Biến động mật độ và trữ lượng tức thời tôm giống vùng biển

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 88)

2. 4 TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI

3.2.2.Biến động mật độ và trữ lượng tức thời tôm giống vùng biển

bờ Cà Mau

3.2.2.1. Phân bố mật độ tôm giống theo tháng

Số lượng ATT-TC các giống Metapenaeus và giống Penaeus thu được ở cả các tầng nước rất ít (chưa đến 100 ATT-TC) - xem phụ lục 1. Vì vậy bản luận án này chỉ tiến hành đánh giá biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae nói chung, mà không đánh giá biến động mật độ tôm giống cho từng giống tôm trên.

Nhìn chung, trong năm 2007 ở vùng biển ven bờ phía Đông Cà Mau khu vực có mật độ tôm giống cao phân bố đều và rộng hơn so với vùng biển ven bờ phía Tây. Khu vực có mật độ tôm giống trên 800 ct/1000m3 xuất hiện nhiều trong các tháng 3, 5 và 11 của năm 2007 (hình 3.14 và 3.16).

Năm 2008 chỉ thực hiện được 02 chuyến khảo sát vào tháng 3 và tháng 5, mật độ tôm giống phân bố không đồng nhất: tháng 3 khu vực có mật độ tôm giống cao chủ yếu phân bố ở vùng biển ven bờ phía Tây, nhưng sang tháng 5 khu vực có mật độ tôm giống cao hơn 800 ct/1000m3 phân bố đồng đều ở cả vùng biển ven bờ 2 phía Đông và Tây (hình 3.16).

Hình 3.14: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3/2007 (phía trên) và 5/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau

Hình 3.15: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 8/2007 (phía trên) và 11/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau

Hình 3.16: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3 (phía trên) và 5/2008 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau

3.2.2.2. Phân bố mật độ tôm giống theo nhịp điệu ngày đêm

Tầng mặt: Nhiều khoảng thời gian thu mẫu trong ngày không có tôm giống và mật độ cũng không đồng đều. Tháng 5 có mật độ tôm giống cao nhất (mật độ trung bình 193 ct/1000 m3 nước biển), tháng 11 có mật độ tôm giống thấp nhất (mật độ trung bình 9 ct/1000 m3 nước biển) - xem bảng 3.16.

Mật độ tôm giống thu được không những khác nhau ở các trạm vị khác nhau (xem phụ lục 2), mà còn khác nhau giữa các khoảng thời gian thu mẫu trong ngày. Mật độ tôm giống thường cao vào thời điểm 22 giờ đêm và 2 giờ sáng, khoảng thời gian thu mẫu khác với quãng thời gian thu mẫu trên có mật độ tôm giống ít hơn. Có thể lý giải hiện tượng trên là do ảnh hưởng của yếu tố môi trường và tập tính di cư bắt mồi của tôm, bởi vì vùng biển Cà Mau nhiệt độ ban ngày thường rất cao, nên tôm có xu hướng phân bố ở tầng nước sâu hơn, và về ban đêm nhiệt độ môi trường ổn định rất thuận lợi cho sự di cư kiếm mồi của chúng. Do vậy có thể kết luận rằng ở tầng mặt nhịp điệu thời gian là yếu tố quyết định tới sự phân bố của tôm giống (xem bảng 3.16).

Bảng 3.16. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo nhịp điệu ngày đêm ở tầng mặt vùng biển ven bờ Cà Mau

Tháng khảo sát

Mật độ tôm giống các giờ khảo sát tầng ở TM

2h 6h 10h 14h 18h 22h T3/7 41 8 0 0 15 39 17 T5/7 534 12 0 23 0 590 193 T8/7 353 0 31 47 10 303 124 T11/7 7 0 11 0 0 36 9 T3/8 0 0 338 0 0 50 65 T5/8 224 568 0 42 316 24 196 Trung bình 193 98 63 19 57 174

Tầng thẳng đứng: Sự phân bố về mật độ của tôm giống không đồng nhất ở các trạm trong một tháng cũng như giữa các tháng trong năm (xem phụ lục 2). Tháng 5/2008 có mật độ tôm giống cao nhất (mật độ trung bình đạt xấp xỉ 4000 ct/1000 m3 nước biển), nhưng tháng 5/2007 có mật độ tôm giống thấp nhất (mật độ trung bình đạt trên 300 ct/1000 m3 nước biển) - xem bảng 3.17.

