6. Cấu trúc lận văn
2.4.2. Những hạn chế
Tuy nhiên, qua quá trình đi thực tế đến các khu điểm du lịch cho thấy bên cạnh những mặt đạt đƣợc ngành du lịch An Giang vẫn còn đó những hạn chế cần phải nhìn nhận để tìm cách khắc phục:
Sản phẩm và các dịch vụ du lịch tuy đƣợc đầu tƣ và cải thiện mới nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hƣởng thụ của du khách nên đa số du khách (khoảng 80%) đến tham quan trong ngày rồi đi nơi khác, không nghỉ lại qua đêm tại An Giang, hoặc có nghỉ lại thì chỉ nghỉ 01 đêm. Theo thống kê sơ bộ của ngành du lịch thì số ngày khách lƣu trú bình quân là 1,5 ngày. Trong tổng số khách du lịch đến An Giang, chỉ có khoảng 7% du khách nghỉ tại khách sạn, mức chi tiêu bình quân hàng năm của 1 khách du lịch trên địa bàn chƣa cao. Cơ cấu chi tiêu của khách phần lớn dành cho lƣu trú, kế đến là ăn uống, mua sắm hàng hóa. Riêng việc chi cho hoạt động vui chơi giải trí còn rất thấp vì tại thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc là trung tâm của tỉnh nhƣng lại thiếu những khu vui chơi giải trí và biểu diễn nghệ thuật.
Nguồn kinh phí đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch và xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế. Các công trình giao thông cầu đƣờng nối từ các khu vực du lịch trọng điểm nhƣ Tp. Hồ Chí Minh về An Giang cũng nhƣ tại An Giang đến các Khu điểm du lịch chậm thực hiện và đầu tƣ không đồng bộ đã làm hạn chế việc thu hút du khách và thu hút đầu tƣ. Một số công trình tại các khu, điểm du lịch còn đang quy hoạch và trong giai đoạn xây dựng chƣa hoàn chỉnh, hoặc đầu tƣ nâng cấp chƣa kịp để đƣa vào phục vụ du khách, tiến độ thi công chậm do thiếu vốn, thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản phải tốn nhiều thời gian, giải ngân chậm, công tác bồi hoàn chậm, do đó nhiều tiềm năng du lịch còn bị bỏ ngỏ, nhiều tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác, một số năng lực du lịch chƣa đƣợc phát huy.
Công tác quản lý du lịch lữ hành, quản lý chất lƣợng các dịch vụ du lịch, quản lý môi trƣờng du lịch còn nhiều hạn chế. Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng
cảnh quan du lịch của cộng đồng dân cƣ và một bộ phận du khách chƣa cao đã dẫn đến cảnh mất vệ sinh tại khu di tích lịch sử núi Sam, khu du lịch núi Cấm,... dù ngành du lịch, môi trƣờng và địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý vấn đề này.
Các hiện tƣợng nhƣ chèo kéo khách, mê tín dị đoan, nói thách, tranh bán, thái độ đối với khách hàng thiếu hòa nhã, bán không đúng giá niêm yết, giá dịch vụ ăn nghỉ biến động liên tục, tình hình trật tự xã hội,...tại các khu, điểm du lịch vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Mỗi năm ngành điều tổ chức nhiều khóa đào tạo, nhƣng nguồn nhân lực hiện có chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách du lịch, chƣa thể hiện đƣợc năng lực cạnh tranh so với khu vực, chƣa thể hiện đƣợc khả năng sẵn sàng hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch còn phân tán, không thƣờng xuyên và chƣa mang tính chuyên nghiệp cao. Các doanh nghiệp ít có khả năng tiếp cận các thị trƣờng tiềm năng.
CHƢƠNG 3.ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
3.1.1. Quan điểm phát triển
Đây mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh: Triển khai chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2020, tập trung phát triển du lịch An Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đƣa An Giang trở thành trung tâm văn hóa - du lịch của đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Phát triển tạo ra môi trƣờng để các ngành kinh tế khác cùng phát triển gắn với an sinh xã hội.
Khai thác lợi thế để hình thành sản phẩm du lịch đặc thù: Phát huy những lợi thế sẳn có về vị trí, cơ sở hạ tầng, các tài nguyên du lịch...để từng bƣớc hình thành đƣợc sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng mang tính đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, kinh doanh du lịch, từng bƣớc tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững: Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lƣợng, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Phát triển bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử. Gắn phát 1triển du lịch với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội
3.1.2. Mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2015, du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nâng cao chất lƣợng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch tạo đà cho sự phát triển du lịch bền vững với các khu điểm du lịch văn minh, lịch sự, lành mạnh, trật tự đƣợc đảm bảo. Xác định vị trí của du lịch thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội.
Phấn đấu đến năm 2020 An Giang trở thành thành trung tâm văn hóa du lịch của đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Với các sản phẩm du lịch đặc thù, các
khu điểm và các doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành đạt chuẩn để phục vụ và phát triển du lịch.
Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên du lịch, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trƣờng, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về hoạt động theo ngành
Phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch tỉnh An Giang sẽ đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng nhất định, là trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc, thể hiện thông qua cac chỉ tiêu đánh giá hoạt động du lịch nhƣ sau:
- Khách du lịch: Tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 An Giang đón đƣợc trên 5.650.000 lƣợt khách, 469.000 lƣợt khách lƣu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 60.000 lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 5%/năm. Năm 2020 An Giang đón hơn 6.250.000 lƣợt khách đến các khu, điểm du lịch; 657.000 lƣợt khách lƣu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 75.000 lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 5%/năm
- Doanh thu từ du lịch: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ góp phần vào việc kéo dài thời gian lƣu trú của khách, tăng doanh thu từ du lịch, đóng góp nhiều hơn cho GDP toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ 411 tỷ, tăng bình quân 17%/năm và đến năm 2020 đạt 1.023 tỷ, tăng bình quân 20%/năm.
- Vốn đầu tƣ cho du lịch: Tăng cƣờng kêu gọi đầu tƣ cho ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch. Đồng thời, tranh thủ thời cơ và vận hội nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cho giai đoạn 2015 là 250 tỷ đồng, 2020 là 370 tỷ đồng. Tính cho cả giai đoạn đến năm 2020 tổng vốn đầu tƣ cho phát triển du lich là 620 tỷ đồng
- Tăng cƣờng năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. Số lƣợng cơ sở lƣu trú cần có:
+ Năm 2015: có khoảng 90 khách sạn, với 2.575 phòng lƣu trú + Năm 2020: Có khoảng 105 khách sạn, với 3.200 phòng lƣu trú
- Phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2015 cần có tổng số hơn 7.500 lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó có 3.000 lao động trực tiếp), năm 2020 là 8.500 lao động (trong đó có 3.500 lao động trực tiếp)
- Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên du lịch, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trƣờng, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
Hoạt động theo lãnh thổ
Phát triển du lịch trên cơ sở tiến hành quy hoạch chi tiết các điểm du lịch đã và đang khai thác có hiệu quả, tăng cƣờng khai thác các điểm du lịch tiềm năng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc, nghỉ dƣỡng, tham quan các di tích văn hóa lịch sử...kết hợp các loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong vùng và liên vùng. Thể hiện thông qua việc xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh với thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và kể cả nƣớc bạn Campuchia, Lào, Thái Lan.
3.2 DU LỊCH AN GIANG TRÊN ĐƢỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
An Giang đƣợc coi là cầu nối quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế. Việc mở rộng giao lƣu kinh tế qua khu vực các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang có ý nghĩa lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, An Giang sẽ vận dụng các chính sách để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, cụ thể nhƣ: xuất nhập cảnh, vận chuyển quá cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa... cho các thƣơng nhân Campuchia đến đầu tƣ và hoạt động kinh doanh.
Tiến tới đơn giản hóa các thủ tục cho khách du lịch, chẳng hạn nhƣ Chính phủ đã bãi bỏ thị thực nhập cảnh (Visa) và từng bƣớc nâng cao tính chuyên nghiệp cho
lực lƣợng Hải quan, Biên phòng cũng nhƣ đầu tƣ cơ sở vật chất cho hai lực lƣợng này tại các cửa khẩu của An Giang. Nằm trong khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xƣơng là nơi có nhiều tiềm năng, thu hút số lƣợng khách du lịch giữa hai nƣớc Việt Nam- Campuchia và ngƣợc lại, kể cả nƣớc thứ 3. Chính vì vậy, hằng năm tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về tour, tuyến, hội chợ biên giới mà cụ thể là hội chợ cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm, cụ thể năm 2010 An Giang đã tổ chức thành công hội chợ Thƣơng mại - Du lịch và đầu tƣ ĐBSCL tại huyện Tịnh Biên, để từ đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của hai nƣớc có điều kiện tiếp xúc, tăng cƣờng hợp tác trong việc giới thiệu, quảng bá và kết nối tour và sản phẩm du lịch qua lại giữa hai nƣớc và các tỉnh trong và ngoài khu vực.
