1.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội [1]
Cà Mau là một bán đảo, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan), phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông. VQG mũi Cà Mau nằm ở tọa độ 8032’ đến 8049’ vĩ độ bắc và từ 104040’ đến 104055’ kinh độ đông với tổng diện tích 41.862 ha, trong đó đất liền là 15.262 ha (gồm đất rừng và đất trống) nằm trên địa phận hành chính của 3 xã: xã Đất Mũi, xã Viên An (huyện Ngọc Hiển), xã Đất Mới (huyện Năm Căn), phần bảo tồn ven biển là 26.600 ha - là Bãi bồi Tây Ngọc Hiển (còn gọi là Bãi bồi) được tính từ mép biển phía tây ra biển.
Bãi bồi, nơi có hai cửa sông lớn nhất Cà Mau đổ ra biển là cửa sông Cửa Lớn và cửa Bảy Háp, chúng có vai trò quan trọng trong giao thông, thương mại và đặc biệt trong nghề khai thác thủy hải sản.
Sông ngòi Cà Mau có mật độ dày đặc, nối với nhau thành mạng lưới chằng chịt, với tổng chiều dài khoảng 7000 km và tổng diện tích mặt nước là 15.756 ha, có các sông lớn đổ ra biển Đông và biển Tây như: sông Bảy Háp với chiều dài hơn 50 km nối sông Gành Hào với cửa Bảy Háp; sông Mương Điều từ Gành Hào chảy qua Đầm Dơi đổ vào sông Cửa Lớn với chiều dài 45 km vv...
Cà Mau nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu và gần xích đạo, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của biển và rừng
nên có pha một phần khí hậu Hải dương, với nền nhiệt độ cao tương đối ổn định. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Cà Mau có nền nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt 26,60C, giá trị trung bình của giới hạn cực đại là 31,20C và cực tiểu là 23,30C. Tổng nhiệt độ cả năm khoảng 9.5000C.
Độ ẩm tương đối trung bình từ 73% đến 89%. Trong các tháng mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) độ ẩm tương đối của không khí thấp, đạt 75%. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11), độ ẩm tương đối của không khí có khi vượt quá 89%.
Tổng số giờ chiếu sáng trung bình/năm từ 2.200 - 2.600 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là vào các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), số giờ chiếu sáng đạt trên 240 giờ nắng/tháng, thấp nhất vào tháng 9 là 58 giờ nắng. Tổng lượng bức xạ trung bình >100kcal/cm2/năm và > 8 kcal/cm2/tháng.
Cà Mau chịu ảnh hưởng chính bởi chế độ gió mùa và gió biển. Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam. Mùa gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau - trùng với mùa khô. Mùa gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11- trùng với mùa mưa. Mùa mưa thường có gió xoáy và giông (hàng năm Cà Mau có từ 50 - 90 ngày có giông, thời gian hay có giông nhất là tháng 5 và tháng 8). Ngoài ra, do có biển bao bọc nên gió địa phương ở đây mang tính chất gió biển - gió đất thổi theo chu kỳ ngày đêm với cường độ thấp.
Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung là khu vực rất ít khi có bão. Trong 55 năm quan sát chỉ có 9 cơn bão trực tiếp đổ vào biển Nam Bộ, trong đó Cà Mau bị ảnh hưởng trực tiếp là cơn bão số 5 năm 1997, còn lại chỉ ảnh hưởng mang tính chất gián tiếp. Thời kỳ bão hoạt động trên
Nhiệt độ nước biển trung bình vào mùa khô từ 25,40C - 26,50C và vào mùa mưa là 270C - 280C. Do có độ sâu nhỏ nên nhiệt độ khá đồng đều giữa tầng mặt và tầng đáy. Vào cuối mùa khô, nhiệt độ tầng mặt dao động trong khoảng 290C - 300C, cá biệt có nơi tới 310C và thấp nhất là 28,50C.
Độ mặn nước biển vùng biển Cà Mau thay đổi khá phức tạp. Độ mặn thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước cửa sông, động lực là hoàn lưu nước biển. Vùng ven bờ, độ mặn dao động từ 27 - 28‰, ở các khu vực càng gần bờ và gần các cửa sông độ muối giảm dần. Vùng khơi, độ mặn có thể lên tới 33,5‰ vào tháng 2 và tháng 3, thấp nhất vào tháng 8 và tháng 9.
