Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương nay là ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, ngày 02/06/2008, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, …cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, …Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao như: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Bill Payment, …
Sau 50 năm hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.000 cán bộ công nhân viên, với 85 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 máy ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ .
Là thành viên thứ 64 trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 06/2008 với bộn bề khó khăn, về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất thiếu thốn, thị trường nhỏ bé… nhưng với sự nỗ lực của cán bộ
Vietcombank Hà Tĩnh, cùng với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh thì Vietcombank Hà Tĩnh đã từng bước vươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của tỉnh. Để xứng với tầm vóc đó thì hiện nay Vietcombank Hà Tĩnh đã chuyển về trụ sở mới khang trang hơn, hiện đại hơn cùng với đó là một đội ngũ cán bộ công nhân viên là 135 người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng và một hệ thống mạng lưới các Phòng giao dịch được thành lập (Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Xuân An, Lộc Hà). 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Tĩnh là một thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước giao cho, cụ thể là :
Thực hiện huy động vốn theo quy định, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua các hình thức sau :
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.
Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và vốn uỷ thác đầu tư của các Ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phân bổ.
Thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C và nhờ thu kèm chứng từ), chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .
Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện chế độ kế toán, quản lý tài chính và lập báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và theo chế độ hiện hành.
Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định tại Quy định về việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển, quy trình thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thống kê báo cáo số liệu, tình hình hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ theo quy định tại Quy chế quản lý cán bộ, nhân viên hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp, uỷ quyền/giao của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh là mô hình tổ chức hiện đại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, Vietcombank Hà Tĩnh gồm có 10 phòng nghiệp vụ, 01 tổ tin học và 06 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc.
Từ khi mới thành lập vào năm 2008, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh chỉ gồm 25 người. Đến cuối tháng 06/2013, toàn bộ Chi nhánh đã có 135 người (bao gồm 86 nữ và 49 nam) với độ tuổi bình quân là 31 tuổi. Trong đó 95% cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, còn lại là Cao đẳng, Trung cấp.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh
(Nguồn: Báo cáo của phòng Hành chính – Nhân sự năm 2013)
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012 Tĩnh giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 – 2012 tại chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 81 162 182,1 271 289
Chi phí 75 142 143,8 230,4 235,6
Lợi nhuận 6 20 38,3 40,6 53,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Tĩnh các năm 2008 – 2012)
Trong những năm gần đây, nhờ có sự chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc nội quy lao động, những quy định trong công tác quản lý của Tổng Giám Đốc đã ban hành. Xây dựng và kiên trì chỉ đạo thực hiện đề án kinh doanh có hiệu quả, mạnh dạn đưa ra nhiều phương pháp, giải pháp nhằm khuyến khích tìm kiếm thị trường, tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát được nợ xấu. Thực hiện tốt và kịp thời các chủ trương chỉ thị của Tổng Giám Đốc, các
PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG THANH TOÁN THẺ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG GIAO DỊCH NGHI XUÂN PHÒNG GIAO DỊCH CAN LỘC PHÒNG GIAO DỊCH HƯƠNG SƠN PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC THỌ PHÒNG GIAO DỊCH XUÂN AN PHÒNG GIAO DỊCH LỘC HÀ TỔ VI TÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM
phòng ban tại Vietcombank Trung ương, đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cùng với sự năng động, chuyên nghiệp của chi nhánh, Vietcombank Hà Tĩnh luôn cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy mà lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm. Đặc biệt một số năm đạt được mức tăng trưởng mạnh như: năm 2009 tăng thêm 14 tỷ đồng so với năm 2008 (tương đương 233%), năm 2010 tăng thêm 18,3 tỷ đồng so năm 2009 (tương đương 91,5%) và năm 2012 cũng tăng thêm so với năm 2011 là 12,8 tỷ đồng (tương đương 31,5%).
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn được xác định là mục tiêu hàng đầu có tính chiến lược, quyết định sự thành bại trong kinh doanh tại chi nhánh. Và với nhiều biện pháp tích cực, năng động, sáng tạo, nhiều hình thức huy động phong phú, phù hợp với cơ chế thị trường. Chi nhánh đã thu hút được khối lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn, từ đó chủ động đầu tư mở rộng tín dụng, mở rộng thị trường đến tất cả các thành phần kinh tế không phân biệt kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh, miễn sao đồng vốn đó phát huy tác tốt tác dụng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn liên tục tăng bền vững từ khi thành lập chi nhánh cho tới nay.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh từ năm 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh 2008 -2012)
693.6 940.88 1,284.84 1,753.33 2.266,008 0 500 1000 1500 2000 2500 2008 2009 2010 2011 2012
Qua số liệu hoạt động của chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh trong 5 năm từ 2008- 2012 có thể thấy được xu hướng tăng trưởng về nguồn vốn huy động qua từng năm, trở thành một trong những chi nhánh có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất trên địa bàn. Để so sánh, năm 2012 chi nhánh đã huy động được số vốn lớn gấp 3.26 lần so với năm đầu tiên đi vào hoạt động năm 2008. Trong đó có một số năm với mức tăng trưởng cao như 2008, 2010, 2011. Có được những thành công như vậy là bởi chi nhánh đã nắm bắt khá tốt tình hình, đặc điểm môi trường kinh doanh tại địa bàn, từ đó có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Nhưng để đi sâu vào phân tích thực trạng về huy động vốn hiện nay tại chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh, tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá số liệu trong 5 năm đây gần nhất, từ năm 2008 đến năm 2012.
