2. 4 TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI
3.4.2. xuất một số biện pháp nhằm quản lý bảo vệ nguồn lợ
ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
3.4.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
* Căn cứ kết quả nghiên cứu của luận án:
Thành phần loài tôm: Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển có 21 loài tôm, trong đó có 10 loài tôm có giá trị kinh tế cao thuộc họ Penaeidae, là những đối tượng bị cấm khai thác trong thời gian sinh sản từ 1/4 đến 30/6 (Thông tư 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời gian trong năm ở 16 khu vực).
Mật độ tôm giống ở các điểm thu mẫu tại vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển cho thấy, chúng biến đổi không theo quy luật, có thể tháng này cao nhưng sang tháng sau thấp. Nhìn chung, sự khác biệt về mật độ tôm giống giữa các điểm thu mẫu không quá lớn. Vì vậy, có thể xem cả vùng Bãi bồi Tây Ngọc Hiển là 1 bãi tôm giống và các giai đoạn phát triển trong vòng đời của nhiều loài tôm kinh tế.
Tần suất xuất hiện các loài tôm kinh tế trong giai đoạn giống ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, cho phép chúng tôi kết luận tôm ở KVNC sinh sản quanh năm. Căn cứ mật độ tôm giống, có thể chia thành 2 mùa: mùa vụ sinh sản chính của tôm (tháng 3,4,5); mùa sinh sản phụ của tôm vào các tháng còn lại.
Nghề te và nghề đáy sông là những loại hình có tác hại lớn đến nguồn lợi tôm giống, trong khi đó đối tượng khai thác chính của nghề te và nghề đáy sông lại là tôm.
Công tác quản lý bảo vệ NLTS ở Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau còn bộc lộ nhiều hạn chế.
* Điều kiện sinh cảnh ở KVNC: Vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau có chế độ môi trường nước và thủy văn thuận lợi, có rừng ngập mặn, nguồn thức ăn phong phú vv…thích hợp với điều kiện sống của nhiều loài tôm ở giai đoạn con giống.
* Nhu cầu sử dụng nguồn lợi tôm giống tại KVNC: Nguồn tôm giống đóng vai trò quan trọng với người nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau. Trong thực tế, có 100% người nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau sử dụng nguồn tôm giống trong tự nhiên (trừ tôm sú Penaeus monodon là sử dụng giống nhân tạo - do
giống ngoài tự nhiên rất ít). Nguồn tôm giống này, được xác định có vai trò đóng góp to lớn của Bãi bồi Tây Ngọc Hiển.
* Nghề nuôi tôm quảng canh: Nghề nuôi tôm thiếu quy hoạch, việc nuôi tôm quảng canh ở địa phương mang tính tự phát, người nuôi đã tự ý chặt phá rừng, làm diện tích rừng giảm rõ rệt qua thời gian. Hậu quả, đã phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, mất đi chỗ dựa của tôm, cá con làm tăng mức chết tự nhiên và làm suy giảm nguồn lợi.
* Trong KVNC có nhiều người sinh sống, sinh kế chính của nhiều hộ gia đình là khai thác thủy sản (nghề te, nghề đáy sông vv…). Chính điều này đã gây áp lực không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ NLTS ở VQG mũi Cà Mau, là vấn đề khó khăn của chính quyền địa phương khi phải giải bài toán mâu thuẫn (ngư dân vi phạm, nhưng lại buộc nhà nước phải làm sao để họ có cuộc sống ổn định và tốt hơn).
* Căn cứ Quy định hoạt động khai thác thủy sản ở Bãi bồi tây Ngọc Hiển: Căn cứ Quyết định số 1293/QĐ-CTUB ngày 9/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc nghiêm cấm khai thác trong khu vực 240 Km2 Bãi bồi tây Ngọc Hiển; Căn cứ Thông tư 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời gian trong năm ở 16 khu vực, trong đó vùng biển ven bờ Cà Mau (một phần của Bãi bồi tây Ngọc Hiển trực thuộc khu vực này - Đầu rạch Trương Phi) bị cấm khai thác các loài tôm giống trong thời gian sinh sản của họ tôm he Penaeidae và giống tôm rảo
Metapenaeus từ 1/4 - 30/6.
