Hiện trạng hoạt động khai thác và ảnh hưởng của nghề đáy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 108)

2. 4 TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI

3.3.2.Hiện trạng hoạt động khai thác và ảnh hưởng của nghề đáy

đến nguồn lợi tôm giống ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

3.3.2.1. Hiện trạng hoạt động khai thác của nghề đáy ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

Nghề đáy sông không bị cấm hoạt động trong toàn tỉnh Cà Mau, trừ trường hợp những hàng đáy vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Ngư trường: Ngư trường hoạt động của nghề đáy ở trên tất cả các kênh, rạch của Cà Mau, đặc biệt tại các cửa sông, rạch lớn với mật độ hàng đáy khá dày: sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, rạch Sào Lưới vv… (thuộc vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển).

Mùa vụ: Hoạt động quanh năm, với thời gian khai thác từ 10 - 20 ngày/tháng, trước và sau ngày con nước khoảng 3 đến 7 ngày.

Đối tượng khai thác:

Tôm: Penaeus indicus, P. merguiensis, Metapenaeus ensis, M. tenuipes, M.breviconis, Parapenaeopsis cultrirostris vv...

Cá: Pseudapocryptes lanceolatus, Trypauchen vagina, Eleutheronama tetradactylum vv...

Số lượng đáy sông được thống kê ở các xã Đất Mũi, xã Viên An, xã Đất Mới, xã Lâm Hải như sau (xem bảng 3.29):

Bảng 3.29. Thống kê miệng đáy vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

TT Danh mục Đơn vị MũiĐất Viên An MớiĐất Lâm Hải Tổng

1 Tổng số miệng đáy Chiếc 201 130 3 22 356

2 Tổng số tàu phục vụ nghề đáy Chiếc 201 130 3 22 356

A Loại tàu < 20 CV Chiếc 201 130 3 22 356

B Loại tàu > 20 CV Chiếc 0 0 0 0 0

3 Lao động trong nghề đáy Người 409 260 6 44 719

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Năm Căn, UBND xã Đất Mũi, 2008) Sản lượng và năng suất khai thác:

Theo số liệu của Chi Cục thuế huyện Năm Căn cho thấy, 01 miệng đáy có sản lượng dao động từ 58.000kg - 76.000kg/năm các loài thủy hải sản (tôm, cá, mực) [8].

Thực tế, với số liệu khảo sát được từ 14 mẻ đáy khảo sát liên tục trong 14 tháng của 03 năm (2007-2009), tôm thường năng suất và sản lượng cao nhất trong các loài thủy sản bắt được từ nghề đáy, năng suất và sản lượng thường cao vào các tháng 8,9,10 của năm (xem bảng 3.30):

Bảng 3.30. Năng suất và sản lượng (kg) thuỷ sản từ nghề đáy sông T8/7 T9/7 T10/7 T11/7 T12/7 T2/8 T3/8 T4/8 T5/8 T6/8 T7/8 T3/9 T4/9 T5/9 Tổng Tôm 7,1 5,8 5,2 6,6 5,0 4,0 4,7 3,4 4,1 4,6 3,5 4,4 3,4 3,8 65,6 Cá 2,9 3,2 2,6 1,9 2,3 1,6 2,4 4,2 3,0 4,4 4 2,9 1,5 2,6 39,5 Mực 0,4 0,2 0,4 0,0 0,1 0,3 0,0 0,4 0,0 0,2 0,4 0,6 0,3 0,3 3,6 Ghẹ 1,1 2,0 1,6 2,8 1,3 1,9 0,8 1,5 1,6 1,8 1,4 1,4 2,0 1,1 22,3 Tổng 12 11 9,8 11 8,7 7,8 7,9 9,5 8,7 11 9,3 9,3 7,2 7,8 131

3.3.2.2. Hiện trạng nguồn lợi tôm và ảnh hưởng của nghề đáy sông đến nguồn lợi tôm giống vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

Hiện trạng nguồn lợi tôm: Thành phần loài tôm xác định được từ các mẻ lưới đáy có 22 loài tôm, trong đó có 8 loài tôm có giá trị kinh tế và xuất khẩu, tập trung trong họ tôm He Penaeidae: Penaeus monodon,

P. indicus, P. merguiensis, Metapenaeus ensis, M. affinis, M. ternuipes,

M. breviconis, Parapenaeopsis hungerfordi.

Năng suất và biến động năng suất qua các đợt thu mẫu: Năng suất nghề đáy cao hơn nghề te, trung bình đạt khoảng 4,7 kg/mẻ, mẻ thấp nhất đạt 3,4 kg (tháng 4/2009), mẻ cao nhất đạt 7,1 kg/mẻ (tháng 8/2007). Nhìn chung vào các tháng cuối năm, năng suất thường đạt cao hơn những tháng khác trong năm.

Bảng 3.31. Kích thước thành phần loài tôm kinh tế ở nghề đáy sông

TT Tên loài ∑ cá thể (n)

Loại được phép khai thác

Loại không được phép khai thác

n % n %

A Nhóm tôm kinh tế 12.184 3.533 19,5 9.638 80,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Penaeus monodon 108 23 21,30 85 78,70 2 P. indicus 1.243 449 36,12 794 63,88 3 P. merguiensis 932 34 3,65 898 96,35 4 Metapenaeus ensis 4.063 1050 25,84 3.013 74,16 5 M. affinis 1.328 195 14,68 1.133 85,32 6 M. tenuipes 2.114 300 14,19 1.814 85,81 7 M. brevicornis 1.478 332 22,46 1.146 77,54 8 P. hungerfordi 918 163 17,76 755 82,24 B Nhóm tôm tạp 2.675

Ảnh hưởng của nghề đáy sông đến nguồn lợi tôm giống: Từ bảng 3.31 cho thấy chỉ có 3.533/12.184 số cá thể tôm (19,5%) được phép khai thác, có đến 9.638/12.184 số cá thể là tôm con (80,5%) chưa được phép khai thác.

Kết luận: Với hiện trạng 80,5% số cá thể tôm chưa được phép khai thác bị sát hại bởi nghề đáy sông, chúng tôi cho rằng nghề đáy sông cũng là nghề huỷ diệt nguồn lợi tôm lớn ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 108)