Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 42)

Mặc dù khoa học và kỹ thuật ngày nay đã rất phát triển, nhưng khó khăn trong nghiên cứu ATT-TC không phải là không còn bởi một số lý do sau:

1) Hạn chế về thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu.

2) Đối tượng nghiên cứu có kích thước nhỏ, phân tích mẫu mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì cao của người nghiên cứu, đặc biệt khó nhận biết các loài khi đã qua xử lý bằng formol hoặc cồn.

3) Tài liệu định loại ATT-TC ít, khó tìm kiếm.

5) Thiếu cán bộ chuyên sâu về trứng cá, cá con (chuyên gia về phân loại ATT-TC ở Việt Nam không có nhiều).

6) Trong quá trình điều tra hoạt động của một số loại nghề hủy diệt nguồn lợi thường gặp nhiều khó khăn do ngư dân và chính quyền địa phương không nhiệt tình hợp tác; bị áp lực về sinh kế của ngư dân nên các giải pháp đưa ra kém tính khả thi.

Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tôm giống (bao gồm ATT- TC) của các loài tôm có giá trị kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1789 và giống Metapenaeus Wood-Mason et Alcock, 1891 thuộc họ Penaeidae.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tiến được tiến hành từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2009, cụ thể như sau:

Từ tháng 11/2006 đến tháng 6/2007: lược khảo tài liệu, thu thập, phân tích, xử lý các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2009 tiến hành khảo sát mẫu tôm:

* Tại vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, khảo sát 14 đợt vào các tháng: tháng 8/2007 đến tháng 6/2008 và tháng 3,4,5/2009.

* Tại vùng biển ven bờ Cà Mau đã tiến hành khảo sát 06 đợt vào các tháng: tháng 3, 5, 8, 11/2007, tháng 3, 5/2008.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

105o00’ 09o 40’ 09o 09o 20’ 20’ 09o 09o 00’ 00’ 08o 08o 40’ 40’ 105o00’ 105o20’ TỶ LỆ 1 : 500 000 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển với diện tích khoảng 240 km2, bao gồm 6 trạm thu mẫu (bảng 2.1 và hình 2.2).

Hình 2.2: Trạm vị nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

Vùng biển ven bờ Cà Mau với diện tích khoảng 25690 km2, bao gồm 25 trạm thu mẫu (bảng 2.1 và hình 2.3).

Bảng 2.1. Vị trí các trạm nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau

Trạm Tọa độ Trạm Tọa độ 1 105030’E - 9000’N 17 104020’E - 8015’N 2 106000’E - 9000’N 18 103050’E- 8015’N 3 106030’E - 9000’N 19 103050’E - 8030’N 4 107000’E - 9000’N 20 104015’E - 8030’N 5 106045’E - 8045’N 21 104040’E - 8030’N 6 106015’E - 8045’N 22 104040’E - 8045’N 7 105045’E - 8045’N 23 104015’E - 8045’N 8 105020’E - 8045’N 24 103050’E - 8045’N 9 105000’E - 8030’N 25 * 103050’E - 9000’N 10 105030’E - 8030’N Vùng cửa sông 11 106000’E - 8030’N 1 104048’E - 8044’N 12* 106029’E - 8030’N 2 104047’E - 8045’N 13 106020’E - 8015’N 3 104045’E - 8045’N 14 105049’E - 8015’N 4 104047’E - 8039’N 15 105020’E - 8015’N 5 104045’E - 8040’N 16 * 104050’E - 8015’N 6 104043’E - 8040’N 7 104051’E - 8047’N

Ghi chú: Từ số 1 - 25 là trạm khảo sát ở vùng biển ven bờ Cà Mau, trong đó trạm đánh dấu (*) là những trạm khảo sát theo nhịp điệu ngày đêm. Từ số 1-6 những ô cuối bảng là trạm khảo sát ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển. Số 7 ô cuối bảng là trạm khảo sát nghề đáy sông. Riêng nghề te được khảo sát ngẫu nhiên trong khu vực 240km2 của vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển.

Hình 2.3: Hệ thống trạm vị nghiên cứu vùng biển ven bờ Cà Mau

2.2. PHƯƠNG TIỆN VÀ KĨ THUẬT THU MẪU2.2.1. Tàu thuyền và thiết bị thu mẫu 2.2.1. Tàu thuyền và thiết bị thu mẫu

Nguyên tắc sử dụng: Tàu và các thiết bị thu mẫu không thay đổi trong suốt quá trình điều tra.

