6. Cấu trúc lận văn
2.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Vùng đồng bằng do phù sa sông Mêkong trầm tích tạo nên, khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tƣơng đối thấp, đất đai vùng đồng bằng rất màu mỡ. Vùng đồi núi chia thành 2 dạng chính: Dạng núi cao, có dốc lớn trên 250
và dạng núi thấp thoải, độ dốc nhỏ dƣới 150. Vùng đồi núi phân bố theo vành đai cánh cung, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, rất có tiềm năng về khoáng sản và phù hợp với phát triển du lịch do có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lịch sử.
An Giang có 2 con sông lớn - sông Tiền, sông Hậu, giữa 2 con sông này tạo thành vùng cù lao, chiếm 30% diện tích đất tự nhiên. Vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hằng năm không chỉ cung cấp phù sa và các nguồn lợi thủy sản mà còn tạo thành những tuyến giao
thông đƣờng thủy quan trọng nối liền các địa bàn trong tỉnh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với các nƣớc bạn nhƣ Campuchia, Lào, Thái Lan và khu vực biển Đông, rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch đƣờng sông.
Khí hậu
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, ổn định, lƣợng ánh sáng và mƣa, ẩm dồi dào. Trong năm có 2 mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27OC; lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mƣa theo mùa.
Thủy văn
Nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lƣu lƣợng trung bình năm 13.800 m3
/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông rạch và kênh lớn, mật độ 0,72 km/km2. Song chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nƣớc của sông Mê Kông, Hằng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng 11, gọi là “mùa nƣớc nổi” nƣớc dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5m, thời gian ngập lụt từ 2 - 4 tháng. Ngập lụt mang lại lợi ích to lớn nhƣ đất có phù sa, vệ sinh đồng ruộng, phù hợp khai thác du lịch mùa nƣớc nổi.
Sinh vật
* Động, thực vật
Tài nguyên động thực vật phong phú, đặc trƣng là thảm thực vật đất ngập nƣớc, bƣng trũng. Thiên nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm cây trồng, vật nuôi phong phú, dồi dào tạo nguồn cung có qui mô lớn cho hoạt động thƣơng mại du lich dịch vụ của tỉnh.
Tính riêng khu vực rừng tràm Trà Sƣ đã có khoảng 140 loài thực vật đƣợc thể hiện qua 5 dạng sống khác nhau. Trong đó có 22 loài thân gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh; thảm thực vật chính của rừng là rừng tràm trồng với các loài tràm nội là chủ yếu và một phần nhỏ là tràm Öc.
Về động vật rừng có 11 loài thú, 70 loài chim, trong đó có 02 loài quý hiếm là Giang sen và Cổ rắn (Điêng Điểng). Có 27 loài lƣỡng cƣ bò sát thuộc 03 bộ, 09 họ và 21 giống. Trong đó xác định đƣợc 07 loài đƣợc xếp vào danh mục đang bị đe dọa cần đƣợc bảo vệ (theo sách đỏ Việt nam). Ngoài ra, còn xác định đƣợc 04 loài tôm nƣớc ngọt và 02 loài cua. Về thủy sản có 66 loài cá đƣợc tìm thấy thuộc 08 bộ, 20 họ và 48 giống chiếm 26% tổng loài cá ở ĐBSCL. Trong đó, có 04 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển [3].
Nhìn chung, An Giang có sự đa dạng về hệ sinh thái và phong phú nguồn động thực vật. Đây là tài nguyên vốn rất quý để phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, cần phải xác định rõ trong thời gian tới phải quan tâm đầu tƣ, giữ gìn bảo tồn và phát huy hiệu quả tiềm năng để phát triển theo hƣớng bền vững. (Thống kê tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh An Giang - phụ lục 6)
* Núi, rừng
Khác với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL An Giang vừa có đồng bằng vừa có đồi núi. Ngƣời ta thƣờng gọi vùng núi An Giang là Thất Sơn hay Bảy Núi mặc dù An Giang ngày nay có đến 37 ngọn núi có tên. Vùng núi An Giang luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử và văn hóa trong quá trình phát triển, là điều kiện thuận lợi để kết hợp phát triển du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn. Tại Núi Sập có bia ghi công lao của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu đào kinh Thoại Hà nối Long Xuyên với Rạch Giá. Tại Núi Ba Thê có chủa Linh Sơn (Nam Linh Sơn Tự), hai bia đá và một tƣợng phật 4 tay...