* Căn cứ Phân khu chức năng phần trên biển hiện nay của VQG mũi Cà Mau (còn gọi là Bãi bồi Tây Ngọc Hiển): Phạm vi tính từ mép bờ biển phía tây ra phía biển, chức năng chủ yếu của phân khu này là bảo tồn tài nguyên
sinh vật biển và hệ sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bao gồm các điểm sau:
1. Cửa Sào Lưới thuộc huyện Cái Nước. Tọa độ: Từ 104°47′30″ kinh đông và 8°48′ vĩ bắc.
2. Cách bờ biển 4.700 mét. Tọa độ: Từ 104°45′ kinh đông và 8°48′ vĩ bắc. 3. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°42′ kinh đông và 8°40′ vĩ bắc.
4. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°42′ kinh đông và 8°35′ vĩ bắc. 5. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°48′ kinh đông và 8°33′30″ vĩ bắc.
6. Đầu rạch Trương Phi thuộc huyện Ngọc Hiển. Tọa độ: Từ 104°48′ kinh đông và 8°34′30″ vĩ bắc.
3.4.2.2. Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi tôm giống
Từ các cơ sở khoa học trên, chúng tôi kiến nghị một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi tôm giống sau đây :
1) Đề xuất điều chỉnh quy định hoạt động khai thác thủy sản ở Bãi bồi tây Ngọc Hiển
Mục tiêu của việc thiết lập Phân khu bảo tồn biển không chỉ nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học, mà còn góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện cuộc sống cộng đồng ngư dân. Tại VQG mũi Cà Mau, công tác quản lý bảo vệ NLTS đang bị lệch cán cân về vế thứ nhất (chú trọng việc bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học hơn), nặng về cấm đoán tuyệt đối (Quyết định số 1293/QĐ-CTUB ngày 9/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau). Bài toán khó đặt ra cho các hộ gia đình sống trong VQG mũi Cà Mau: làm nghề gì để sống nếu không được làm nghề KTTS (nghề truyền thống). Trong khi chính quyền địa phương cũng còn rất lúng túng, chưa tìm ra sinh kế thay thế giúp đỡ cho những đối tượng này. Để giải quyết bài toán khó này, chúng tôi đề nghị: chỉ nên cấm hoạt động nghề te vào mùa sinh sản chính của tôm (tháng
3-5), thời gian còn lại trong năm nên cho phép tiến hành khai thác nhưng có hạn mức cụ thể (mỗi tháng được phép khai thác 15 ngày, vào quãng thời gian nhất định trong ngày). Đối với nghề đáy sông, cần giảm số lượng đáy sông xuống mức thấp nhất vào tháng 3-5 ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, trên các kênh rạch trong nội địa thuộc VQG mũi Cà Mau.
Khu vực cấm đánh bắt có thời hạn: Bãi bồi Tây Ngọc Hiển được xác định là 1 bãi tôm giống và các giai đoạn phát triển trong vòng đời của nhiều loài tôm kinh tế. Vì vậy việc quy hoạch lại diện tích bảo tồn trên biển ở VQG mũi Cà Mau là chưa cấp thiết.
2) Bảo vệ nguồn lợi tôm giống dựa vào cộng đồng
Qua phần đánh giá về thực trạng công tác quản lý bảo vệ NLTS ở Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau, chúng tôi có nhận xét rằng: việc quản lý Phân khu bảo tồn biển không thể chỉ dựa vào điều kiện và năng lực quản lý hành chính (ranh giới địa lý hành chính và đội ngũ cán bộ quản lý). Tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong các hệ sinh thái gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thường ngày của cộng đồng và hoạt động quản lý của Phân khu bảo tồn biển. Không nên để cộng đồng đứng ngoài công cuộc quản lý bảo vệ NLTS. Thông qua sự tham gia của cộng đồng, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sẽ bổ trợ rất nhiều cho các nhà quản lý. Chính vì vậy, quan điểm tham gia của các bên liên quan, nhất là chính quyền địa phương và cộng đồng phải được quan tâm, chú trọng. Đây cũng là biện pháp hoàn toàn mới đối với Cà Mau nếu được triển khai, áp dụng.