Tàu điều tra: Khảo sát mẫu ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển sử dụng tàu nhỏ hoạt động trong nghề te có công suất máy 15CV, khảo sát mẫu ở vùng biển ven bờ sử dụng tàu có công suất máy là 200CV.

Thiết bị thu mẫu ATT-TC:

Lưới thu mẫu ATT-TC:

* Lưới kéo tầng mặt: Lưới được cấu tạo bằng sợi ni-lon, có kích thước mắt lưới 450μm. Miệng lưới hình chữ nhật, chiều dài 1m, chiều

lưới tới ống đáy là 3m. Lưới được gắn phao để khi kéo miệng lưới luôn ở vị trí 0-0,5m.

* Lưới kéo thẳng đứng: Lưới có miệng hình tròn, đường kính 0,8m. Chiều dài của lưới là 2m. Vải lưới có cấu tạo giống như lưới kéo tầng mặt. Lưới được đeo một quả nặng 6 - 7 kg để giữ cho lưới ổn định khi thao tác.

* Lưới kéo tầng đáy: Miệng lưới có hình chữ nhật, chiều dài 1,0m, chiều rộng 0,75m, kích thước mắt lưới có cạnh là 1mm. Khung lưới được thiết kế bằng sắt chống gỉ, chiều ngang ván trượt 0,2m, chiều dài 1,0m, cách đáy 0,2m.

Lưới thu mẫu tôm con và các loài thủy sản khác:

* Lưới te: Lưới te có dạng túi, hình nón, thường được làm bằng vật liệu PE. Kích thước mắt lưới 2a = 0,5 - 1 cm và giảm dần từ cánh tới đụt (đụt còn a = 5 mm). Khi kéo lưới miệng te có chiều rộng 8 m, chiều cao 3,5 m và chiều dài của lưới là 15 m.

* Lưới đáy: Có dạng hình chóp, được đan bằng nilon, lưới dài 30 - 40 m hay 60 - 100 m, đường kính miệng đáy Ø = 15 - 20 m hay Ø = 30 - 40 m, kích thước mắt lưới giảm dần từ phía miệng xuống chóp đáy (miệng : 2a = 60, 50, 40; chóp đáy: 2a =10 - 16 mm).

2.2.2. Thiết kế các điểm thu mẫu

Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển: Khảo sát trong diện tích 240km2 mặt nước, tại 6 trạm khảo sát (hình 2.1).

Vùng biển ven bờ Cà Mau: Đề tài tiến hành khảo sát ở khu vực có độ sâu <30m nước, được chia thành 05 mặt cắt, mỗi mặt cắt cách nhau 15 hải lý với 25 trạm khảo sát, trong đó 04 trạm khảo sát thu mẫu theo nhịp điệu thời gian (4 giờ thu mẫu một lần) - xem bảng 2.1 và hình 2.2.

Nghề đáy sông được khảo sát cố định tại một điểm, nơi chịu ảnh hưởng nhiều bởi nguồn nước từ khu vực cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển đổ vào (xem bảng 2.1).

Nghề te được khảo sát ngẫu nhiên (không cố định tại một điểm) trong phạm vi 240 km2 của khu vực cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển.

2.2.3. Kĩ thuật thu mẫu

Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển: Do mực nước nông (trung bình độ sâu khoảng 3m), nên khi thu mẫu không thu theo các tầng nước mà sử dụng lưới kéo đáy và lưới te để thu mẫu ATT-TC. Lưới được cố định vào mạn tàu, miệng lưới có gắn máy đo dòng chảy Flowermeter nhằm xác định được lượng nước qua lưới, dây điện nối với bình ắc quy dòng xuống lưới te cho những mẻ lưới te có sử dụng điện trong lúc hoạt động. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/giờ. Thời gian thu mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên khoảng 5 phút.

Vùng biển ven bờ Cà Mau:

* Lưới kéo tầng mặt: Thu mẫu ở tầng nước 0,5 - 0m. Lưới được cố định vào mạn tàu, cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/giờ. Thời gian vớt mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên khoảng 5 phút.

* Lưới kéo thẳng đứng: Khi thu mẫu, lưới được thả theo phương thẳng đứng, sao cho quả nặng của lưới vừa chạm đáy, tốc độ kéo khoảng 1m/giây.

* Lưới kéo tầng đáy: Dây giềng lưới quét trên bề mặt đáy là 1,5m - 2m. Lưới được thả ở phía sau tàu, chiều dài dây thả tùy thuộc vào độ sâu nơi thu mẫu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/giờ. Thời gian vớt mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên khoảng 5 phút.

