Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 25)

Phần lớn các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây liên quan đến nguồn giống thủy sản chủ yếu tập trung vào việc xác định các khu vực phân bố nguồn giống ấu trùng trôi nổi trong khuôn khổ của nhiều đề tài, dự án khác nhau do Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản và Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài Nguyên và Môi trường biển) thực hiện.

Năm 1971-1972, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành khảo sát tôm ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Kết quả đã xác định được một số loài tôm kinh tế là đối tượng khai thác ở vùng ven bờ và tôm giống của các đối tượng này có thể trở thành giống nuôi trong các đầm nước lợ ven biển. Các tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên quan như: nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy… tới ATT-TC [3].

Nguồn giống tôm, cá vào đầm nước lợ Tràng Cát (Hải Phòng) đã được Nguyễn Mạnh Long và cộng sự (1976) nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trong những ngày đầu con nước, số lượng con giống vào đầm phong phú hơn những ngày sau nhiều lần [34]. Cùng lĩnh vực nghiên cứu về nguồn giống thủy sản, Mai Văn Cứ và cộng sự (1980) đã có thông báo về tình hình xuất hiện tôm giống ở một số đầm nước lợ ở Hải Phòng [15]. Khúc Ngọc Cẩm (1988) đã có công trình về Sự biến động theo mùa vụ của sản lượng tôm, cá giống tự nhiên vào đầm nước lợ qua cống lấy giống ở khu vực Thái Bình [5].

Trung Trọng Tiến (1983) đã đề cập đến việc theo dõi mùa vụ xuất hiện tôm giống vào đầm nuôi, thấy rằng vào các tháng 3 - 6, mật độ tôm giống vào đầm nhiều hơn các tháng khác [58].

Các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa hệ sinh thái và nguồn giống thủy sản cũng đã được tiến hành trong những năm qua, trong đó chủ yếu tập

trung vào các hệ sinh thái ven bờ như cửa sông, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô. Những kết quả nghiên cứu bước đầu thấy rằng, các hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển được xem là nơi ương nuôi nguồn giống của các loài cá, tôm (Nguyễn Thị Thu, 1985; Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Thu, 2000) - [52], [57]. Nguồn giống tôm, cá trong các hệ sinh thái RNM, các đầm nuôi nước lợ ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh đã được nghiên cứu từ những năm 1980 -1985 và được tổng kết trong công trình của Phạm Đình Trọng và cộng sự. Kết quả cho thấy, ở vùng xung quanh RNM và các bãi có RNM, số lượng nguồn giống tôm, cá cao gấp từ 3-5 lần nơi không có hoặc xa RNM [63]. Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (1997) nghiên cứu các thảm cỏ biển ở đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa thấy rằng, ấu trùng và con non của tôm trong các thảm cỏ biển thường cao hơn so với khu vực không có cỏ biển, đặc biệt là tôm He chỉ ghi nhận được ở những khu vực có cỏ biển phân bố [17].

Phạm Ngọc Đẳng và cộng sự (1978) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học loài Metapenaeus affinis thuộc giống Metapenaeus trong tự nhiên trong 3 năm 1975-1977. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu tập tính sinh sản của một loài tôm khá phổ biến trong tự nhiên ở vùng gần bờ của vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo hữu ích cho nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu về các loài tôm của giống Metapenaeus [18].

Nghiên cứu về ngư trường khai thác tôm, Vũ Như Phức (1985) đã đề cập đến các bãi tôm Penaeus merguiensis giao vĩ, đẻ trứng ở ven bờ biển Tây Nam Bộ như bãi tôm khu vực tây bắc Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Chuối (Cà Mau). Tác giả nhận định, do tập tính sống đàn, nên chúng ta có thể khai thác đánh bắt tôm bố mẹ với số lượng lớn [42].

