PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 36)

6. Cấu trúc lận văn

1.3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

1.3.1. Lý luận chung về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

1.3.1.1. Quan điểm về xu thế hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, mọi quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các hoạt động hợp tác song phƣơng, đa phƣơng, tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn thế giới.

Hội nhập kinh tế đƣợc hiểu là sự gắn kết nền kinh tế của một nƣớc vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. Hiện nay, nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các khía cạnh: vấn đề về thƣơng mại hàng hóa, về thƣơng mại dịch vụ, về tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng và thống nhất. Hình thức hội nhập rất đa dạng, chủ yếu hiện nay là các hiệp định thƣơng mại song phƣơng các khối kinh tế khu vực và liên kết khu vực, các tổ chức kinh tế toàn cầu. Quá trình hội nhập diễn ra ở nhiều cấp độ và một nƣớc có thể đồng thời tham gia nhiều hình thức từ tổ chức hợp tác

song phƣơng giữa hai nƣớc đến hợp tác đa phƣơng để hình thành các tổ chức tiểu vùng, các tổ chức khu vực, liên châu lục và các tổ chức toàn cầu [22].

Đánh giá đƣợc tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế, từ lâu nhà nƣớc ta đã ra Nghị quyết 07/NQ/TW về hội nhập kinh tế, nghị quyết xác định mục tiêu khái quát của hội nhập kinh tế quốc tế là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, trƣớc mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005” [17].

Việt Nam hiện nay đã bƣớc vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đƣa quá trình hội nhập của đất nƣớc từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu [15].

1.3.1.2. Cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập đối với việc phát triển du lịch

* Cơ hội

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tiếp thu công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm quán lý tiên tiến trong lĩnh vực du lịch. Tham gia đƣợc vào sự phân công và hợp tác lao động du lịch trong khu vực và thế giới.

- Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lƣợng kinh doanh du lịch nƣớc ta cũng đã phát triển. Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp đƣợc xây mới, gia tăng số lƣợng phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng đƣợc đẩy mạnh.

- Du lịch Việt Nam đang đứng trƣớc vận hội mới, vị thế Việt Nam đã đƣợc nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phƣơng, đa

phƣơng giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nƣớc ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động đƣợc nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Hợp tác với phƣơng châm bình đẳng, liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc để phát triển.

* Thách thức

- Cạnh tranh khốc liệt diễn ra, không chỉ trên thị trƣờng quốc tế mà còn ngay cả thị trƣờng trong nƣớc. Trong điều kiện hội nhập, các biến động của thị trƣờng thế giới tác động rất nhanh, mạnh đến thị trƣờng trong nƣớc. Nếu năng lực dự báo không tốt, khả năng phản ứng chính sách không kịp thời và kém hiệu quả, sẽ lúng túng, bị động, dẫn đến rối loạn thị trƣờng du lịch. Hội nhập, với việc tăng thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch, nếu không đƣợc thẩm định kỹ lƣỡng sẽ dễ xảy ra tình trạng chuyển dịch ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới. Sự bùng nổ thông tin và việc di chuyển thể nhân để triển khai dự án đầu tƣ cũng tạo ra các thách thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ an ninh quốc gia...

- Du lịch Việt Nam phát triển ở trình độ thấp. Vì thế trong thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nƣớc ta còn thấp bởi dịch vụ chƣa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lƣợng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nƣớc ta chƣa giữ chân đƣợc khách, kéo dài thời gian lƣu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp

- Trình độ và kinh nghiệm quản lý sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn hạn chế. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lƣợng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những ngƣời có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trƣờng và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả.

- Năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn kém. Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ, tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực.

1.3.2. Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập

Năm 1981, Du lịch Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức du lịch thế giới (WTO). Năm 1989 là thành viên của Hiệp Hội Du Lịch châu Á Thái Bình Dƣơng (PATA). Với chủ trƣơng đƣa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của đất nƣớc, Chính Phủ việt Nam đã thông qua qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nƣớc. Hợp tác quốc tế, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo về du lịch đƣợc chú trọng. Việt Nam đã ký 12 hiệp định hợp tác du lịch với các nƣớc Đông Nam Á, với Trung Quốc, Pháp, Ubekistan, Israel và đang chuẩn bị ký với một số nƣớc khác. Nhiều doanh nghiệp Du lịch Việt Nam tham gia PATA, JATA, ASTA và đã có quan hệ làm ăn với 800 doanh nghiệp của trên 50 nƣớc. Cả nƣớc có trên 80 công ty lữ hành quốc tế đang hoạt động. Số lƣợng và chất lƣợng khách sạn trong vài năm gần đây tăng đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách, Du lịch Việt Nam đã huy động nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển cơ sở kỹ thuật nhất là việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, phục vụ 8,9 triệu khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa. Nhiều dự án hợp tác với nƣớc ngoài về du lịch đang đƣợc thực hiện.