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: tỷ đồng Tăng trưởng (%) TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 09/08 10/09 11/10 12/11 Tăng trưởng bình quân (%) Tổng huy động vốn cuối kỳ 694 941 1285 1753 2267 35.59 36.55 36.42 29.32 34.47 1 Cơ cấu huy động
vốn theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 67 89 115 224 333 32.83 29.21 94.78 48.66 51.37 - Kỳ hạn < 12 tháng 454 537 797 1064 1393 18.28 48.41 33.50 30.92 32.77 - Kỳ hạn > 12 tháng 173 315 373 465 541 82.08 18.41 24.66 16.34 35.37 2 Cơ cấu huy
động vốn theo đối tượng khách hàng - Tổ chức kinh tế 186 295 392 419 537 58.60 32.88 6.88 28.16 31.63 - Dân cư 508 646 893 1334 1730 27.16 38.23 49.38 29.68 36.11 Tỷ trọng dân cư/tổng huy động (%) 73.19 68.6 69.49 76.09 76.31 -6.27 1.29 9.49 0.28 1.19
3 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
- VNĐ 598 752 980 1349 1832 25.75 30.31 37.65 35.80 32.37 - Ngoại tệ 96 189 305 404 435 96.87 61.37 32.45 7.67 49.59
Trong giai đoạn năm 2008-2012, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng bình quân là 34.47%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng qua các năm từ 2008 đến năm 2011 là tăng dần nhưng năm 2012 lại giảm so với 2011. Nguyên nhân:
- Địa bàn Hà Tĩnh lại nhỏ hẹp, mật độ dân cư ít, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp ít lại nhỏ, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. Trong khi đó, số lượng ngân hàng cạnh tranh khá nhiều (trong năm 2012 đã có thêm 02 phòng giao dịch của Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng được mở tại địa bàn), các huyện lân cận lại có các PGD của Chi nhánh Hà Tĩnh đang hoạt động nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn của chi nhánh. Thêm vào đó, số lượng cán bộ của Chi nhánh còn ít, chủ yếu là cán bộ mới, ít kinh nghiệm, không phải dân bản đia, do đó công tác tiếp cận và phát triển khách hàng ít nhiều bị hạn chế.
Xét theo kỳ hạn: Do từ cuối năm 2008 và 2009, lãi suất huy động liên tục biến động tăng, có thời điểm lãi suất bị đẩy lên đến 17%, để thu hút khách hàng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất cho các kỳ hạn ngắn làm cho lãi suất ở những kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn lãi suất ở những kỳ hạn trung và dài hạn. Điều này làm cho khách hàng có xu hướng chọn gửi kỳ hạn ngắn để thăm dò và kỳ vọng lãi suất tăng nên tốc độ tăng trưởng của những khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng; đồng thời tỷ trọng của các khoản tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng các khoản tiền trung và dài hạn. Tình trạng này cho thấy sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh xét về lâu dài là không ổn định.
Theo đối tượng khách hàng : Từ năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh tăng trưởng mạnh, tỷ trọng của lượng vốn huy động từ dân cư cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động đã cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang chuyển dịch dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ theo định hướng chung của toàn hệ thống Vietcombank và cũng phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh. Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của chi nhánh cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của toàn tỉnh, đồng thời tốc độ tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu này cũng cao hơn toàn tỉnh đã cho thấy Vietcombank Hà Tĩnh đã tạo được niềm tin trong lòng người dân tỉnh nhà .
Theo loại tiền: Tỷ trọng huy động vốn bằng VNĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng huy động vốn của chi nhánh. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của VNĐ cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của đồng ngoại tệ. Tuy nhiên
trong giai đoạn này, đồng VNĐ đang dần mất giá do lạm phát tăng cao nên người dân có xu hướng cất trữ đồng ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD thông qua việc gửi tiết kiệm. Vì vậy lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao hơn đồng VNĐ .
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Với vai trò là một ngân hàng thương mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank luôn luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn 2008–2012 Đơn vị: tỷ đồng Tăng trưởng (%) TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 09/08 10/09 11/10 12/11 Tăng trưởng bình quân (%) 1 Tổng dư nợ tín dụng 579 820 1152 1694 1710 41.62 40.48 47.04 0.94 32.52