Dòng chảy vùng biển Đông Cà Mau luôn thay đổi cả hướng lẫn tốc độ, với 2 dòng hải lưu chính là dòng chảy mùa hè và dòng chảy mùa đông. Tốc độ dòng chảy tương đối nhỏ (10 - 15cm/s). Ở vùng cửa sông, vào mùa mưa tốc độ dòng chảy tương đối mạnh (20 - 30m/s). Biển Tây, dòng chảy mang tính chất cục bộ và có tốc độ yếu hơn.
Sông ngòi thường đóng vai trò của những kênh dẫn triều đưa nước biển xâm nhập ngược dòng làm nhiễm mặn gần toàn bộ sông, rạch của tỉnh. Dao động mực nước trên toàn bộ hệ thống sông, rạch tỉnh Cà Mau kể cả những điểm nằm sâu trong nội địa chủ yếu do lan truyền từ biển Đông, biển Tây và sự tương tác giao thoa giữa chế độ bán nhật triều không đều biển Đông với chế độ nhật triều không đều biển Tây đã tạo nên tính đa dạng, phức tạp trong đặc điểm thủy triều. Phía biển Đông có chế độ bán nhật triều với biên độ triều khá lớn, vào các ngày triều cường, biên độ triều đạt 3 - 3,5 m, vào các ngày triều kém biên độ triều cũng đạt từ 1,8 - 2,2 m. Phía biển Tây, có chế độ nhật triều không đều, biên độ triều thấp, cực đại chỉ đạt khoảng 1,2 m, vào kỳ triều kém biên độ chỉ còn 0,6 m.
Tài nguyên rừng [50]:
Rừng Cà Mau là rừng ngập mặn và rừng tràm nước ngọt, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài thuỷ sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Diện tích rừng chiếm khoảng 11.000 km2, riêng khu vực Bãi bồi - VQG mũi Cà Mau là rừng ngập mặn, chủng loại cây rừng chủ yếu là mắm và hỗn giao với diện tích khoảng 8.569 ha, trong đó rừng tự nhiên là 4.196 ha, rừng trồng là 4.373 ha. Rừng mắm tự nhiên phân bố tập trung ven bờ biển Tây (khu vực ven cửa Bảy Háp và mũi Ông Trang), mật độ cây tái sinh cao (hơn 20.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, đa số có đường kính nhỏ hơn 3 cm, chúng tập trung thành từng dải với chiều rộng 5 - 50 m, vào sâu hơn, sau dải rừng mắm non là dải rừng mắm già tuổi hơn, có đường kính khoảng 4 - 10 cm, với độ tán che từ 0,6 - 0,8 m, chiều cao rừng 4 - 10 m. Một vài nơi ở Bãi bồi có sự hỗn giao tạo nên rừng mắm - đước.
Điều kiện xã hội [7]:
Đơn vị hành chính: Cà Mau có 09 đơn vị hành chính huyện, thành phố, bao gồm: Thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước, huyện Đầm Dơi, huyện Ngọc Hiển, huyện Năm Căn, huyện Thới Bình, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân. VQG mũi Cà Mau nằm trên địa phận hành chính của 03 xã: xã Đất Mới (huyện Năm Căn), xã Đất Mũi và xã Viên An (huyện Ngọc Hiển).
Dân số: Dân số Cà Mau năm 2008 ước đạt khoảng 1.200.000 người, mật độ trung bình là 230 người/km2. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên là 1,86%. Dân cư sống rải rác ven sông, kênh, rạch; sống đông đúc ở các thị tứ, thị trấn và đông nhất ở thành phố Cà Mau (797 người/1km2 ).
Diện tích và cư dân 03 xã nằm trong VQG mũi Cà Mau cụ thể như sau: Xã Đất Mũi có diện tích 15.025 ha với 9 ấp, số hộ dân là 3.240 hộ; Xã Viên
diện tích 9.575 ha với 11 ấp, số hộ dân là 2.058 hộ. Dân cư của xã Nguyễn Việt Khái (là xã vùng ven VQG mũi Cà Mau) có diện tích 10.853 ha, số hộ dân là 3.836 hộ.