Hải - Minh Hải” trong đó có thu mẫu ATT-TC. Bước đầu các tác giả đã xác định thành phần loài, bãi đẻ và mùa vụ sinh sản của một số loài hải sản. Với số lượng mẫu thu được rất lớn, nhưng tiếc là các tác giả không phân chia theo các giai đoạn phát triển của cá thể, chỉ miêu tả sơ lược một số cá thể bắt gặp, đặc biệt hiện nay mẫu không còn lưu giữ, nên giá trị tham khảo bị hạn chế [4].

Năm 1982, Viện Hải dương học Nha Trang sử dụng tàu “Viện sĩ Alecxander Nesmeyanov” điều tra tại 47 trạm, từ cửa sông Cửu Long đến Thuận Hải, cách bờ từ 5 đến 190 hải lý (độ sâu từ 19m đến 1.935m) với hai loại lưới kéo tầng mặt và tầng thẳng đứng ở độ sâu từ 50m đến 500m. Một số lượng mẫu trứng cá cá con và ATT-TC đã được thu thập và xử lý, hiện số mẫu này đang được lưu giữ và bảo quản tại Viện [3].

Từ năm 1987 đến năm 1989, nghiên cứu xác định phân bố, biến động nguồn lợi tôm giống vùng ven biển và cửa sông từ Hải Phòng đến Thanh Hóa được Phạm Ngọc Đẳng thực hiện. Kết quả cho thấy, mật độ tôm giống vùng cửa sông cao hơn vùng ven biển, đó cũng chính là nguồn giống chủ yếu của các giống nuôi trong các đầm nước lợ ven biển. Tác giả cũng đã nêu sự liên quan của các điều kiện môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, dòng hải lưu… tới đối tượng nghiên cứu [19].

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản, đã có một số đề tài ở một số khu vực được Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện, như: Năm 1993, Điều tra nguồn giống tôm, cua, cá ở vùng biển Đông Nam Cát Bà [64]; năm 1997, Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ [53]; năm 2007, Cơ sở khoa học của việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Bộ [55].

Một số tài liệu có thể tham khảo trong quá trình định danh phải kể tới: Phạm Ngọc Đẳng (1994), Nguồn lợi tôm biển Việt Nam [20]. Đặng Ngọc

Thanh và cộng sự (1996) Khu hệ tôm biển Việt Nam - Thành phần loài, phân bố, phân loại [51]. Nguyễn Văn Khôi và cộng sự (2001), ATLAS giáp xác vùng biển Việt Nam [31] vv... Đây là tài liệu hữu ích trong việc tham khảo để xác định thành phần loài, tính chất địa động vật học.

Những năm gần đây, Viện Hải dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu Hải sản cũng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát nguồn lợi hải sản ven bờ. Từ năm 2007-2008, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo vệ trứng cá-cá con và ATT-TC ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, có 30 họ tôm và 90 loài đã được xác định thành phần các loài tôm bắt gặp phong phú nhất ở tầng đáy, tiếp theo là tầng mặt và thấp nhất ở tầng thẳng đứng. Khu vực có mật độ tôm cao tập trung ở vùng ven biển từ Bình Thuận đến Vũng Tàu, ven biển Bến Tre, xung quanh hòn Trứng Lớn, hòn Trứng Nhỏ, quanh quần đảo Nam Du, hòn Rái và quần đảo Bà Lụa [26]. Tiếp theo đó, một số kết quả điều tra về xu thế phân bố nguồn giống ấu trùng tôm năm 2010 cũng đã xác định được 3 bãi đẻ trọng điểm ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa ở khu vực cửa Lạch Sung - Hòn Nẹ, cửa Lạch Hới - Sầm Sơn và cửa Lạch Bạng - Hà Lầm, trong đó vùng cửa sông đổ ra và xung quanh Hòn Nẹ thường có mật độ ấu trùng tôm cao hơn các vùng khác (Phạm Quốc Huy và cộng sự, 2010) - [27].

