Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng căn hộ chung cư tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 57)

Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng một số phương pháp phân tích sau:

Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp: Hệ số Cronbach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gom và thu nhỏ dữ liệu. Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0,4; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >= 50%. Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >= 1, đồng thời thực hiện phép xoay

bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phân tích hệ số tương quan Pearson - r (Pearson Correlation Coefficient): kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 (Fraenkel & Wallen, 2008). Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến mức độ gắn kết của nhân viên. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r=1). Giá trị r dao động từ lớn hơn 0 đến bằng 1 ta gọi là tương quan thuận, giá trị r dao động từ âm 1 đến nhỏ hơn 0 ta gọi là tương quan nghịch, và giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối tương quan.

Phân tích hồi quy đa biến: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đến mức độ gắn kết của nhân viên.

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp qua nhóm phỏng vấn. Để đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin thu thập ban đầu, tác giả quyết định kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu chính thức là 400. Sau khi kiểm tra, làm sạch thông tin thu thập được trong các bảng hỏi, có 363 bảng hỏi đạt yêu cầu, được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp kiểm định thang đo, sử dụng thang đo Likert, phép kiểm định Croback Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về mẫu điều tra

Dữ liệu sau khi thu thập được thiết kế, mã hóa và nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS, sau đó tiến hành làm sạch. Lý do: dữ liệu sau khi thu thập được loại bỏ những phiếu trống nhiều và phiếu không hợp lệ, sau đó được tiến hành nhập thô vào máy, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán; một số mẫu do đánh sai, thiếu sót xảy ra trong quá trình nhập liệu; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp đưa ra những thông tin chính xác có độ tin cậy cao.

Sử dụng bảng tần số để rà soát tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thông tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng công cụ phần mềm SPSS. Kết hợp với việc rà soát tất cả các biến quan sát qua bảng tần số, không tìm thấy biến nào có thông tin sai lệch. Dữ liệu đã được làm sạch để tiếp tục đưa vào bước kiểm định thang đo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Thông tin cá nhân

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 216 mẫu giới tính Nam (59,5%), 147 mẫu giới tính Nữ (40,5%).

Bảng 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính STT Giới tính Số người Tỷ lệ (%)

1 Nam 216 59,5

2 Nữ 147 40,5

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 7 mẫu độ tuổi từ dưới 20 (1,9%), 22 mẫu tuổi từ 20 -30 (6,1%), 117 mẫu tuổi từ 31 -40 (32,2%), 126 mẫu tuổi từ 41-50 (34,7%), 51 mẫu tuổi từ 51 -60 (14%), 40 mẫu trên 60 tuổi (11%)

Bảng 4.2: Phân bố mẫu độ tuổi STT Tuổi Số người Tỷ lệ (%) 1 Dưới 20 7 1,9 2 20– 30 22 6,1 3 31 – 40 117 32,2 4 41– 50 126 34,7 5 5 5511--6600 51 14,0 6 6 TTrrêênn6600 40 11,0 Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 53 mẫu độc thân (14,6%), 310 mẫu có gia đình (85,4%).

Bảng 4.3: Phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân STT Tình trạng hôn nhân Số người Tỷ lệ (%)

1 Độc thân 53 14,6

2 Có gia đình 310 85,4

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 120 mẫu không con (33,1%), 104 mẫu có 1 con (28,7%), 139 mẫu có 2 con trở lên (38,3%).

Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo Số con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Số con Số Phần trăm (%)

1 Chưa có con 120 33,1

2 1 con 104 28,7

3 2 con trở lên 139 38,3

Tổng 363 100,0

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 67 mẫu có trình độ phổ thông (18,5%), 43 mẫu có trình độ trung cấp và cao đẳng (11,8%), 187 mẫu đại học (51,5%), 36 mẫu trên đại học (9,9%), 30 mẫu khác (8,3%).

Bảng 4.5: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn STT Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) 1 Phổ thông 67 18,5 2 Trung cấp, cao đẳng 43 11,8 3 Đại học 187 51,5 4 Trên đại học 36 9,9 5 Khác 30 8,3 Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 61 mẫu kinh doanh (16,8%), 16 mẫu là nội trợ (4,4%), 33 mẫu là công nhân lao động (9,1%), 186 mẫu là cán bộ, công chức (51,2%), 41 mẫu là hưu trí (11,3%), 26 mẫu là nghề khác (7,2%)

Bảng 4.6: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp

STT Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%) 1 Kinh doanh 61 16,8 2 Nội trợ 16 4,4 3 Công nhân 33 9,1 4 Cán bộ công chức, viên chức 186 51,2 5 Hưu trí 41 11,3 6 Khác 26 7,2 Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 41 mẫu thu nhập dưới 5 triệu (11,3%), 139 mẫu thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10 triệu (38,3%), 105 mẫu thu nhập từ 10 triệu đến dưới 15 triệu (28,9%), 78 mẫu thu nhập trên 15 triệu (21,5%).

