2. 4 TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI
3.4.1. Thực trạng công tác bảo vệ NLTS qua việc quản lý nghề te
đáy sông ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ NLTS: Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển trực thuộc VQG mũi Cà Mau, do đó công tác quản lý và bảo vệ NLTS do VQG mũi Cà Mau đảm trách, với bộ phận chuyên trách là Ban Quản lý phân khu Bảo tồn biển (có sự phối hợp với Phòng Thanh tra Thủy sản Cà Mau) thực hiện nhiệm vụ.
Vị trí, diện tích bảo vệ: Khu vực bảo vệ NLTS ở VQG mũi Cà Mau là 26.600 ha - còn gọi là Phần Bảo tồn biển, được tính từ mép biển phía tây ra biển (Bãi bồi Tây Ngọc Hiển thuộc diện tích Phần Bảo tồn biển này) [38].
Các văn bản pháp lý quy định về công tác quản lý và bảo vệ NLTS ở VQG mũi Cà Mau:
Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 07/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải tỏa các hộ dân bao ví nuôi tôm, trả lại trạng thái tự nhiên cho vùng Bãi bồi Vườn Quốc gia mũi Cà Mau”.
Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 06/1/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc bảo vệ phát triển rừng ngập mặn và vùng Bãi bồi huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau.
Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2003 về việc chuyển khu vực Bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi tỉnh Cà Mau thành Vườn Quốc gia mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Quyết định số 57/QĐ-CTUB ngày 08/2/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bãi bồi phía Tây Ngọc Hiển.
Quyết định số 490/QĐ-CTUB ngày 11/6/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc tiếp tục giải tỏa các hình thức khai thác thủy sản trong vùng cấm khu vực Bãi bồi.
Quyết định số 1293/QĐ-CTUB ngày 09/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc ngiêm cấm khai thác trong khu vực 240 km2 Bãi bồi phía Tây Ngọc Hiển.
Ưu điểm và hạn chế của công tác bảo vệ NLTS qua việc quản lý nghề te và nghề đáy sông ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Do nghề đáy sông không bị cấm khai thác ở Cà Mau, vì thế chúng tôi chủ yếu tiến hành đánh giá ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý và bảo vệ NLTS qua việc quản lý hoạt động nghề te ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển.
Những ưu điểm:
Đã ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ NLTS tại bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau: từ 2006 - tháng 4/2009 đã bắt giữ và xử lý 1067 vụ, thu phạt được hơn 3 tỷ đồng (Nguồn: Thanh tra Thủy sản).
Thực hiện triển khai rộng rãi, có hiệu quả công tác phổ biến văn bản pháp luật, quy định pháp quy của nhà nước, địa phương đến các hộ ngư dân làm nghề KTTS: 100% hộ được tuyên truyền, phổ biến.
Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo vệ NLTS.
Nhà nước cần quan tâm hơn đến chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp nghề cho người làm công tác Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
Thực hiện chính sách như cảnh sát biển: Công tác bảo vệ NLTS là nghề nguy hiểm, thực tế trong những năm vừa qua đã có một số cán
bộ bị hi sinh, bị thương tích do ngư tặc tấn công trong khi thực thi nhiệm vụ, nhưng chưa được xét tặng liệt sỹ hay thương binh.
Có chế độ làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ: Ngư tặc luôn sẵn sàng vi phạm 24/24 giờ, trong khi cán bộ lại chỉ hoạt động theo giờ hành chính, lợi dụng sơ hở này các ngư tặc tranh thủ hoạt động và đây là lý do cơ bản chưa giải quyết cơ bản, triệt để tình trạng vi phạm KTTS ở khu vực này.
Tăng mức kinh phí hoạt động: Với mức kinh phí hiện tại 10 triệu đồng/tháng cho tất cả các hoạt động là chưa hợp lý, nếu chỉ dành mua nhiên liệu được khoảng gần 500 lít xăng và 10 lít nhớt trong khi diện tích cần bảo vệ lớn là 26.600ha (phương tiện là cano: 1 lít xăng chạy được 2km; phương tiện là vỏ lãi: 1 lít xăng chạy được 7km).
Tăng cường chức năng cho Phân khu Bảo tồn biển: Nhằm tạo sự chủ động trong công việc bằng việc công nhận Khu Bảo tồn biển chứ không phải là Phân khu như hiện tại; nên có sự phân khu chức năng trong khu vực vv... rất tiếc cho đến nay những đề xuất hợp lý này hầu hết vẫn chưa được chấp thuận.
Những hạn chế:
Công tác giáo dục nhận thức về công tác bảo vệ NLTS cho ngư dân chưa đạt hiệu quả. Nhận thức của đa số người dân và ngư dân về các văn bản pháp luật liên quan đến nghề KTTS còn rất mơ hồ, hạn chế.
Thiếu sự phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác bảo vệ NLTS cho nhân dân với một số ngành chức năng địa phương.
Công tác tham mưu, phối hợp với các cấp, ngành về công tác Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế: tham mưu chậm, thiếu cơ sở thuyết phục với các cấp lãnh đạo, chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương, còn để xảy ra tình trạng hồi cư của ngư dân ở Gò Công - Nguyễn Việt Khái
nằm trong khu vực Bãi bồi. Không khắc phục được tình trạng hoạt động của một số nghề có tính sát hại nguồn lợi thủy sản, mà còn để xuất hiện nhiều nghề sát hại nguồn lợi mới với số lượng lớn trong khu vực Quản lý của Ban. Chưa tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ NLTS phù hợp với đối tượng, phạm vi quản lý của VQG.
Một số cán bộ còn có hiện tượng né tránh, nể nang, thậm chí là đồng lõa, bảo kê cho ngư dân trong quá trình khai thác nguồn lợi Thủy sản [59].
Xác định nguyên nhân của những hạn chế:
Việc thành lập VQG cùng với các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đã tạo ra mâu thuẫn giữa người dân địa phương vốn sống phụ thuộc chủ yếu vào khai thác nguồn lợi thủy hải sản. Mục tiêu của việc thành lập VQG tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh có giá trị kinh tế, khoa học mà chưa chú trọng đến phát triển kinh tế biển, cải thiện cuộc sống của cộng đồng ngư dân, nguyên nhân này vô tình đẩy mâu thuẫn giữa những người dân với cơ quan quản lý nhà nước ngày một gay gắt.
Để có thể nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở một VQG, tôi cho rằng cần có những giải pháp khoa học, kịp thời và phù hợp với tình hình hiện nay của địa phương.