Trước hết cần thành lập Ban bảo tồn NLTS khu Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau với thành phần tham gia Ban gồm các đại diện: Ban quản lý phân khu Bảo tồn biển, VQG mũi Cà Mau; Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS Cà Mau; Thanh tra Thủy sản Cà Mau; chính quyền địa phương; tổ chức
hoạt động; Quy chế hoạt động; tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các Ban bảo tồn khóm, câu lạc bộ bảo tồn; tìm kiếm các tổ chức có thể hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính về cho Ban và các câu lạc bộ vv...
Từ Ban này tiến hành thành lập các đầu mối ở cơ sở: Ban bảo tồn NLTS khóm và Các câu lạc bộ bảo tồn NLTS.
Ban bảo tồn NLTS khóm (khóm được hiểu là khóm hoặc thôn dân cư) đóng vai trò là trung gian giữa cộng đồng và Ban bảo tồn NLTS khu khi thực hiện các hoạt động bảo tồn. Tại cấp khóm, trưởng khóm và Ban bảo tồn khóm đóng vai trò chính trong việc lựa chọn người tham gia các chương trình thí điểm của Ban bảo tồn NLTS khu (ví dụ: chương trình thí điểm sinh kế thay thế). Với thành phần tham gia là trưởng khóm, các đoàn thể xã hội (thành phần tham gia đều trên tinh thần tự nguyện).
Câu lạc bộ Bảo tồn NLTS là một mắt xích quan trọng, một trong những yếu tố quan trọng của việc nâng cao thành công nhận thức và phát triển cộng đồng ở khu bảo tồn là hoạt động có hiệu quả của câu lạc bộ Bảo tồn NLTS. Câu lạc bộ có nhiệm vụ chính là hỗ trợ các cuộc họp và thảo luận; nâng cao nhận thức của cộng đồng; chọn cá nhân phù hợp tham gia khóa đào tạo nghề và giám sát quá trình sau đào tạo; phản hồi các vấn đề phát sinh, nhu cầu hỗ trợ của câu lạc bộ với Ban bảo tồn khu.
3) Sinh kế thay thế
Giải pháp sinh kế thay thế, nhằm tạo động lực cho người dân chấm dứt những hoạt động sinh kế thiếu bền vững, đang được áp dụng và theo đuổi những loại hình khác có tính bền vững hơn. Hiệu quả của sinh kế thay thế được đo bằng giá trị lợi ích kinh tế mang lại.
Trong số các nghề khai thác thủy sản của ngư dân sống ở VQG mũi Cà Mau, nghề te và nghề đáy sông có mức độ sát hại nguồn lợi tôm giống nhiều nhất. Đối với ngư dân làm nghề te, đây là nguồn sống chính của tuyệt đại đa
số các hộ gia đình. Trong thời gian vừa qua, đã có một số mô hình chuyển đổi nghề cho ngư dân làm nghề te được thử nghiệm ở một số địa phương, trong đó có Cà Mau. Qua tìm hiểu các hộ ngư dân đã tham gia thử nghiệm mô hình chuyển đổi nghề te sang nghề lưới rê ở Cà Mau, đến nay có thể xem mô hình thử nghiệm đó đã bị thất bại. Nguyên nhân thất bại là do đầu ra sản phẩm đánh bắt không tiêu thụ được. Sự thất bại này cũng đã chứng minh rằng, sinh kế gắn liền với cuộc sống và tương lai của người dân, cho nên nó không thể là những ý tưởng áp đặt ngoại lai, không thể làm thay cộng đồng vì đây là vấn đề của chính người dân.
Qua tìm hiểu về nhu cầu nghề nghiệp của 20 hộ làm nghề te (ấp Trại Xẻo, xã Viên An, Ngọc Hiển), 100% số hộ mong muốn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ tìm sinh kế thay thế nghề te bằng việc chuyển đổi nghề khác. Nghề ngư dân muốn được chuyển đổi là khai thác xa bờ và xuất khẩu lao động (đánh bắt cá thuê cho nước ngoài).
Xét tiềm lực của ngư dân nghề te: Đa số hộ gia đình ngư dân làm nghề te thuộc diện hộ nghèo; tư liệu sản xuất (đất sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản) không có; trình độ văn hóa thấp. Tiềm lực mạnh nhất mà họ có được là kinh nghiệm khai thác thủy sản. Vì vậy chúng tôi thấy rằng, nghề mà ngư dân muốn chuyển đổi là phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.
