Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 88)

6. Cấu trúc lận văn

3.4.3. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch

Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch và hiện trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh, việc hoạch định và tổ chức không gian lãnh thổ phát triển du lịch tỉnh An Giang đƣợc phân theo các cấp độ: điểm du lịch, tuyến du lịch và cụm du lịch. Tuy nhiên, tổ chức không gian lãnh thổ phải phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời gắn liền với phát triển không gian lãnh thổ trong lĩnh vực du lịch của các tỉnh lân cận và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.

3.4.3.1. Các điểm du lịch

- Rừng tràm Trà Sƣ - huyện Tịnh Biên

- Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên An Giang - huyện Tịnh Biên - Khu lƣu niện chủ tịch Tôn Đức Thắng - Thành phố Long Xuyên - Đồi Tức Dụp - huyện Tri Tôn

- Di chỉ Văn hóa Óc Eo - huyện Thoại Sơn - Công viên Mỹ Thới (Thành phố Long Xuyên) - Hồ Soài So - huyện Tri Tôn

- Búng Bình Thiên - huyện An Phú

- Trại nuôi cá Sấu Long Xuyên - thành phố Long Xuyên. - Giồng Cây Da - huyện An Phú.

- Bƣng Bàu Nâu - huyện An Phú.

- Khu du lịch sinh thái cù lao Giêng - huyện Chợ Mới. - Di tích lịch sử Cột Dây Thép - huyện Chợ Mới. - Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành - huyện Châu Phú. - Khu di tích núi Nổi - huyện Tân Châu.

- Khu vƣờn tƣợng - thị xã Châu Đốc.

- Di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc - huyện Tri Tôn. - Khu du lịch núi Két - huyện Tịnh Biên.

- Cửu Trùng Đài - huyện Tịnh Biên.

3.4.3.2. Các tuyến du lịch

* Tuyến du lịch nội tỉnh

- Thành phố Long Xuyên và các vùng phụ cận

- Long Xuyên - Châu Đốc - Tịnh Biên - Cửa khẩu Tịnh Biên - Long Xuyên - Chấu Đốc - Tân Châu - An Phú

- Long Xuyên - Chấu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn - Long Xuyên - Thoại Sơn - Tịnh Biên - Tri Tôn - Long Xuyên - Chợ Mới - Cù lao Giêng

- Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc * Tuyến du lịch liên tỉnh

- An Giang và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long - An Giang và thành phố Hồ Chí Minh

* Tuyến du lịch quốc tế

- An Giang - Campuchia qua của khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xƣơng - An Giang - Campuchia - Lào - Thái Lan

3.4.3.3. Các cụm du lịch

* Cụm 1: gồm thành phố Long xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn. Trung tâm là Thành phố Long Xuyên. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế xã hội của tỉnh, vùng này tập trung cho những loại hình du lịch MICE, du lịch trên sông, rạch, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động lễ hội, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…

* Cụm 2: gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện An Phú và huyện Tân Châu. Trung tâm là thị xã Châu Đốc. Cụm này có khu du lịch núi Sam, hiện trạng hoạt động du lịch khá phát triển thu hút đƣợc nhiều khách trong và ngoài nƣớc, cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ phát triển toàn diện. Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, tham quan nghiên cứu công nghiệp cá bè, du lịch sông nƣớc, làng nghề truyền thống, vui chơi giải trí… Đặc biệt với vị trí giáp biên giới Campuchia nên đây cũng là trung tâm phát triển du lịch gắn

với phát triển kinh tế biên giới. Trong thời gian tới thị xã Châu Đốc sẽ đầu tƣ sân bay để phục vụ cho du khách trong và ngoài nƣớc và phát triển kinh tế biên giới.

* Cụm 3: gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, là các huyện miền núi và dân tộc, có khu du lịch Lâm viên Núi Cấm, khu du lịch Đồi Tức Dụp, khu du lịch Hồ Soài So, khu di tích cách mạng Ô Tà Sóc, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sƣ, khu thƣơng mại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên,... Cụm này tập trung cho những loại hình du lịch thắng cảnh thiên nhiên miền núi, hang động, thể thao leo núi, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm, du lịch đƣờng bộ sang Campuchia và các nƣớc ASEAN.

Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của vùng để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)