Tình hình nghiên cứu về tôm giống

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 38)

Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản của nguồn lợi tôm giống ở Cà Mau được bắt đầu từ thập niên 80, thế kỷ XX. Một số

Khi xác định trữ lượng bãi tôm giống ở cửa Ông Trang, Minh Hải (cũ), Đoàn Văn Đẩu (1984) cho rằng, hàng năm bãi tôm này đã bị khai thác phí phạm 8 tỷ tôm giống các loại, trong đó khoảng 54% là tôm Penaeus merguiensisPenaeus indicus [21]. Theo chương trình điều tra 60.02, vùng biển Minh Hải lúc đó còn khoảng 5 tỷ tôm giống (Đoàn Văn Đẩu, 1985) [22].

Đánh giá biến động nguồn lợi tôm giống vùng cửa sông Bãi bồi Cà Mau, Lê Trọng Phấn và cộng sự (1994) nhận thấy, tôm giống thuộc họ Penaeidae xuất hiện nhiều ở vùng Bãi bồi đã được nhân dân thu vào đầm để nuôi thành tôm thịt, chủ yếu là hai loài tôm Penaeus merguiensis

Penaeus indicus. Tôm Penaeus monodon cũng có trong vùng nhưng số lượng ít. Ấu thể tôm thu được bình quân mỗi lưới là 31 con/lưới vào mùa mưa và 61 con/lưới vào mùa khô. Ban đêm và lúc triều xuống vớt được nhiều hơn. Mật độ ấu trùng tôm biến đổi theo không gian có quy luật, tại Bãi bồi có số lượng cao, 67 cá thể/lưới, giảm dần tại Ông Trang là 14 cá thể/lưới. Từ số liệu ấu thể tôm trên đơn vị thể tích nước, ước tính trữ lượng tôm giống đạt khoảng 2 tỷ con [40]. Nghiên cứu tôm giống đi vào trong các kênh rạch Đầm Dơi (Minh Hải) cho thấy mật độ tôm trung bình dao động từ 0,002 - 0,165 con/m3 nước (Phạm Văn Miên và cộng sự, 1995) [36].

, Kết quả nghiên cứu của đề tài Điều tra nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển thuộc hệ thống sông Cửu Long để bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thuỷ sản được Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (1998) cho biết: thành phần loài tôm ở cửa sông Ông Đốc bắt gặp 18 loài thuộc 5 họ, trong đó họ Penaeidae chiếm 50% số loài; tại cửa sông Cửa lớn bắt gặp 13 loài thuộc 5 họ; sản lượng khai thác ở cửa sông Ông Đốc là 1,4 kg/ha, cửa sông Cửa Lớn là 0,5 kg/ha [65].

Năm 2004, khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã thực hiện đề tài Điều tra nguồn lợi tôm, cua,

cá vùng Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả xác định được 09 loài tôm giống và 01 loài cua giống. Ước lượng tổng trữ lượng tôm, cua giống các loại đạt trung bình là 5.966,3 triệu cá thể. Trữ lượng cao nhất là 11.684,4 triệu cá thể vào tháng 4, thấp nhất là 197,1 triệu cá thể vào tháng 9. Tiếc là số liệu không tách biệt giữa tôm và cua [16].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 38)