An Giang có núi và núi gắn với rừng. Ở An Giang không những có rừng trên núi mà còn có rừng ở đồng bằng, tạo nên một sắc thái cảnh quan độc đáo. Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha (trong đó đã có rừng 13.800 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển rừng. Rừng ở An Giang chủ yếu là trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng tràm Trà Sƣ thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên là một trong những điểm du lich sinh thái hấp dẫn với 845 ha rất sinh động bởi hàng vạn con cò bay lƣợn và hàng ngàn con dơi treo mình trên những nhanh tràm xanh
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
* Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ
An Giang có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ lâu đời, tính đến năm 2011 toàn tỉnh có 75 di tích đƣợc xếp hạng. Trong đó, có 28 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 47 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh. Những di tích đƣợc xếp hạng phần lớn thuộc loại di tích lịch sử, khảo cổ rất giá trị, và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trong du lịch. (Danh mục các di tích xếp hạng cấp Quốc gia của tỉnh An Giang - phục lục 7)
- Khu Lƣu niệm Bác Tôn: thuộc xã Mỹ Hoà Hƣng hay còn gọi là Cù lao Ông hổ, cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua, rộng 6,7 ha, đƣợc xây dựng năm 1997 trên khuôn viên xanh mát, nhiều cây trái. Du khách có thể đến đây bằng nhiều phƣơng tiện, con đƣờng thủy, bộ khác nhau và có dịp thăm lại ngôi nhà lƣu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xƣa của Bác.
Ngôi nhà đƣợc xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2
. Vào năm 1984, Bộ Văn Hoá đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ Quốc gia. Để tƣởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, Nhân Dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lƣu niệm của Bác với nhiều công trình mới đƣợc xây dựng xung quanh ngôi nhà Bác nhƣ: Đền thờ Bác Tôn đƣợc xây dựng trong khuôn viên 1.600m2
với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, đối diện với đền thờ là nhà trƣng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tƣ liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gƣơng sáng của dân tộc ta.
- Lăng Thoại Ngọc Hầu: Còn gọi là Sơn Lăng, nằm dƣới chân núi Sam, trƣớc thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phƣờng Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dƣới thời phong kiến,
và là một di tích lịch sử đƣợc xếp hạng cấp quốc gia năm 1997. Bao bọc quanh khu lăng mộ là bức tƣờng dày cả mét, nhuộm sắc rêu phong. Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, hai bên là mộ của 2 phu nhân, vợ chính Bà Châu Thị Tế và vợ thứ Bà Trƣơng Thị Miệt. Nơi đây còn lƣu giữa các sắc phong của triều đại nhà Nguyễn, các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn...
- Chùa Hang: tức Phƣớc Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam (Vĩnh Tế Sơn), Châu Đốc, tỉnh An Giang; đƣợc Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Chùa có hang đá sâu mang truyền thuyết Thanh xà-Bạch xà nên đƣợc gọi là chùa Hang. Chùa quanh năm có gió lộng, thoáng mát là điểm du ngoạn lý tƣởng và cũng là nơi tôn nghiêm để du khách đến hành hƣơng chiêm bái.
- Bia Thoại Sơn: Bia Thoại Sơn là một áng văn hay, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và còn là di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh An Giang, đã đƣợc Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990. Đây là một trong ba di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dƣới chế độ phong kiến còn lƣu lại đến ngày nay. Hiện bia xƣa đƣợc bảo quản khá tốt trong đình thần Thoại Ngọc Hầu tại triền núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Bia Thoại Sơn bằng đá, đầu bia chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán.
- Nhà mồ Ba Chúc: nằm cách thị xã Châu Đốc hơn 40 km về phía Tây Nam, thuộc xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km. Nơi đây ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lƣợc và sát hại hàng ngàn ngƣời dân Ba Chúc vô tội.
- Đền cổ Óc Eo: thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách TP Long Xuyên 30km về phía tây nam. Khu đền cổ đƣợc xây dựng trên vùng đất sầm uất của Vƣơng quốc Phù Nam tồn tại hai ngàn năm trƣớc. Các di chỉ khảo cổ nổi tiếng này do các nhà khảo cổ thuộc viện Viễn Đông Bác nƣớc Pháp phát hiện năm 1942 và các di chỉ khảo cổ khai quật đƣợc tại gò Óc Eo rất có giá trị về văn hóa, lịch sử, kinh tế, kể cả nghệ thuật kiến trúc. Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón đƣợc rất nhiều nhà sƣu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà
còn hấp dẫn đƣợc rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến đây để xem di vật, vết tích đƣợc phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xƣa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Linh Sơn tự: còn đƣợc gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, nằm tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách Thành phố Long Xuyên 25km. Nơi đây lƣu giữ nhiều di vật cùa nền văn hóa Óc Eo có từ hai ngàn năm trƣớc nhƣ tƣợng Phật 4 tay, mặt ngƣời trang trí trên gốm ...Các tƣợng thờ trong Linh Sơn tự mang dấu ấn của nền mỹ thuật Bàlamôn cổ xƣa. Đây là một trong những địa điểm hành hƣơng nổi tiếng của tỉnh.
* Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật
Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay có rất nhiều công trình kiến trúc rất độc đáo, trong đó phải kể đến các công trình kiến trúc tôn giáo, tính ngƣỡng nhƣ Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Tây An, Chùa Xvayton,...
- Miếu bà Chúa xứ Núi Sam: tọa lạc nơi chân núi Sam, trƣớc thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phƣờng Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu bà Chúa Xứ hiện nay đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc phƣơng Đông với hình khối tháp, bốn tầng, mái cong lợp ngói ống trắng men xanh, tƣờng ốp gạch men bóng láng. Trong miếu bà, tƣợng bà Chúa Xứ đội mão, mặc áo bào thêu rồng phụng lấp lánh kim tuyến. Tƣợng Bà là tác phẩm nghệ thuật tạc bằng sa thạch có từ thế kỷ thứ 6, thuộc loại tƣợng thần Vit-Nu. Đây là một di tích lịch sử, kiến trúc & tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang.
- Đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh: đƣợc tọa lạc tại Trung tâm thị xã Châu Đốc, nằm tại góc đƣờng Trần Hƣng Đạo-Nguyễn Văn Thoại, thuộc phƣờng Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, đƣợc xây dựng từ năm 1820-1828, ngôi đình đẹp nhất Nam bộ thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ngƣời có công đầu trong việc mở mang vùng đất Phƣơng Nam. Mái đình lợp ngói đỏ âm dƣơng, phía trên có tƣợng bát tiên, lƣỡng long tranh châu. Trong đình có đỉnh hồng, hoành phi liễn đối...chính giữa thờ bài vị của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
- Chùa Tây An: còn đƣợc gọi là Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam thuộc phƣờng Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa có kiến trúc cổ Ấn-Hoa với ba ngôi lầu, nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sở, đẹp mắt nổi bật trên vách núi xanh thẩm. Ngôi chùa đã đƣợc Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1980; và đã đƣợc Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.
- Tƣợng Phật Di Lặc: nằm trên đỉnh Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Thịnh Biên, tỉnh An Giang. Với nụ cƣời hiền hậu, quảng đại cao 33,60 mét Tƣợng Phật Di Lặc nằm sừng sững giữa vùng cây cối xanh um. Có thể nói đây là công trình nghệ thuật tôn giáo đồ sộ nhất từ trƣớc đến nay tại vùng Bảy Núi An Giang và có thể nói là tƣợng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
- Chùa Xvayton: nằm tại khóm 3, trung tâm huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có trên 300 năm tuổi. Ngôi chùa đƣợc xây dựng tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của ngƣời Khmer vùng Nam Bộ, tọa lạc trong khuôn viên rộng, thoáng, với đƣờng nét thanh nhã, uyển chuyển, hoa văn chạm khắc lạ thƣờng. Trên nóc tháp chùa chính có tƣợng thần rắn Naga dũng mãnh tƣợng trƣng cho sự bất diệt. Đây còn là ngôi chùa lƣu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam.
- Thánh đƣờng Mubarak: nằm ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 62km. Đây đƣợc xem là một thánh đƣờng tiêu biểu có lối kiến trúc hết sức độc đáo mang đậm tính tôn giáo của cộng đồng ngƣời Chăm theo đạo Hồi. Thánh đƣờng có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trƣớc sân rộng. Trên nóc, phía trƣớc có tháp lớn 2 tầng, bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính đều mang hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Nhìn từ xa, thánh đƣờng giống nhƣ các đền thờ cổ cửa Ba Tƣ, Ấn Độ. Do đặc điểm của đạo Hồi nên bên trong không thờ hình ảnh, cốt tƣợng.
* Lễ hội văn hóa dân gian và Tài nguyên du lịch gắn với văn hóa các tộc ngƣời
An Giang có 4 cộng đồng các dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, dân tộc Kinh chiếm đông nhất (94,3%) ngƣời Khmer (4,07%) ngƣời Chăm (0,65%) ngƣời Hoa (0.98%) mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, lễ hội riêng của mình. Ngƣời Chăm sống chủ yếu ở 2 huyện Phú Tân và Tân Châu. Ngƣời Khmer sống tập trung ở 2 huyện miền Núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Tại An Giang còn có các