Qua tìm hiểu về nhu cầu nghề nghiệp của 50 hộ làm nghề đáy sông ở VQG mũi Cà Mau, kết quả chỉ có 3/50 hộ (chiếm tỷ lệ 6%) có suy nghĩ sẽ chuyển đổi nghề trong tương lai, còn hiện tại thì chưa có ý định chuyển nghề. Lý do các hộ làm nghề đáy sông đưa ra: nghề không bị cấm hoạt động; thu nhập từ nghề khá cao và ổn định; công việc không vất vả.
canh, buôn bán nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi nếu nhà nước có chủ trương cắt giảm tối đa tình trạng hoạt động nghề đáy sông ở VQG mũi Cà Mau.
4) Cải tiến công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức
Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn, ý thức bảo vệ NLTS ở Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau nhằm tránh mọi tác động, sự xâm hại, đặc biệt là xâm hại trực tiếp qua hoạt động các loại hình nghề KTTS có tính sát hại NLTS cao như nghề te, nghề đáy sông làm chưa tốt.
Biện pháp tuyên truyền chưa phù hợp, còn mang tính hình thức (tuyên truyền viên chủ yếu là những nhà quản lý VQG mũi Cà Mau, ít có sự tham gia của cộng đồng và của người có uy tín với đối tượng cần được tuyên truyền vv…). Nội dung tuyên truyền khô cứng (các văn bản nhà nước).
Vì vậy, việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành có sức ảnh hưởng mạnh đối với người được tuyên truyền là cần thiết và nên được quan tâm. Có thể phối hợp với ngành Giáo dục trong việc biên soạn tài liệu giảng dạy cho nội dung Giáo dục địa phương với sự lồng ghép những kiến thức căn bản về Luật Thủy sản, giới thiệu những loại nghề có tính sát hại NLTS cao, ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của mọi công dân vv…Sự tham gia tuyên truyền của Ban bảo tồn NLTS khóm, các câu lạc bộ bảo tồn NLTS làm giảm sự tuyên truyền kiểu hành chính, người trong cuộc tuyên truyền cho người trong cuộc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
KẾT LUẬN
1. Vùng nước ven bờ Cà Mau nói chung và Bãi bồi Tây Ngọc Hiển (VQG mũi Cà Mau) nói riêng có nguồn lợi tôm khá phong phú và đa dạng.
2. Đã bắt gặp và xác định được 105 loài tôm thuộc 63 giống và 30 họ, bổ sung vào danh lục thành phần loài tôm cho VQG mũi Cà Mau 01 họ tôm (Squillidae) và 15 loài tôm, trong đó có 7 loài tôm kinh tế thuộc họ Penaeidae.
3. Mật độ tôm giống họ Penaeidae ở KVNC cao nhất vào các tháng 3,4,5. Tầng thẳng đứng có mật độ tôm giống cao nhất, tầng mặt có mật độ tôm giống thấp nhất. Biến động mật độ tôm giống
Metapenaeus và giống Penaeus theo tháng khá lớn. Mật độ phân bố tôm giống tầng mặt phụ thuộc vào thời gian trong ngày (mật độ cao vào quãng thời gian 22 giờ và 2 giờ), mật độ tôm giống tầng thẳng đứng và tầng đáy không phụ thuộc thời gian trong ngày.
4. Trong KVNC, tôm sinh sản quanh năm, mùa vụ sinh sản chính là các tháng 3, 4, 5; các tháng còn lại là mùa vụ sinh sản phụ.
5. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae ở vùng biển ven bờ Cà Mau ước tính khoảng 2000 tỷ cá thể, ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển khoảng 253 triệu cá thể (giống Metapenaeus
khoảng 68 triệu cá thể; giống Penaeus khoảng 32 triệu cá thể).
6. Khoảng 90% tàu te có sử dụng điện trong khi khai thác. 83,67% số cá thể tôm chưa được phép khai thác bị sát hại bởi nghề te và 80,5% số cá thể tôm chưa được phép khai thác bị sát hại bởi nghề đáy sông.
7. Giải pháp quản lý cần thiết là: 1)Quy định hoạt động khai thác thủy sản ở Bãi bồi tây Ngọc Hiển; 2) Xây dựng khu bảo tồn tôm giống dựa vào cộng đồng; 3) Tạo sinh kế thay thế; 4) Nâng cao nhận