Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 61)

IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Công thương Việt Nam cần phải có những định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, đưa lĩnh vực cho vay tiêu dùng trở thành một trong những hoạt động cho vay cơ bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thương Việt Nam

Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt giai đoạn 2008 - 2010 sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động của các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức tài chính ngân hàng

đa quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sẽ đòi hỏi các NHTM của Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu, lành mạnh hoá tình hình tài chính, tăng cường khả năng quản lý rủi ro và đầu tư mạnh mẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì và phát triển thị phần.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X, yêu cầu phát triển ngành ngân hàng theo chỉ thị 275/BCSĐ của Ban cán sự Đảng ngân hàng và Đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Để thực hiện thành công quá trình đổi mới, NHCT Việt Nam đã xác định mục tiêu chiến lược đến 2010: ‘‘Xây dựng NHCT Việt Nam thành một NHTM lớn chủ lực, hiện đại của Nhà nước; Mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, lành mạnh về tài chính; Áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư, được xếp hạng tốt nhất ở Việt Nam và đạt mức trung bình khá trong khu vực, đủ sức cạnh tranh ở trong nước và chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện cổ phần hoá các công ty trực thuộc và hệ thống Ngân hàng Công thương theo đúng lộ trình đã được phê duyệt theo hướng hình thành tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam’’.

Trong bối cảnh gia tăng mạnh mẽ cạnh tranh và yêu cầu hội nhập quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn: Nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ; Chất lượng và quy mô của tài sản, nguồn vốn chưa cao; Trình độ quản trị ngân hàng còn bất cập; Khả năng quản lý rủi ro thấp; Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu; Đội ngũ cán bộ nhân viên chưa đạt yêu cầu của một ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế; Thị phần và khách hàng chưa ổn định.

Hiện tại, xét về năng lực cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình khá ở Việt Nam và còn yếu so với các ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này cho thấy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần phải đổi mới và cải tổ triệt để có thể cạnh tranh - tồn tại - phát triển.

Để xây dựng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực, đáp ứng toàn diện về các nhu cầu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững với các chiến lược cụ thể như sau:

- Chiến lược về tài sản và vốn:

+ Tăng qui mô tài sản hàng năm trung bình 20%-22%,

+ Tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận để lại và phát hành thêm cổ phiếu phù hợp với qui mô tài sản và đảm bảo hệ số an toàn vốn,

+ Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 51% vốn điều lệ trở lên.

- Chiến lược tín dụng và đầu tư:

+ Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, ạnh tranh theo nguyên tắc thị trường,

+ Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,

+ Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%,

+ Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

+ Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển,

+ Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức thỏa mãn nhu cầu khách hàng và định hướng phát triển.

- Chiến lược nguồn nhân lực:

+ Tiêu chuẩn hóa nguồn lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ,

+ Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương, + Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp. - Chiến lược công nghệ:

+ Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh,

+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.

- Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành:

+ Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.

+ Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường,

+ Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch,

+ Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w