Hoạt động du lịch không chỉ gói gọn trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia mà còn có cơ hội và tiềm năng phát triển rộng ra các nƣớc tiểu vùng sông Mêkông. Đây là một trong những nội dung mà An Giang có thể hợp tác để phát triển trong thời gian tới. Chính vì vậy vào tháng 10 hàng năm tại TP HCM đều diễn ra hội chợ triển lãm Quốc tế Du lịch với chủ đề :”Bốn Quốc gia Một điểm đến” (Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam) qua đó đã thu hút các tỉnh thành về tham dự, trong đó có cả tỉnh An Giang. Đây là một triển lãm thƣơng mại du lịch đƣợc sự bảo trợ bởi các Bộ Du lịch Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam. Sự kiện đã thu hút đƣợc sự tham gia của rất nhiều ngƣời tiêu dùng và những nhà tham gia triển lãm từ khắp nơi trong khu vực, mở ra một cơ hội kinh doanh thuận lợi trong khu vực Campuchia, Lào Malaysia và Việt Nam. Đây còn là cơ hội để An Giang giới thiệu quảng bá về tiềm năng lợi thế của địa phƣơng mình với các nƣớc bạn.
Trong thời gian tới An Giang tiếp tục thực hiện đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam với quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy và bình đẳng của tất cả các nƣớc trên thế giới”, tỉnh An Giang đã mở rộng giao lƣu thƣơng mại du lịch với các nƣớc trong khu vực mà trƣớc hết là với Vƣơng quốc Campuchia, với mong muốn phát triển và duy trì tình hữu nghị tốt đẹp và lâu bền
giữa hai nƣớc Việt Nam - Campuchia. Đồng thời để thắt chặt hơn mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai tỉnh An Giang và Tà Keo.
3.3. THIẾT LẬP MA TRẬN SWOT
SWOT
O (Opportunities)
O1: Tình hình kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục sau suy thoái trong năm 2010.
O2: Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. CHính vì vậy lƣợt khách du lịch đến Việt Nam đƣợc gia tăng. Năm 2010, Việt Nam đón khoảng 5triệu lƣợt khách quốc tế. O3: Sân bay Cần Thơ chuyên chở khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế về Cần Thơ, từ đó An Giang có thể khai thác từ nguồn khách du lịch rất lớn này. O4: Nhu cầu du lịch trên thế giới tăng mạnh, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hƣớng chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lƣợt khách quốc tế. Vì thế sẽ tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch An Giang nói riêng ngày càng mở rộng và phát triển.
O5: Sự hợp tác và phối hợp của các ngành trong Ban điều hành Phát triển Du lịch và các ch ƣơng trình liên kết hợp tác du lịch với Tp . Hồ Chí Minh , Tp. Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang , Cà Mau , Đồng Tháp và tỉnh Takeo , Kandal, Tp. Shihanouk Ville , Thủ đô Phompenh - Vƣơng quốc Campuchia đã đi vào chiều sâu sẽ tạo nguồn lƣ̣c mạnh mẽ cho sƣ̣ phát triển ngành
T (Threats)
T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc
tế nhƣ: Thái Lan,
Campuchia, Trung
Quốc...
T2: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách nội địa: Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt... T3: Tình hình thế giới mất ổn định do chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh T4: An Giang cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, khách mất nhiều thời gian cho việc đi lại
T5: Nhu cầu hƣởng thụ của khách du lịch ngày càng cao về sản phẩm du lịch, đặc biệt là khách quốc tế
O6: Việc bỏ chế độ Visa đối với công dân một số nƣớc ASEAN và Nhật Bản, mở thêm các đƣờng bay Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc...đã góp phần thu hút thêm khách du lịch các nƣớc nói trên đến Việt Nam.
O7: Vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc khẳng định thông qua việc nƣớc ta đang là thành viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, mở cửa thị trƣờng theo lộ trình cam kết WTO, khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.
S (Strengths)
S1: An Giang có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, là tỉnh vừa có đồng bằng vừa có đồi núi tạo điểm du lịch hấp dẫn
S2: An Giang đa dạng về bản sắc văn hóa, là nơi sinh sống của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer
S3: An Giang có môi trƣờng xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch
S4: Đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phƣơng