1.2.2. Nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm con của một số loại nghề và giải pháp bảo vệ

Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày một bị cạn kiệt, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường chức năng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam: Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được Nhà nước ban hành năm 1989 [12]. Luật Thủy sản có hiệu lực từ năm 2004 [35], Chính phủ, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy

ban nhân dân một số địa phương ven biển đã ban hành nhiều Nghị định,quyết định, thông tư, chỉ thị để triển khai.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ tiếp tục gia tăng, tình trạng phá hoại nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trên diện rộng trong đó có sự “đóng góp” không nhỏ của nghề te. Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (2003), sản lượng khai thác ở vùng nước có độ sâu < 50m chiếm tới 82% tổng sản lượng [14]. Vùng biển ven bờ đã bị khai thác quá mức cho phép kể từ năm 1991. Hiện tại sức ép khai thác ở vùng nước ven bờ vẫn đang gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nghề cá. Hầu hết các bãi tôm tự nhiên đã bị khai thác quá mức cho phép và tại một số bãi tôm truyền thống năng suất khai thác đã giảm sút rõ rệt, cụ thể: bãi tôm Mỹ Miều (Quảng Ninh) mật độ sản lượng năm 1993 chỉ bằng 45% của năm 1975; ở vùng biển Tây Nam Bộ trữ lượng tôm giảm tới 25% [13].

Theo kết quả điều tra của Dự án Đánh giá nguồn lợi sinh vật Biển Việt Nam (ALMRV) do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện từ năm 1996-2000, tỷ lệ cá tạp trong thành phần sản lượng của nghề te, xiệp chiếm 90 - 93%, trong đó tôm chì, tôm thẻ, tôm sắt chưa trưởng thành chiếm từ 70 - 90% sản lượng tôm đánh bắt được. Khối lượng cá thể tôm đánh bắt được còn quá nhỏ: tôm thẻ 7 - 15g/con; tôm chì 2,6 - 9,6g/con. Rõ ràng sự hoạt động của nghề te xiệp đã gây ra tác hại rất lớn đối với nguồn lợi tôm. Trong khi đó, thu nhập của người dân nghề te xiệp thấp, do phần lớn sản lượng đánh bắt được là tôm và cá con [69].

Đỗ Văn Khoan (1985) nghiên cứu về nguồn lợi và công cụ đánh bắt tôm giống vùng cửa sông huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tác giả cho thấy, mật độ tôm giống vùng cửa sông huyện Thái Thụy phụ thuộc vào biên độ thủy triều rất lớn, việc quản lý hoạt động của các nghề khai thác thủy sản ở đây ít được cơ quan quản lý quan tâm, nghề te, nhủi hoạt động phổ biến vv…[30].

Đặc điểm về nguồn lợi và tính chất nghề cá ở Thuận Hải đã được Trần Trọng Thương (1991) nêu lên với những hiện tượng vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản thông qua hoạt động của một số nghề khai thác bằng chất nổ, te, xiệp và những hậu quả của việc vi phạm trên gây ra [56].

Trần Hoàng Phúc (1996) đã nêu hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản ở Trà Vinh, tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi ở vùng biển này. Những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng môi trường, nguồn lợi thuỷ sản và một số giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên ở Trà Vinh [41].

Đánh giá về hoạt động thủy sản và thực trạng nguồn giống ở đầm Sam - Thanh Lam, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Lê Văn Miên (1999) cho rằng, do hoạt động tự do của nhiều loại nghề khai thác thủy sản, mỗi năm có hàng tỷ cá thể chưa trưởng thành bị sát hại [36].

Nguyễn Long (1998) đã khuyến cáo các nhà chức trách ngành Thủy sản bằng việc đưa ra chỉ số về kích thước mắt lưới của một số loại ngư cụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tái tạo nguồn lợi, đó là các nghề te đẩy với kích thước mắt lưới 2a = 4-8mm, lưới chụp mực với kích thước mắt lưới ở chóp 2a = 20mm. Đặc biệt là hoạt động của lưới kéo đáy đã tàn phá nơi sinh cư, ương ấp và bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ tôm, cá con trong mẻ lưới kéo đáy thường chiếm từ 50-70% sản lượng [33].

