có thể nói hoạt động du lịch của nƣớc ta đã có bƣớc phát triển mới góp phần làm thay đổi diện mạo đất nƣớc, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngành nghề thủ công; thúc đẩy giao thông, văn hóa, thông tin và giao lƣu các vùng miền trong nƣớc và quốc tế. Những hiệu quả kinh tế - xã hội mà du lịch đem lại là động lực thúc đẩy đầu tƣ cho sự phát triển vững chắc của ngành. Vận hội mới đang mở ra cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội tốt để đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch, hứa hẹn sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới [5].