0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 63 -63 )

2. 4 TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI

3.1.2. Đặc điểm phân bố

3.1.2.1. Tính chất khu hệ, phân bố địa lý

Do đối tượng nghiên cứu của luận án là các loài tôm kinh tế thuộc họ Penaeidae của hai giống tôm Metapenaeus và giống tôm Penaeus, vì vậy nội dung này chỉ tập trung tìm hiểu tính chất khu hệ, phân bố địa lý của họ Penaeidae.

Dall (1991) và nhiều tác giả khác cho rằng, tôm họ Penaeidae ở nước ta thuộc khu hệ Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và trên quan điểm này thì thành phần loài tôm Penaeidae ở KVNC được phân thành các nhóm chính:

Nhóm Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương phân bố rộng: Gồm các đại diện

Penaeus monodon, P.latisulcatus, Metapenaeus ensis, M.affinis, Parapenaeopsis tenella.

Nhóm nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: Gồm các đại diện

Penaeus merguiensis, Parapenaeopsis hardwickii, P. hungerfordi.

Nhóm Tây Bắc Thái Bình Dương: Gồm các đại diện Trachypenaeus curvirostris, Metapenaeopsis barbata.

Nhóm Tây Nam - Thái Bình Dương: Gồm các đại diện Metapenaeus tenuipes, M.lysianassa, Parapenaeopsis gracillima.

Nhóm Tây Ấn Độ Dương: Gồm các đại diện Penaeus indicus, Metapenaeus breviconis, Parapenaeopsis cultrirostris.

Ngoài các nhóm tôm thuộc khu hệ Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương với các đại diện được kể trên đây, một số loài tôm đã ghi nhận được ở KVNC có đặc tính phân bố rộng ở các vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, Malaysia. Điều

này chứng tỏ thành phần loài tôm họ Penaeidae ở KVNC cũng thuộc khu hệ phụ Ấn Độ - Malaysia.

3.1.2.2. Phân bố theo điều kiện sinh thái

Về phân bố theo độ sâu, các loài tôm họ Penaeidae đã ghi nhận được ở KVNC đa số đều thuộc nhóm phân bố biển nông (là những loài tôm sống chủ yếu ở độ sâu dưới 50m). Tuy nhiên cũng có một số loài tôm thích nghi với độ sâu từ bờ đến 100m như Metapenaeopsis barbata, M. toloensis.

Về phân bố theo điều kiện sinh thái, ngoài những đặc điểm phân bố địa lý tự nhiên và phân bố theo độ sâu, thành phần loài tôm ở KVNC còn có sự phân bố theo điều kiện sinh thái khác nhau:

* Nhóm loài cửa sông: Là nhóm tôm có số lượng loài đông nhất, gồm những loài trong chu kỳ vòng đời có giai đoạn ấu trùng và tôm con thích nghi vùng nước cửa sông và gần cửa sông. Nhóm này có thể chia thành 2 nhóm phụ:

Nhóm phụ rộng muối: Bao gồm những loài thích nghi với khu vực cửa sông, ven biển giáp cửa sông, nơi có độ trong thấp và biên độ dao động độ mặn lớn, kể cả giai đoạn trưởng thành. Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển rất thích hợp với điều kiện sống của chúng. Đại diện cho nhóm này là Metapenaeus ensis, đây cũng là loài được giữ nuôi phổ biến ở Cà Mau. Tần suất bắt gặp trong các đợt khảo sát ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển là 100%.

Nhóm phụ hẹp muối: Bao gồm những loài thích nghi với vùng cửa sông nhưng hẹp muối. Thời kỳ ấu trùng và tôm con sống ở vùng cửa sông, ven biển giáp cửa sông (vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển), nhưng khi trưởng thành chúng chỉ thích nghi với độ mặn cao và ổn định, do đó chúng rời khu vực cửa sông, nơi có độ mặn thấp và hay thay đổi, để ra vùng nước xa bờ hơn có độ mặn, độ trong cao hơn và ổn định (vùng biển ven bờ Cà Mau). Đại diện cho nhóm phụ này: Penaeus merguiensis, P.indicus, Parapenaeopsis

vv... Trong số đó loài Penaeus merguiensis và P.indicus được giữ nuôi phổ biến ở Cà Mau.

* Nhóm hải đảo xa bờ: Bao gồm những loài thích nghi với những vùng biển có đáy bùn, bùn cát hoặc cát bùn thuộc các khu vực xa cửa sông, nơi có độ trong và độ mặn cao và ổn định. Nhóm này có: Penaeus monodon. Thời kỳ tôm con cư trú và sinh trưởng ở vùng cửa sông (vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển), khi trưởng thành chúng di chuyển xa bờ hơn, nơi có độ mặn ổn định, có độ trong lớn để giao vĩ và đẻ trứng (vùng biển ven bờ Cà Mau). Đây là loài tôm được nuôi phổ biến ở Cà Mau. Tuy nhiên nguồn tôm giống trong tự nhiên rất ít, chủ yếu người nuôi sử dụng giống tôm sinh sản nhân tạo.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 63 -63 )

×