Khác với tầng mặt, tầng thẳng đứng ở hầu hết các khoảng thời gian thu mẫu trong ngày đều có tôm giống, tuy nhiên mật độ của chúng là không đồng đều. Mật độ tôm giống cao nhất vào thời điểm 14 giờ (tháng 5/2008 mật độ đạt 8939 cá thể/1000m3 nước biển). Giải thích hiện tượng này, về mặt lý thuyết ở tầng thẳng đứng các yếu tố môi trường tương đối đồng nhất, vì vậy mật độ tôm không phụ thuộc vào thời gian trong ngày. Vậy chỉ còn nguyên nhân là do tập tính sinh học của tôm vì đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa sống trôi nổi và sống đáy.

Căn cứ vào 2 yếu tố: 1. Mật độ tôm giống ở cùng thời gian khảo sát (tháng 5) nhưng ở 2 năm khác nhau có mật độ khác nhau hoàn toàn (tháng 5/2008 mật độ tôm giống cao nhất, tháng 5/2007 mật độ tôm giống thấp nhất);

2. Tập tính sinh học của tôm. Như vậy có thể nói rằng, đối với tầng thẳng đứng thì nhịp điệu thời gian không phải là yếu tố quyết định tới sự phân bố của tôm giống (xem phụ lục 2 và bảng 3.17).

Bảng 3.17. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo nhịp điệu ngày đêm ở tầng thẳng đứng vùng biển ven bờ Cà Mau

Tháng Mật độ tôm giống các giờ khảo sát tầng ở TD

2h 6h 10h 14h 18h 22h T3/7 1213 1661 913 1569 1880 4196 1905 T5/7 187 204 0 625 112 740 311 T8/7 916 198 627 865 420 1334 727 T11/7 1174 1321 2130 3683 1166 1278 1792 T3/8 0 296 170 119 2075 593 542 T5/8 1039 2244 6740 8939 2121 464 3591 Trung bình 755 987 1763 2633 1296 1434

Tầng đáy: Giống với tầng thẳng đứng, mật độ tôm giống ở hầu hết các khoảng thời gian thu mẫu trong ngày đều có tôm giống và mật độ của chúng cũng không đồng đều. Mật độ tôm giống cao nhất được ghi nhận vào tháng 5/2008 (mật độ tôm giống trung bình đạt trên 800 cá thể/1000m3 nước biển), tháng có mật độ tôm giống thấp nhất là tháng 3/2008 (mật độ tôm giống trung bình đạt 71 cá thể/1000m3 nước biển) - xem bảng 3.18.

Mật độ tôm giống cao nhất được ghi nhận tại thời điểm 22 giờ (tháng 5/2008). Tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định được, 22 giờ có mật độ tôm giống cao nhất, còn quãng thời gian khác mật độ tôm giống thấp hơn. Thực tế, ở các trạm khảo sát khác nhau của cùng một tháng, mật độ tôm giống tại thời điểm 22 giờ thấp hơn rất nhiều so với quãng thời gian khác. Vì vậy chúng tôi cho rằng, mật độ tôm giống ở tầng đáy không phụ thuộc vào thời gian trong

Bảng 3.18. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo nhịp điệu ngày đêm ở tầng thẳng đáy vùng biển ven bờ Cà Mau

Tháng Mật độ tôm giống các giờ khảo sát tầng ở KĐ

2h 6h 10h 14h 18h 22h T3/7 72 106 46 306 18 87 106 T5/7 238 27 12 24 43 169 86 T8/7 79 168 69 24 91 191 104 T11/7 282 32 14 97 441 206 179 T3/8 285 34 0 11 34 64 71 T5/8 447 394 94 178 365 3473 825 Trung bình 234 127 39 107 165 698

3.2.2.3. Mật độ và biến động mật độ tôm giống theo các tháng khảo sát ở vùng biển ven bờ Cà Mau

* Mật độ tôm giống họ Penaeidae theo các tháng khảo sát

Bảng 3.19 cho thấy, mật độ tôm giống trung bình các tháng khảo sát đạt 125 ct/1000 m3 nước biển. Tháng 5/2007, 11/2007 và tháng 3/2008 có mật độ tôm giống thấp, bình quân xấp xỉ đạt 70 ct/1000 m3 nước biển. Mật độ tôm giống các tháng còn lại cao hơn, trung bình đạt 179 ct/1000 m3 nước biển.

