6. Cấu trúc lận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2015, du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nâng cao chất lƣợng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch tạo đà cho sự phát triển du lịch bền vững với các khu điểm du lịch văn minh, lịch sự, lành mạnh, trật tự đƣợc đảm bảo. Xác định vị trí của du lịch thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội.
Phấn đấu đến năm 2020 An Giang trở thành thành trung tâm văn hóa du lịch của đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Với các sản phẩm du lịch đặc thù, các
khu điểm và các doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành đạt chuẩn để phục vụ và phát triển du lịch.
Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên du lịch, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trƣờng, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về hoạt động theo ngành
Phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch tỉnh An Giang sẽ đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng nhất định, là trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc, thể hiện thông qua cac chỉ tiêu đánh giá hoạt động du lịch nhƣ sau:
- Khách du lịch: Tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 An Giang đón đƣợc trên 5.650.000 lƣợt khách, 469.000 lƣợt khách lƣu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 60.000 lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 5%/năm. Năm 2020 An Giang đón hơn 6.250.000 lƣợt khách đến các khu, điểm du lịch; 657.000 lƣợt khách lƣu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 75.000 lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 5%/năm
- Doanh thu từ du lịch: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ góp phần vào việc kéo dài thời gian lƣu trú của khách, tăng doanh thu từ du lịch, đóng góp nhiều hơn cho GDP toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ 411 tỷ, tăng bình quân 17%/năm và đến năm 2020 đạt 1.023 tỷ, tăng bình quân 20%/năm.
- Vốn đầu tƣ cho du lịch: Tăng cƣờng kêu gọi đầu tƣ cho ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch. Đồng thời, tranh thủ thời cơ và vận hội nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cho giai đoạn 2015 là 250 tỷ đồng, 2020 là 370 tỷ đồng. Tính cho cả giai đoạn đến năm 2020 tổng vốn đầu tƣ cho phát triển du lich là 620 tỷ đồng
- Tăng cƣờng năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. Số lƣợng cơ sở lƣu trú cần có:
+ Năm 2015: có khoảng 90 khách sạn, với 2.575 phòng lƣu trú + Năm 2020: Có khoảng 105 khách sạn, với 3.200 phòng lƣu trú
- Phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2015 cần có tổng số hơn 7.500 lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó có 3.000 lao động trực tiếp), năm 2020 là 8.500 lao động (trong đó có 3.500 lao động trực tiếp)
- Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên du lịch, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trƣờng, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
Hoạt động theo lãnh thổ
Phát triển du lịch trên cơ sở tiến hành quy hoạch chi tiết các điểm du lịch đã và đang khai thác có hiệu quả, tăng cƣờng khai thác các điểm du lịch tiềm năng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc, nghỉ dƣỡng, tham quan các di tích văn hóa lịch sử...kết hợp các loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong vùng và liên vùng. Thể hiện thông qua việc xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh với thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và kể cả nƣớc bạn Campuchia, Lào, Thái Lan.