IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ
2.2.1. Sơ lược về thực trạng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
mại ở Việt Nam
2.2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thách thức (xuất khẩu giảm, lạm phát tăng, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm mạnh...) do những yếu tố tiêu cực xuất hiện sau thời gian tăng
trưởng nóng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng nhìn chung, nền tảng cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì, chính trị xã hội vẫn ổn định, nền kinh tế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá so với khu vực và từng bước hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7% - 8%/năm trong gần một thập kỷ qua (1999-2007), đạt 6,23% vào 2008 và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 6,5% – 7,5% trong vài năm tới. Dân số hiện nay là 85,8 triệu người với 2/3 số dân trong độ tuổi lao động (theo kết quả thống kê 01/4/2009). Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, GDP bình quân đầu người theo thực tế hiện nay đạt trên 1.000 USD. Với mục tiêu hồi phục và giữ vững tăng trưởng kinh tế, trong năm 2009, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích thích tiêu dùng và đầu tư, bao gồm cả việc miễn thuế, giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục và y tế. Môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước đang dần hoàn thiện. Tất cả các yếu tố này là cơ hội để các NHTM mở rộng hoạt động CVTD tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động CVTD ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là: nguy cơ lạm phát và những bất ổn kinh tế chưa hẳn đã chấm dứt, thu nhập của phần lớn dân cư chưa cao và thiếu ổn định, nền công nghệ chung còn thấp, môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập... ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nói chung cũng như CVTD nói riêng.
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động CVTD tại Việt Nam:
Việt Nam hiện có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước (tính cả Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), 38 Ngân hàng thương mại cổ phần, 37 ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và hầu hết các ngân hàng đều tham gia vào lĩnh vực CVTD.
- Các NHTM nhà nước, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trước đây chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và các dự án lớn, hoạt động CVTD chủ yếu cho vay cán bộ công nhân viên. Nhưng đến nay các NHTM Nhà nước bên cạnh việc phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn đều đẩy mạnh cung cấp dịch vụ CVTD. Mặc dù hầu như các NHTM Nhà nước đều chưa tổ chức được hoạt động CVTD thực sự chuyên nghiệp nhưng với lợi thế về quy mô và thương hiệu, các NHTM Nhà nước cũng đã chiếm thị phần đáng kể trong dịch vụ CVTD.
- Các ngân hàng thương mại cổ phần ngay từ khi thành lập đã xác định mục tiêu chú trọng phát triển hoạt động CVTD. Trong những năm qua tổng nguồn vốn và thị phần của các NHTM cổ phần tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu nhờ vào các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân.
- Các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực CVTD tại Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt khi Việt Nam sắp thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn các bảo hộ về tài chính và ngân hàng vào năm 2011 theo cam kết khi gia nhập WTO. Hiện tại các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều là những ngân hàng lớn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh CVTD như HSBC, ANZ, Citibank… Nhờ ưu thế về công nghệ, các ngân hàng nước ngoài triển khai nhiều sản phẩm CVTD hiện đại (như cho vay qua internet, qua điện thoại di động, tài trợ mua bất động sản và các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế...). Đối tượng khách hàng cá nhân mà các ngân hàng này hướng tới thường là nhóm khách hàng có thu nhập cao.
Sơ đồ 2.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng giai đoạn 2007-2009
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Các NHTM đang phát triển hoạt động CVTD thông qua việc mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động ngân hàng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tăng cường các chương trình quảng cáo, khuyến mại... nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ngoại trừ số ít các ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm CVTD phong phú, cho mọi đối tượng khách hàng, CVTD của các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ CVTD đồng bộ; dịch vụ chưa phong phú chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; dịch vụ CVTD hiện đại còn nhiều hạn chế; phương pháp giao dịch truyền thống chưa được phát huy đầy đủ để lôi kéo khách hàng; công tác marketing và giới thiệu sản phẩm cũng chưa bài bản, chuyên nghiệp.
Tóm lại, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động CVTD. Thị trường CVTD của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội cho các ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt