6. Cấu trúc lận văn
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng đất có 9 con sông cùng đổ ra biển nên đƣợc gọi là đất 9 Rồng, nơi có sông nƣớc hữu tình, khí hậu ôn hòa, cây lành trái ngọt quanh năm. Vùng châu thổ phì nhiêu rộng lớn đƣợc ban tặng bởi dòng Mekong với hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi - rừng -biển- đảo…tạo nên một hệ sinh thái đa dạng với bao cảnh quan xinh đẹp, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
Từ trƣớc những năm 1990 khái niệm về du lịch còn khá xa lạ ở vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) này, mặc dù những sinh hoạt nhƣ đi đây đó, thay đổi môi trƣờng, tìm hiểu, thƣ giản, vui chơi giải trí, ăn uống mua sắm...đã trở thành sinh hoạt khá quen thuộc của ngƣời dân trong vùng. Đến nay, nhu cầu du lịch đã đƣợc xác định rõ là một nhu cầu văn hóa làm phong phú đời sống không chỉ dành cho ngƣời khá giả mà của nhiều đối tƣợng khác nhau.
ĐBSCL, vùng đất có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, thế nhƣng du lịch các tỉnh, thành phố trong khu vực này thời gian qua vẫn còn chậm phát triển so với các khu vực khác trong cả nƣớc…Bên cạnh sự yếu kém về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ, số lƣợng chất lƣợng nguồn nhân lực....thì các tỉnh ĐBSCL do mang nhiều tính chất tƣơng đồng về thời tiết khí hậu, sinh hoạt văn hóa cũng gần gũi, nên các sản phẩm khai thác du lịch của các tỉnh nhƣ vƣờn cây, chợ nổi, đặc sản sông nƣớc… mà phần lớn do tự phát rất đơn điệu, trùng lắp dễ gây nhàm chán cho du khách; nhiều hạn chế trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, sự bị động thiếu nhạy bén của một bộ phận cán bộ quản lý Nhà nƣớc và của cả những doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chậm phát triển du lịch.
Bài toán phát triển du lịch lữ hành của khu vực những năm trƣớc mắt còn nhiều điều phải làm nhƣ: quy họach hợp lý hệ thống giao thông, tuyến, điểm du lịch, chọn các loại hình du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng... cần có sự phối hợp, liên kết để khai thác các tour du lịch hấp dẫn nối các điểm dừng do mỗi tỉnh, chắt lọc nhằm giới thiệu cái độc đáo riêng có của mỗi nơi, hình thành tour liên hoàn đầy bản sắc văn hóa, tính cách tinh tế, hồn hậu, hiếu khách của ngƣời dân Miệt vườn châu thổ Nam bộ.
Xét trên thực tế du lịch ĐBSCL có nhiều điều khá hấp dẫn, không chỉ đối với khách nơi khác, mà kể cả trong vùng, trong nƣớc và nƣớc ngoài, lƣợng khách vào hàng năm rất lớn, nhƣng gần nhƣ nghịch lý khi hoạt động lữ hành của khu vực lại rất ít, phổ biến nhất vẫn là khách thuê xe và tự tổ chức, hoặc các chủ xe tổ chức các chuyến theo dạng hợp đồng vận chuyển, và thoải mái trƣơng bảng du lịch trên xe, mà quản lý nhà nƣớc về du lịch không thể can thiệp, bên cạnh đó là bao nhiêu điều bất cập về an ninh, trật tự, môi trƣờng... mà chính quyền nơi đi, nơi đến đều không thể điều chỉnh.
Theo số liệu thống kê nắm đƣợc thì đến nay hầu nhƣ tất cả 13 tỉnh thành đều đã có ký kết văn bản liên kết du lịch với nhiều hình thức: Liên kết song phƣơng, liên kết đa phƣơng, liên kết cụm, vùng, liên kết với Tp.HCM và một số tỉnh miền
Đông, liên kết với nƣớc bạn Campuchia… Tuy nhiên việc liên kết này vẫn chƣa mang lại hiệu quả, còn mang tính hình thức.
Bảng 1.1. Lượng khách du lịch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 An Giang 4.100.000 4.069.609 4.710.430 4.765.000 5.270.000 5.549.087 Kiên Giang 2.561.035 3.131.271 3.308.908 3.853.795 4.320.680 5.067.937 Cần Thơ 543.650 693.055 817.250 820.000 879.800 972.450 Cà Mau 459.530 560.000 670.514 750.000 760.000 800.000 Đồng Tháp 720.542 701.527 961.437 1.130.000 1.184.500 1.313.834 (Nguồn: Sở VHTTDL An Giang và các tỉnh)
Trong bối cảnh hoạt động du lịch ĐBSCL còn manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp thì Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã đƣợc thành lập nhƣ một ngôi nhà chung, một nhạc trƣởng, một tiếng nói chung của những ngƣời làm công tác du lịch giúp các tỉnh tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ hơn nửa để cùng nhau phát triển trong thời gian tới.