Ảnh hưởng của một số loại nghề khai thác đến tôm con và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 40)

giải pháp bảo vệ

Việc nghiên cứu hiện trạng hoạt động của một số loại nghề khai thác thủy sản có ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở Cà Mau được tiến hành khá sớm. Nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm ở vùng biển Minh Hải và miền Nam nước ta, Bùi Hữu Kỷ (1980) đã xác định kích thước mắt lưới tối ưu ở đụt lưới là 2a=16mm (thay vì 2a = 8mm như ngư dân thường dùng) [32].

Nguyễn Công Con (1983) đã có thông báo về thành phần tôm con trong sản lượng đánh bắt của nghề xiệp, đáy sông, đáy biển ở khu vực sông Ông Trang, huyện Năm Căn, tỉnh Minh Hải (nay là huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) [11].

Năm 2005, Phân Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam thống kê theo báo cáo của các địa phương, cả nước có 1.640 tàu thuyền nghề te xiệp, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ có 898 tàu, điển hình là tỉnh Quảng Bình với 469 tàu, vùng Đông - Tây Nam Bộ có 575 tàu, trong đó nhiều nhất là Cà Mau với 541 tàu [39].

Một số giải pháp về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hợp lý được thực hiện ở Cà Mau gồm:

 Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi thành VQG mũi Cà Mau gồm cả diện tích khu vực Bãi bồi và xây dựng khu vực này thành khu bảo tồn biển, Ủy bân nhân

dân tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản cấm các nghề khai thác trong khu vực 26.600 ha Bãi bồi [38].

 Phân Viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam (2005), đã tiến hành nghiên cứu các giải pháp kĩ thuật và kinh tế để chuyển đổi nghề te, xiệp sang nghề khác không xâm hại đến nguồn lợi thủy sản trên vùng biển tỉnh Cà Mau [70].

 Thông tư 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm ở 16 khu vực cấm, trong đó vùng biển ven bờ Cà Mau bị cấm trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (08025’05’’N, 105014’25’’E); B: (08025’00’’N, 105006’00’’E); C: (08024’32’’N, 104032’13’’E); E: (08034’00’’N, 104034’00’’E). Thời gian cấm từ 1/4 - 30/6. Đối tượng chính cần được bảo vệ là các loài tôm giống trong thời gian sinh sản như: họ tôm he Penaeidae, giống tôm rảo Metapenaeus.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 40)