Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 78)

IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động CVTD. Việc hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo ra nền tảng cơ sở cần thiết để hoạt động CVTD phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ của CVTD, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời có sự hỗ trợ, khuyến khích với hoạt động CVTD, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, tạo điều kiện cho NHTM phát triển hơn nữa hoạt động này.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần có sự hoạch định chiến lược phát triển chung về CVTD cho các NHTM. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ CVTD, nhằm tạo ra sự thống nhất cao về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong cả nước cũng như tạo sự hoạt động đồng bộ giữa các NHTM từ đó cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, để NHNN thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi sự tăng cường hợp tác, trao đổi giữa các NHTM. NHNN cần hoàn thiện hoạt động của trung tâm cung cấp thông tin (CIC). Thông tin luôn là yếu tố cần thiết phục vụ cho chiến lược kinh doanh. Do đó, hoạt động của Trung tâm cung cấp thông tin là điều không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Thông qua Trung tâm này, các NHTM có thể khai thác các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, bao gồm các thông tin về khách hàng đang có quan hệ vay vốn với ngân hàng, các thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về các nhà cung cấp, về các biến động ở tầm vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng hay khả năng trả nợ của họ và các thông tin quan trọng khác. Tuy nhiên,

hiện nay, thông tin về khách hàng là cá nhân có quan hệ vay vốn với các TCTD hay chưa lại quá sơ sài, thậm chí không được đưa lên trang thông tin này. Do đó, ngân hàng không thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, Trung tâm này cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, lấy thông tin từ các nguồn như từ mạng Internet, từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của khách hàng, các đối tác làm ăn, các công ty kế toán, kiểm toán, công ty tư vấn….Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ. Trung tâm này cần phải được chuyên môn hoá cao hơn nữa mới đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Trên đây là một số kiến nghị, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét để có sự chấn chỉnh, bổ sung và có văn bản hướng dẫn cụ thể để quá trình thực hiện được dễ dàng và thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 78)