Khi phân tích các thông số kỹ thuật của lưới vây, Nguyễn Phi Toàn (2000) cho rằng, bên cạnh việc sử dụng mắt lưới phù hợp với đối tượng đánh bắt và độ thô chỉ lưới thích hợp đảm bảo độ bền cho quá trình hoạt động của lưới, còn phải hạn chế tối đa việc đánh bắt lẫn tôm, cá con làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Theo tác giả, kích thước mắt lưới hợp lý ở

Để hạn chế số lượng cá con bị đánh bắt, Nguyễn Văn Kháng (2005) đã công bố kết quả đề tài nghiên cứu, thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản, trong đó có nghề lưới kéo đáy [28]. Cũng Nguyễn Văn Kháng và cộng sự (2005) đã tiến hành áp dụng thử nghiệm thiết bị thoát cá con cho nghề lưới kéo đáy. Kết quả đạt được rất khả quan: số lượng cá và các loài hải sản khác thoát ra khỏi đụt lưới từ các thiết bị khung sắt đều khá tốt, đạt từ 24-87% tổng số cá thể có trong mẻ lưới, cá thoát ra ngoài có khối lượng rất nhỏ từ 0,7 đến 7,3g/ cá thể, số lượng cá và các loài hải sản khác thoát ra khỏi đụt lưới qua thiết bị tấm lưới mắt vuông đạt từ 53-80% số lượng cá thể có trong mẻ lưới, với khối lượng trung bình là 2,2g/ cá thể [29].

Tỷ lệ nhóm cá tạp ở các đội tàu lưới kéo đôi đã được Đào Mạnh Sơn và cộng sự (2005) ước tính ở miền Bắc là khoảng 70%, trong khi ở Đông Nam Bộ vào khoảng từ 21% - 42% tổng sản lượng khai thác. Kết quả phân tích hiệu quả hoạt động của đội tàu lưới kéo đáy ở khu vực Tây Nam Bộ cho thấy, tỷ lệ nhóm cá tạp trong tổng sản lượng đánh bắt là khá cao và có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua. Điều đó đồng nghĩa với số lượng cá và tôm con bị khai thác bằng lưới kéo đôi ngày càng tăng [69].

Khi nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và kinh tế để chuyển đổi nghề te xiệp sang nghề khác không xâm hại nguồn lợi thủy sản (Nguyễn Chu Hồi, 2006) đã chứng minh nghề te xiệp là loại hình nghề có tính sát hại nguồn lợi rất cao, cần phải thay thế bằng loại hình nghề khác ít xâm hại nguồn lợi thủy sản, phù hợp với trình độ của ngư dân [24].

Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày một bị cạn kiệt, với những luận cứ khoa học về sự ảnh hưởng của nhiều loại hình nghề có tính sát hại nguồn lợi được cảnh báo bởi các nhà khoa học. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, áp dụng nhiều giải pháp nhằm tăng cường chức năng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.

Một số giải pháp về khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi hải sản được áp dụng trên thế giới cũng được vận dụng ở Việt Nam như:

1) Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp

Không cho đóng mới tàu thuyền đánh cá có công suất nhỏ hơn 20 CV, đồng thời nghiêm cấm các nghề lưới kéo, te xiệp điện trong đầm Nha Phu, Khánh Hòa [47]. Hỗ trợ vốn để chuyển đổi nghề nghiệp từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ, chuyển nghề te xiệp sang làm nghề lưới rê ít sát hại nguồn lợi hơn và mô hình này đã được thử nghiệm ở Nghệ An, Quảng Bình, Cà Mau [70].

2) Xây dựng các khu bảo tồn biển và thả rạn nhân tạo

Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây Việt Nam đã thiết lập thêm nhiều khu bảo tồn biển và vườn quốc gia nhằm duy trì đa dạng sinh học như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, khu bảo tồn biển Hòn Mun - Nha Trang, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, KBTB Phú Quốc, KBTB Cồn Cỏ, KBTB Hòn Cau và các KBTB khác đang hoàn thiện hồ sơ [2].

Để bổ sung nguồn tôm giống, trong thời gian gần đây một số địa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w