Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 28)

6. Cấu trúc lận văn

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, việc xây dựng chỉ tiêu bao gồm các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch là một vấn đề hết sức quan trọng, giúp việc đánh giá đƣợc đầy đủ và khách quan.

1.1.3.1. Chỉ tiêu hoạt động theo ngành

Nguồn khách

Khách du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực trạng sự phát triển du lịch. Một điểm du lịch muốn hoạt động đƣợc nhất thiết phải đƣợc sự có mặt của khách du lịch.

Thông thƣờng khi đánh giá tiêu chí nguồn khách trƣớc hết cần quan tâm đến tổng lƣợt khách du lịch qua các năm và tốc độ tăng tƣởng bình quân, trong đó có cả khách quốc tế và khách nội địa. Tiếp đến là phân tích và xác định mục đích chuyuến đi du lịch nhằm góp phần cho việc hoạch định quy hoạch chiến lƣợc, định hƣớng phát triển du lịch cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Xem xét cơ cấu khách dƣới góc độ phƣơng tiện đi lại, bao gồm đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng thủy,…từ đó làm cơ sở thiết kế các tuyến du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu và điều kiện của du khách, góp phần thúc đẩy việc xây dựng nâng cấp

các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Cuối cùng là xác định đƣợc mức chi tiêu và thời gian lƣu trú của khách du lịch tại một điểm đến du lịch.

Tiêu chí số lƣợng khách đánh giá đƣợc khía cạnh về mặt “lƣợng”, trong khi đó mức chi tiêu bình quân và số ngày lƣu trú đánh giá về khía cạnh “chất”, mà “chất” là vấn đề quan trọng cần đƣợc quan tâm của ngành, nó thể hiện đƣợc kết quả hoạt động du lịch đạt hay không đạt, và đạt ở mức độ nào. Chính vì vậy, để đánh giá việc phát triển du lịch không chỉ quan tâm đến việc thu hút lƣợng khách du lịch mà còn phải tập trung thúc đẩy sự gia tăng thời gian lƣu trú và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại điểm đến.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Đây là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành một cách hiệu quả. Muốn kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch đòi hỏi phải thể hiện đƣợc sự tiện nghi, đa dạng và phong phú của các cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đến. Cơ sở lƣu trú đƣợc thể hiện qua số lƣợng phòng, buồng, công suất sử dụng phòng, phân loại xếp hạng các khách sạn. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn đƣợc thể hiện ở sự có mặt của các khu vui chơi giải trí, mua sắm, cơ sở kinh doanh ăn uống...góp phần vào việc cung cấp các dịch vụ cho du khách, là điều kiện để giữ chân du khách ở lại lâu hơn.

Doanh thu

Doanh thu du lịch gồm tất cả các khoảng chi của khách từ các hoạt động du lịch nhƣ ăn uống, lƣu tru, mua sắm, vận chuyển và các dịch vụ khác…nó thể hiện đƣợc chức năng kinh tế của ngành du lịch.

Nguồn lao động

Chỉ tiêu lao động đƣợc đánh giá qua tổng số lao động, mức độ tăng trƣởng lao động qua các năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động. Đây là một yếu tố quan trọng, đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch, số lƣợng lao động thể hiện khả năng phục vụ du khách và chất lƣợng lao động quyết định đƣợc sự hài lòng của du khách.

Điểm du lịch

Là cấp phân vị thấp nhất, là kết quả đầu ra trƣớc tiên trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Các điểm du lịch trƣớc hết đƣợc phân tích qua sự có mặt của một loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử, hoặc kinh tế - xã hội), cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và mức độ hoạt động tại điểm du lịch. Hai tiêu chí này sẽ quyết định điểm du lịch là điểm đang khai thác hay điểm tiềm năng. Dựa vào sự hấp dẫn của tài nguyên và sự hoàn thiện của kết cấu hạ tầng mà ngƣời ta xếp hạng các điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phƣơng [8].

Tuyến du lịch

Theo điều 25, Luật Du lịch của Việt Nam định nghĩa “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không”. Việc đánh giá tuyến du lịch thƣờng đƣợc thông qua các tiêu chí nhƣ tên, chiều dài tuyến, các điểm du lịch trên tuyến, thời gian hoạt động của tuyến và các sản phẩm du lịch chủ yếu. Tuyến du lịch có thể phân loại thành tuyến du lịch nội tỉnh hay tuyến du lịch liên tỉnh; tuyến du lịch nội địa hay tuyến du lịch quốc tế.

Cụm du lịch

Là nơi tập trung nhiều điểm du lịch với mật độ tƣơng đối lớn. Các tiêu chí đánh gía cụm du lịch là hạt nhân của cụm, các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trƣng. Việc xác định cụm du lịch là cụm đang hoạt động hay cụm tiềm năng đƣợc dựa trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên, khả năng khai thác và thực trạng hoạt động của các điểm du lịch cùng mức độ liên kết của các điểm trong cụm [5].

Trung tâm du lịch

Là nơi tập trung khá đa dạng các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng tƣơng đối phong phú và đặc biệt có vai trò thu hút khách du lịch rất lơn. Đƣợc coi là hạt nhân phát triển du lịch của địa phƣơng. Tiêu chí khi phân tích thực trạng của một trung tâm du lịch là nêu đƣợc các sản phẩm du lịch của trung tâm và đánh giá vai trò của trung tâm du lịch trong sự phát triển của du lịch địa phƣơng [5].

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)