Máy đo lượng nước qua lưới (Flowermeter) đều được gắn vào các miệng lưới nói trên khi thu mẫu.

Thu mẫu theo nhịp điệu ngày - đêm:

* Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển: Không đặt trạm vị thu mẫu theo nhịp điệu ngày - đêm.

* Vùng biển ven bờ Cà Mau: Đặt 4 trạm vị thu mẫu theo nhịp điệu ngày - đêm. Việc thu mẫu được tiến hành liên tục trong 24 giờ, với 04 giờ thu mẫu một lần. Cách thu mẫu tiến hành như cách đã mô tả thu mẫu ở phần trên.

2.3. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG

Toàn bộ số liệu thu thập được từ 6 chuyến khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau và 14 chuyến khảo sát vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển. Cụ thể:

Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển: 84 mẻ lưới ATT-TC, 17 mẻ lưới te (trong đó 3 mẻ lưới có sử dụng điện) và 14 mẻ lưới đáy.

Vùng biển ven bờ Cà Mau: 180 mẻ lưới khảo sát, trong đó có 36 mẻ lưới khảo sát theo nhịp điệu ngày - đêm trong khuôn khổ của đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ do Viện NCHS thực hiện (tác giả tham gia)

Các nguồn tài liệu khác đã công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

2. 4. TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI

Định loại mẫu tôm được xác định theo tài liệu của: Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1996), Kubo (1949), Starobogatov (1972), Holthuis (1980) vv...

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Ngoài hiện trường: Mẫu khảo sát được rửa sạch bùn đất rồi đổ toàn bộ vào lọ nhựa có dung tích 1 lít, bảo quản trong dung dịch formaldehyd 5-7% và sau đó mang về phòng thí nghiệm phân tích.

Trong phòng thí nghiệm: ATT-TC được nhặt ra khỏi các sinh vật phù du và rác bẩn khác, cho vào ống nghiệm nút bằng bông thấm nước và lưu giữ trong một bình có chứa formaldehyd 5-7% (bảo đảm mẫu không bị khô và hư hỏng). Tất cả các mẫu đều được gắn nhãn để tránh nhầm lẫn giữa chúng, gây sai lệch kết quả nghiên cứu.

Mẫu tôm sau khi định loại, lập theo các bảng riêng cho từng tầng nước khảo sát, với các thông tin: thứ tự từng trạm vị tương ứng với độ sâu, thời gian khảo sát, lượng nước qua lưới, số lượng ATT-TC của từng giống (chia thành 2 cột: số lượng cá thể và số cá thể/1000m3 nước biển) làm cơ sở tính mật độ phân bố, đánh giá biến động mật độ và trữ lượng tức thời ATT- TC ở thời gian nghiên cứu.

Trang thiết bị phân tích mẫu bao gồm: Kính giải phẫu Nikon SWZ1000, KRUSS (Đức), kính hiển vi Nikon E200.

Xác định trữ lượng:

Tính lượng nước qua lưới:

V = S. [(x/t). 0,2324+ 0,0479].t

Trong đó: V là lượng nước qua lưới (m3), S là diện tích miệng lưới (m2), x là số vòng quay trên flowermeter, t là thời gian kéo lưới (đơn vị là giây).

Tính mật độ cá thể (cá thể/1000 m3 nước biển):

V N

d = .1000

Trong đó: d là mật độ cá thể, N là số lượng cá thể thu được trong mỗi mẻ lưới, V là lượng nước qua lưới.

Vẽ sơ đồ trạm vị nghiên cứu và sơ đồ phân bố: Dùng phần mềm Mapinfo. Đối với vùng biển ven bờ Cà Mau, các đường đẳng trị có mức độ khác nhau, các vùng có mật độ lớn nhỏ khác nhau được thể hiện bằng những kí hiệu khác nhau để phân biệt; ở vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển, do số trạm ít và diện tích nhỏ, phù hợp với cách thể hiện sự phân bố khác nhau bằng các vòng tròn to nhỏ tương ứng.

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ về mặt kĩ thuật khi vẽ sơ đồ trạm vị nghiên cứu và sơ đồ phân bố mật độ tôm giống; cung cấp tài liệu và phương pháp định loại tôm giống; phương pháp tính mật độ và trữ lượng tôm giống vv… của các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực Thủy sinh vật học.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ TÔM Ở KVNC

3.1.1. Thành phần loài tôm ở KVNC

3.1.1.1. Danh mục thành phần loài tôm ở KVNC

Tại các điểm nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau đã tiến hành định danh được 30 họ tôm, 63 giống tôm và 105 loài tôm (xem phụ lục 3). Trong đó:

Thành phần loài tôm ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển: 6 họ tôm, 9 giống tôm và 21 loài tôm (xem bảng 3.1 và phụ lục 3 ).