Về thành phần dân tộc: Cư trú trên địa bàn Cà Mau có 20 dân tộc, người Kinh chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc khác.
Đời sống kinh tế, văn hoá xã hội:
Kinh tế: Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, hàng năm đóng góp ngân sách gần 40% GDP toàn tỉnh và đã tạo công ăn việc làm cho gần 400 nghìn lao động (khoảng 30% tổng dân số toàn tỉnh và 45,5% người trong độ tuổi lao động) bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến [23]. Khảo sát ở VQG mũi Cà Mau, có khoảng 90% các hộ trong vùng sống dựa vào việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên cuộc sống của phần lớn các hộ dân ở VQG mũi Cà Mau còn nghèo, vì đây là khu vực cấm tất cả các hoạt động khai thác thủy sản, nguồn thu nhập hợp pháp là nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm và cua) và đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên cùng chung tình trạng với ngư dân nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh, việc nuôi tôm, cua không được thuận lợi, liên tục bị mất mùa, trong khi đánh bắt xa bờ đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế để mua sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ thì họ lại không có khả năng. Để kiếm sống họ làm thêm một số nghề dù biết đó là những nghề cấm ở trong VQG, như: đốt than, đẩy te, đóng đáy, đăng, đặt lú, lưới ba màng vv…nhưng thu nhập cũng chỉ đạt khoảng 13,5- 13,8 triệu đồng/hộ/năm, tức khoảng 2,7-3,0 triệu đồng/người/năm (bình quân thu nhập trên hai trăm ngàn đồng/tháng) [70].
Văn hóa xã hội: Dân trí Cà Mau nói chung còn thấp so với mặt bằng chung toàn quốc. Hiện có 76,3% số người lao động ở Cà Mau chưa qua đào
tạo, 23,7% được đào tạo, cán bộ có trình độ sau đại học rất ít (khoảng 200 người tập trung chủ yếu trong ngành giáo dục và y tế).
Dân trí của cư dân sống ở VQG mũi Cà Mau khá thấp, tỷ lệ người dân có trình độ trung học phổ thông trở lên rất ít. Năm học 2010 - 2011 huyện Ngọc Hiển mới có 01 trường trung học phổ thông đi vào hoạt động. Vì thế từ trước đến nay con em người dân nơi đây muốn theo học trung học phổ thông đều phải qua học nhờ các huyện khác hay thành phố Cà Mau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở sự nâng cao dân trí cho cư dân ở VQG mũi Cà Mau.
Về y tế: Điều kiện Y tế trên thành phố Cà Mau khá tốt, tuy nhiên luôn trong tình trạng quá tải, do y tế ở cấp huyện, xã, ấp còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, tài lực vv…hầu hết các xã chưa có bác sĩ điều trị, nên một số bệnh thường gặp cũng không chữa trị được phải chuyển lên tuyến trên. Về mặt chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2007 là 20,4%.
Đường giao thông: 8/9 huyện có đường bộ liên huyện (trừ huyện Ngọc Hiển). Thành phố Cà Mau và trung tâm các huyện giao thông chủ yếu là đường bộ, còn từ huyện đến xã, ấp giao thông chủ yếu là đường thủy gây khó khăn về giao thương cho người dân sống ở đây.
Điện lưới và các phương tiện thông tin truyền thông: Điện thắp sáng được kéo đến từng hộ gia đình, mỗi xã có 01 bưu điện cung cấp cơ bản các dịch vụ Internet, báo chí, điện thoại (đa số người dân ở khu vực này sử dụng điện thoại di động).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về tôm giống
Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản của nguồn lợi tôm giống ở Cà Mau được bắt đầu từ thập niên 80, thế kỷ XX. Một số
Khi xác định trữ lượng bãi tôm giống ở cửa Ông Trang, Minh Hải (cũ), Đoàn Văn Đẩu (1984) cho rằng, hàng năm bãi tôm này đã bị khai thác phí phạm 8 tỷ tôm giống các loại, trong đó khoảng 54% là tôm Penaeus merguiensis và Penaeus indicus [21]. Theo chương trình điều tra 60.02, vùng biển Minh Hải lúc đó còn khoảng 5 tỷ tôm giống (Đoàn Văn Đẩu, 1985) [22].