Bảng 4.7: Phân bố mẫu theo thu nhập

STT Thu nhập Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dưới 5 triệu 41 11,3

2 Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 139 38,3 3 Từ 10 triệu đến dưới 15 triệu 105 28,9

4 Trên 15 triệu 78 21,5

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 343 mẫu có nơi sống là THÀNH PHố Nha Trang (94,5%), 20 mẫu có nơi sống là nơi khác (5,5%).

Bảng 4.8: Phân bố mẫu theo nơi sống

STT Địa phương Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thành phố Nha Trang 343 94.5

2 Khác 20 5.5

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 41 mẫu giá căn hộ dưới 5 triệu/m2 (11,3%), 151 mẫu giá căn hộ từ 5 triệu đến dưới 8 triệu/m2 (41,6%), 74 mẫu giá căn hộ từ 8 triệu đến dưới 10 triệu/m2 (28,9%), 97 mẫu giá căn hộ trên 10 triệu/m2 (26,7%).

Bảng 4.9: Phân bố mẫu theo giá căn hộ

STT Giá cả căn hộ Số lượng Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Dưới 5 triệu/m2 41 11,3

2 Từ 5 triệu đến dưới 8 triệu/ m2 151 41,6 3 Từ 8 triệu đến dưới 10 triệu/ m2 74 20,4

4 Trên 10 triệu/ m2 97 26,7

Tổng 363 100,0

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 214 mẫu địa chỉ căn hộ là trung tâm thành phố (59%), 149 mẫu là nơi khác (41%).

Bảng 4.10: Phân bố mẫu theo địa chỉ căn hộ

STT Địa chỉ căn hộ Số người Tỷ lệ (%)

1 Trung tâm thành phố 214 59,0

2 Khác 149 41,0

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 51 mẫu là tầng trệt (14%), 204 mẫu là từ tầng 2- 5 (56,2%), 108 mẫu từ tầng 6 trở lên (29,8).

Bảng 4.11: Phân bố mẫu theo tầng nhà

STT Tầng nhà Số người Tỷ lệ (%)

1 Tầng trệt 51 14.0

2 Tầng 2 -5 204 56.2

3 Tầng 6 trở lên 108 29.8

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 84 mẫu là hướng Đông (23,1%), 76 mẫu là hướng Tây (20,9%), 79 mẫu hướng Nam (21,8%), 110 mẫu hướng Bắc (30,3%), 14 mẫu hướng khác (3,9%).

Bảng 4.12: Phân bố mẫu theo hướng nhà

STT Hướng nhà Số người Tỷ lệ (%) 1 Đông 84 23,1 2 Tây 76 20,9 3 Nam 79 21,8 4 Bắc 110 30,3 5 Khác 14 3,9 Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 65 mẫu có 1 phòng ngủ (17,9%), 279 mẫu có 2 phòng ngủ (76,9%), 19 mẫu có trên 2 phòng ngủ (5,2%).

Bảng 4.13: Phân bố mẫu theo số phòng

STT Số phòng ngủ trong căn hộ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 1 phòng ngủ 65 17,9

2 2 phòng ngủ 279 76,9

3 Trên 2 phòng ngủ 19 5,2

Tổng 363 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 100 mẫu có diện tích trên 50 m2 (27,5%), 238 mẫu có diện tích 50 -70 m2 (65,6%), 23 mẫu trên 70 m2 (6,3%), 2 mẫu nhỡ thông tin (0,6%).

Bảng 4.14: Phân bố mẫu theo diện tích STT Diện tích căn hộ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trên 50 m2 100 27,5

2 Từ 50 -70 m2 238 65,6

3 Trên 70m2 23 6,3

4 Nhỡ 2 0,6

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 161 mẫu không có thang máy (44,4%), 202 mẫu có thang máy (55,6%).

Bảng 4.15: Phân bố mẫu theo căn hộ có thang máy

STT Thang máy Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Không có thang máy 161 44,4

2 Có thang máy 202 55,6

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 120 mẫu mua nhà trước 2005 (33,1%), 141 mẫu mua thời điểm 2006 - 2010 (38,8%), 102 mẫu mua sau 2010 (28,1%).

Bảng 4.16: Phân bố mẫu theo thời điểm mua nhà

STT Thời điểm mua nhà Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trước 2005 120 33,1

2 2006 -2010 141 38,8

3 Sau 2010 102 28,1

Tổng 363 100,0

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Trong 363 mẫu nghiên cứu, có 326 mẫu có quyền sở hữu (89,8%), 11 mẫu cho thuê (3%), 26 mẫu đang thuê (7,2%).

Bảng 4.17: Phân bố mẫu theo quyền sở hữu STT Quyền sở hữu nhà Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Sở hữu 326 89,8

2 Cho thuê 11 3,0

3 Đang thuê 26 7,2

Tổng 363 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng căn hộ chung cư tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 57)