Thành phần loài tôm vùng biển ven bờ Cà Mau: 28 họ tôm, 62 giống tôm và 87 loài tôm (xem bảng 3.1 và phụ lục 3).

Bảng 3.1. Tổng hợp danh mục loài tôm ở các điểm nghiên cứu

Điểm/mùa nghiên cứu Họ Giống Loài

Vùng biển ven bờ Cà Mau

∑ 28 62 87

Mùa khô 17 31 37

Mùa mưa 25 56 75

Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển

∑ 6 9 21

Mùa khô 6 8 21

Mùa mưa 6 9 21

3.1.1.2. Cấu trúc thành phần loài tôm ở KVNC

Cấu trúc thành phần loài tôm ở KVNC được nêu trong bảng 3.2.

Trong số 105 loài, có 45 loài đã được định danh chiếm 42,86%, 31 loài định danh đến giống chiếm 29,52% và 29 loài định danh đến họ chiếm 27,62%.

Số lượng % Số lượng % 1 Sergestidae 3 4,76 7 6,67 2 Alpheidae 5 7,94 9 8,57 3 Pasiphaeidae 2 1,59 2 1,9 4 Palaemonidae 4 6,35 7 6,67 5 Aristeidae 2 3,17 2 1,9 6 Hapiosquillidae 1 1,59 1 0,95 7 Pandalidae 4 6,35 5 4,76 8 Penaeidae 8 12,7 32 30,48 9 Atyidae 1 1,59 1 0,95 10 Caridae 1 1,59 2 1,9 11 Laomediidae 1 1,59 1 0,95 12 Ogyrididae 2 3,17 2 1,9 13 Stenopodidae 1 1,59 1 0,95 14 Cragonnidae 2 3,17 2 1,9 15 Callianassidae 2 3,17 2 1,9 16 Sicyoniidae 2 3,17 2 1,9 17 Processidae 2 3,17 2 1,9 18 Hippolytidae 3 4,76 3 2,86 19 Squillidae 5 7,94 7 6,67 20 Rhynochocinetidae 1 1,59 2 1,9

21 Solenoceridae 2 3,17 4 3,81 22 Oplophoridae 1 1,59 1 0,95 23 Nannosquillidae 1 1,59 1 0,95 24 Gonodactylidae 1 1,59 1 0,95 25 Nephropidae 1 1,59 1 0,95 26 Scyllaridae 1 1,59 1 0,95 27 Polychelidae 1 1,59 1 0,95 28 Palinuridae 1 1,59 1 0,95 29 Mysidae 1 1,59 1 0,95 30 Luciferidae 1 1,59 1 0,95 Tổng số: 63 100 105 100 Từ phụ lục 3 và bảng 3.2 ta nhận thấy: Cấu trúc thành phần loài:

Về bậc họ: Trong 30 họ tôm tìm được ở KVNC thì họ Penaeidae có nhiều giống nhất với 8 giống chiếm 12,7%, tiếp đến là họ Squillidae và họ Alpheidae với 5 giống cùng chiếm 7,94%, họ Palaemonidae và họ Pandalidae với 4 giống cùng chiếm 6,35%, họ Sergestidae và họ Hippolytidae với 3 giống chiếm 4,76%, các họ còn lại mỗi họ có 01 đến 02 giống.

Về bậc giống: Trong 63 giống tôm có 13 giống đa loài, 50 giống đơn loài. Giống thuộc họ Penaeidae đa số đều là giống đa loài, giống có nhiều loài nhất là giống Parapenaeopsis với 9 loài, giống Metapenaeus

có 6 loài, giống Penaeus có 5 loài.

Về bậc loài: Trong 105 loài thì họ Penaeidae có số loài nhiều nhất với 32 loài chiếm 30,48%, thứ hai là họ Alpheidae với 9 loài chiếm

Đặc điểm thành phần loài: Trong số 63 giống tôm và 105 loài tôm, họ Penaeidae có thành phần giống, loài tôm đa dạng, phong phú nhất, có tập tính phân bố rộng ở cả vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau. Các đối tượng tôm kinh tế được nuôi và khai thác ở cả vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w