Đánh giá biến động nguồn lợi tôm giống vùng cửa sông Bãi bồi Cà Mau, Lê Trọng Phấn và cộng sự (1994) nhận thấy, tôm giống thuộc họ Penaeidae xuất hiện nhiều ở vùng Bãi bồi đã được nhân dân thu vào đầm để nuôi thành tôm thịt, chủ yếu là hai loài tôm Penaeus merguiensis và
Penaeus indicus. Tôm Penaeus monodon cũng có trong vùng nhưng số lượng ít. Ấu thể tôm thu được bình quân mỗi lưới là 31 con/lưới vào mùa mưa và 61 con/lưới vào mùa khô. Ban đêm và lúc triều xuống vớt được nhiều hơn. Mật độ ấu trùng tôm biến đổi theo không gian có quy luật, tại Bãi bồi có số lượng cao, 67 cá thể/lưới, giảm dần tại Ông Trang là 14 cá thể/lưới. Từ số liệu ấu thể tôm trên đơn vị thể tích nước, ước tính trữ lượng tôm giống đạt khoảng 2 tỷ con [40]. Nghiên cứu tôm giống đi vào trong các kênh rạch Đầm Dơi (Minh Hải) cho thấy mật độ tôm trung bình dao động từ 0,002 - 0,165 con/m3 nước (Phạm Văn Miên và cộng sự, 1995) [36].
, Kết quả nghiên cứu của đề tài Điều tra nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển thuộc hệ thống sông Cửu Long để bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thuỷ sản được Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (1998) cho biết: thành phần loài tôm ở cửa sông Ông Đốc bắt gặp 18 loài thuộc 5 họ, trong đó họ Penaeidae chiếm 50% số loài; tại cửa sông Cửa lớn bắt gặp 13 loài thuộc 5 họ; sản lượng khai thác ở cửa sông Ông Đốc là 1,4 kg/ha, cửa sông Cửa Lớn là 0,5 kg/ha [65].
Năm 2004, khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã thực hiện đề tài Điều tra nguồn lợi tôm, cua,
cá vùng Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả xác định được 09 loài tôm giống và 01 loài cua giống. Ước lượng tổng trữ lượng tôm, cua giống các loại đạt trung bình là 5.966,3 triệu cá thể. Trữ lượng cao nhất là 11.684,4 triệu cá thể vào tháng 4, thấp nhất là 197,1 triệu cá thể vào tháng 9. Tiếc là số liệu không tách biệt giữa tôm và cua [16].
1.3.3. Ảnh hưởng của một số loại nghề khai thác đến tôm con và một số giải pháp bảo vệ giải pháp bảo vệ
Việc nghiên cứu hiện trạng hoạt động của một số loại nghề khai thác thủy sản có ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở Cà Mau được tiến hành khá sớm. Nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm ở vùng biển Minh Hải và miền Nam nước ta, Bùi Hữu Kỷ (1980) đã xác định kích thước mắt lưới tối ưu ở đụt lưới là 2a=16mm (thay vì 2a = 8mm như ngư dân thường dùng) [32].
Nguyễn Công Con (1983) đã có thông báo về thành phần tôm con trong sản lượng đánh bắt của nghề xiệp, đáy sông, đáy biển ở khu vực sông Ông Trang, huyện Năm Căn, tỉnh Minh Hải (nay là huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) [11].
Năm 2005, Phân Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam thống kê theo báo cáo của các địa phương, cả nước có 1.640 tàu thuyền nghề te xiệp, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ có 898 tàu, điển hình là tỉnh Quảng Bình với 469 tàu, vùng Đông - Tây Nam Bộ có 575 tàu, trong đó nhiều nhất là Cà Mau với 541 tàu [39].
Một số giải pháp về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hợp lý được thực hiện ở Cà Mau gồm:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi thành VQG mũi Cà Mau gồm cả diện tích khu vực Bãi bồi và xây dựng khu vực này thành khu bảo tồn biển, Ủy bân nhân
dân tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản cấm các nghề khai thác trong khu vực 26.600 ha Bãi bồi [38].
Phân Viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam (2005), đã tiến hành nghiên cứu các giải pháp kĩ thuật và kinh tế để chuyển đổi nghề te, xiệp sang nghề khác không xâm hại đến nguồn lợi thủy sản trên vùng biển