Phát triển của du lịch Việt Nam theo hƣớng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đồng thời tăng cƣờng công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống dịch vụ du lịch. Từng bƣớc xúc tiến quảng bá, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Việt Nam chủ động hội nhập trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Chuẩn bị kế hoạch, chiến lƣợc hội nhập một cách cụ thể, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành du lịch. Hội nhập theo phƣơng châm đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc là rất quan trọng và cần thiết. Cơ quan này có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý, đề ra chính sách định hƣớng; Xây dựng các nguyên tắc, xác định lộ trình và quản lý theo dõi. Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng không kém phần quan trọng. Các doanh nghiệp này phải chủ động hội nhập trên cơ sở định hƣớng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc; Tham gia các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 2.1.1. Vị trí địa lý

An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Toạ độ địa lý từ 100

10’ đến 110 37’ vĩ độ Bắc và 1040

47’ đến 1050 35’ kinh độ Đông. Phía Đông và đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài gần 100 km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 353.667 ha, bằng 1,07% diện tích toàn quốc và bằng 8,73% diện tích toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên với 156 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn.

2.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Vùng đồng bằng do phù sa sông Mêkong trầm tích tạo nên, khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tƣơng đối thấp, đất đai vùng đồng bằng rất màu mỡ. Vùng đồi núi chia thành 2 dạng chính: Dạng núi cao, có dốc lớn trên 250

và dạng núi thấp thoải, độ dốc nhỏ dƣới 150. Vùng đồi núi phân bố theo vành đai cánh cung, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, rất có tiềm năng về khoáng sản và phù hợp với phát triển du lịch do có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lịch sử.

An Giang có 2 con sông lớn - sông Tiền, sông Hậu, giữa 2 con sông này tạo thành vùng cù lao, chiếm 30% diện tích đất tự nhiên. Vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hằng năm không chỉ cung cấp phù sa và các nguồn lợi thủy sản mà còn tạo thành những tuyến giao

thông đƣờng thủy quan trọng nối liền các địa bàn trong tỉnh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với các nƣớc bạn nhƣ Campuchia, Lào, Thái Lan và khu vực biển Đông, rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch đƣờng sông.

Khí hậu

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, ổn định, lƣợng ánh sáng và mƣa, ẩm dồi dào. Trong năm có 2 mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27OC; lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mƣa theo mùa.

Thủy văn

Nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lƣu lƣợng trung bình năm 13.800 m3

/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông rạch và kênh lớn, mật độ 0,72 km/km2. Song chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nƣớc của sông Mê Kông, Hằng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng 11, gọi là “mùa nƣớc nổi” nƣớc dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5m, thời gian ngập lụt từ 2 - 4 tháng. Ngập lụt mang lại lợi ích to lớn nhƣ đất có phù sa, vệ sinh đồng ruộng, phù hợp khai thác du lịch mùa nƣớc nổi.

Sinh vật

* Động, thực vật

Tài nguyên động thực vật phong phú, đặc trƣng là thảm thực vật đất ngập nƣớc, bƣng trũng. Thiên nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm cây trồng, vật nuôi phong phú, dồi dào tạo nguồn cung có qui mô lớn cho hoạt động thƣơng mại du lich dịch vụ của tỉnh.

Tính riêng khu vực rừng tràm Trà Sƣ đã có khoảng 140 loài thực vật đƣợc thể hiện qua 5 dạng sống khác nhau. Trong đó có 22 loài thân gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh; thảm thực vật chính của rừng là rừng tràm trồng với các loài tràm nội là chủ yếu và một phần nhỏ là tràm Öc.

Về động vật rừng có 11 loài thú, 70 loài chim, trong đó có 02 loài quý hiếm là Giang sen và Cổ rắn (Điêng Điểng). Có 27 loài lƣỡng cƣ bò sát thuộc 03 bộ, 09 họ và 21 giống. Trong đó xác định đƣợc 07 loài đƣợc xếp vào danh mục đang bị đe dọa cần đƣợc bảo vệ (theo sách đỏ Việt nam). Ngoài ra, còn xác định đƣợc 04 loài tôm nƣớc ngọt và 02 loài cua. Về thủy sản có 66 loài cá đƣợc tìm thấy thuộc 08 bộ, 20 họ và 48 giống chiếm 26% tổng loài cá ở ĐBSCL. Trong đó, có 04 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển [3].

Nhìn chung, An Giang có sự đa dạng về hệ sinh thái và phong phú nguồn động thực vật. Đây là tài nguyên vốn rất quý để phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, cần phải xác định rõ trong thời gian tới phải quan tâm đầu tƣ, giữ gìn bảo tồn và phát huy hiệu quả tiềm năng để phát triển theo hƣớng bền vững. (Thống kê tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh An Giang - phụ lục 6)

* Núi, rừng

Khác với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL An Giang vừa có đồng bằng vừa có đồi núi. Ngƣời ta thƣờng gọi vùng núi An Giang là Thất Sơn hay Bảy Núi mặc dù An Giang ngày nay có đến 37 ngọn núi có tên. Vùng núi An Giang luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử và văn hóa trong quá trình phát triển, là điều kiện thuận lợi để kết hợp phát triển du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn. Tại Núi Sập có bia ghi công lao của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu đào kinh Thoại Hà nối Long Xuyên với Rạch Giá. Tại Núi Ba Thê có chủa Linh Sơn (Nam Linh Sơn Tự), hai bia đá và một tƣợng phật 4 tay...

An Giang có núi và núi gắn với rừng. Ở An Giang không những có rừng trên núi mà còn có rừng ở đồng bằng, tạo nên một sắc thái cảnh quan độc đáo. Quỹ đất

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)