Bảng 3.19. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo các tháng khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Tháng Trung bình

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2007 146 69 103 80 125

2008 63 287

Mật độ tôm giống ở các tầng nước khác nhau có khác nhau. Mật độ tôm giống ở tầng mặt thấp nhất, mật độ tôm giống tầng thẳng đứng cao nhất. Lý giải vấn đề này, theo chúng tôi là do tập tính sinh học của tôm, ATT-TC khảo sát được chủ yếu ở giai đoạn Mysis và giai đoạn Postlarva, đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa sống trôi nổi và sống đáy. Như vậy có thể nói rằng, tầng thẳng đứng có mật độ tôm giống cao nhất so với các tầng nước.

Mật độ tôm giống trung bình các tháng khảo sát ở tầng mặt đạt 45 ct/1000 m3 nước biển. Tháng 5 có mật độ tôm giống cao nhất, trung bình đạt trên 100 ct/1000 m3 nước biển (xem bảng 3.20).

Bảng 3.20. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo các tháng khảo sát ở tầng mặt của vùng biển ven bờ Cà Mau

Năm Tháng Trung bình

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2007 5 128 36 5 45

2008 15 82

Mật độ tôm giống trung bình các tháng khảo sát ở tầng thẳng đứng đạt 677 ct/1000 m3 nước biển. Tháng 5/2008 và tháng 3/2007 có mật độ tôm giống cao nhất (đạt trên 100 ct/1000 m3 nước biển) - xem bảng 3.21.

Bảng 3.21. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo các tháng khảo sát ở tầng thẳng đứng của vùng biển ven bờ Cà Mau

Năm Tháng Trung bình 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2007 109 8 424 180 986 677 2008 269 110 2

Mật độ tôm giống trung bình các tháng khảo sát ở tầng đáy đạt 83 ct/1000 m3 nước biển. Tháng 5/2008 mật độ tôm giống cao nhất (đạt trên 200 ct/1000 m3 nước biển) - xem bảng 3.22.

Bảng 3.22. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo các tháng khảo sát ở tầng đáy của vùng biển ven bờ Cà Mau

Năm Tháng Trung bình

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2007 91 43 64 50

83

2008 45 205

* Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae theo các tháng khảo sát

Hình 3.17 cho thấy, trong 6 chuyến khảo sát, mật độ tôm giống họ Penaeidae bình quân đạt trên 100 ct/1000 m3. Mật độ cá thể biến động từ 63 ct/1000 m3 đến 287 ct/1000 m3. Tháng 3/2008 có mật độ tôm giống thấp nhất, tháng 5/2008 có mật độ tôm giống cao nhất.

Hình 3.17. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae

theo các tháng khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau

3.2.2.3. Ước tính trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae

Ước tính trữ lượng tức thời tôm giống tầng mặt, vùng biển ven bờ Cà Mau trung bình đạt 580,166 triệu cá thể mỗi tháng. Trữ lượng cao nhất là 1.644,160 triệu cá thể vào tháng 5/2007, thấp nhất là 64,225 triệu cá thể vào tháng 3 và tháng 11/2007 (xem hình 3.18).

Hình 3.18. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae

tầng mặt vùng biển ven bờ Cà Mau

nhất là 566.207,600 triệu cá thể vào tháng 5/2008, thấp nhất là 92.484 triệu cá thể vào tháng 8/2007 (xem hình 3.19). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.19. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae

tầng thẳng đứng vùng biển ven bờ Cà Mau

Ước tính trữ lượng tức thời tôm giống tầng đáy, vùng biển ven bờ Cà Mau trung bình đạt 2.127,988 triệu cá thể mỗi tháng. Trữ lượng cao nhất là 5.266,450 triệu cá thể vào tháng 5/2008, thấp nhất là 1.078,980 triệu cá thể vào tháng 5/2007 (xem hình 3.20).

Hình 3.20. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae

tầng đáy vùng biển ven bờ Cà Mau

Như vậy, trữ lượng tức thời các loài tôm giống họ Penaeidae ở vùng biển ven bờ Cà Mau đạt 2.101.763,155 triệu cá thể mỗi tháng. Trữ lượng cao

nhất là 572.527,340 triệu cá thể vào tháng 5/2008. Trữ lượng thấp nhất là 94.590,580 triệu cá thể vào tháng 8/2007 (xem hình 3.21).

Hình 3.21. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae

vùng biển ven bờ Cà Mau

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 88)