Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 67)

IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ

3.2.2. Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng

Hiện nay, ngoài phương thức cho vay trực tiếp thông thường, một loại hình cho vay mà ngân hàng cần chú trọng đó là phương thức CVTD gián tiếp. Có khá nhiều khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hoá vượt quá mức khả năng hiện tại của họ, nhưng vì nhiều lý do họ ngại tìm đến ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần nhận thức được điều này để từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng này.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể kết hợp với các công ty, đại lý bán hàng trong việc tài trợ vốn tiêu dùng cho khách hàng. Thông qua các công ty bán hàng này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các thông tin về sản phẩm CVTD theo phương thức này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ tài trợ cho người tiêu dùng một phần tiền còn thiếu hụt khi người tiêu dùng mua hàng của các công ty, đại lý bán hàng. Áp dụng phương thức cho vay này, ngân hàng có thể thu hút một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, với các khoản cho vay này, ngân hàng không trực tiếp cho vay với khách hàng mà các công ty, đại lý bán hàng thay mặt ngân hàng xem xét khách hàng và đề xuất ngân hàng cho khách hàng vay. Các công ty đại lý bán hàng không có đủ nghiệp vụ chuyên môn về

lĩnh vực cho vay và họ luôn có xu hướng muốn bán nhiều sản phẩm hàng hoá của họ nên họ thường bỏ qua một số bước, thẩm định sơ sài, vô trách nhiệm, gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải thận trọng khi lựa chọn các công ty, đại lý bán hàng phù hợp, có uy tín để cung ứng loại hình cho vay gián tiếp này.

Việc nâng cao và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược marketing ngân hàng đồng bộ. Từ đó, ngân hàng có cơ hội quảng bá, khuyếch trương, giới thiệu về các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng nhằm mở rộng hoạt động thị trường CVTD.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng cần mở rộng cho vay mua sắm đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt theo phương thức thấu chi thông qua các điểm bán hàng. Muốn vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải liên kết với các điểm bán hàng tiêu dùng như các siêu thị, các đại lý…Đồng thời các cá nhân muốn vay vốn theo hình thức này phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tiền lương hàng tháng của họ được cơ quan chuyển thẳng vào tài khoản đó. Tuy nhiên, hiện nay hình thức vay thấu chi vẫn chưa được triển khai rộng rãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam do hình thức vay thấu chi này tương tự vay lương của cán bộ nhân viên (nếu được đảm bảo bằng khoản lương hàng tháng) chỉ khác là khách hàng có thể rút dần tiền từ tài khoản của họ. Trong khi vay lương lại mới chỉ áp dụng đối với cán bộ, nhân viên trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên hình thức vay thấu chi cũng bị hạn chế. Nếu vay thấu chi đảm bảo bằng sổ tiết kiệm thì rất ít người biết đến, hầu như khách hàng đến cầm cố sổ tiết kiệm đều muốn sử dụng luôn toàn bộ số tiền được vay, hình thức vay thấu chi không thích hợp với họ.

Các cá nhân đến vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng thường là những người làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và được hưởng lương tháng. Nhưng đôi khi nhu cầu của họ lại phát sinh trước kỳ trả lương nên họ cần có sự tài trợ vốn từ bên ngoài. Nếu những cá nhân này đi vay tiền từ những người cho vay nặng lại hoặc từ những tổ chức phi ngân hàng thì sẽ phải chịu mức lãi suất rất cao. Trong khi đó, lãi suất CVTD của ngân hàng lại ở mức vừa phải và phù hợp hơn với người lao động. Lúc này, ngân hàng với sản phẩm CVTD sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w