IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ
2.3.1. Hạn chế trong việc mở rộng hoạt động CVTD
CVTD mặc dù có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nổi lên những vấn đề còn hạn chế sau:
Thứ nhất là danh mục sản phẩm CVTD chưa đa dạng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Số lượng sản phẩm còn quá ít, nghèo nàn về chủng loại, chưa thể hiện được bản sắc riêng của ngân hàng trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm còn chung chung như cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà… khiến khách hàng chưa thực sự ấn tượng với sản phẩm, điều mà các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP làm được. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn bỏ qua một thị trường có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện CVTD gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm hàng hoá. Chính vì số lượng sản phẩm ít, chưa có sự chuyên biệt mà số khách hàng đến giao dịch sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng còn hạn chế.
Thưa hai, về mô hình tổ chức và nguồn nhân lực: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa có mô hình tổ chức cho phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và CVTD nói riêng, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn nằm trong mô hình tổ chức chung và các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Về nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách phát triển CVTD.
Thứ ba, quy trình, trình tự cho vay chưa đảm bảo kiểm soát được rủi ro đảm bảo thuận tiện nhanh chóng. Điều kiện cho vay, mức cho vay và thời hạn cho vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì đối tượng chủ yếu của CVTD là cá nhân hộ gia đình là những đối tượng có số lượng lớn, trình độ hiểu biết khác nhau nên trình tự thủ tục giấy tờ cho vay càng nhanh chóng đơn giản càng tạo điều kiện tốt cho khách hàng đến vay.
Thứ tư, về mạng lưới kênh phân phối sản phẩm hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ cung cấp sản phẩm CVTD qua mạng lưới
kênh phân phối truyền thống, các kênh phân phối hiện đại như qua Internet, điện thoại và đại lý vẫn chưa được quan tâm, đặc biệt là kênh bán hàng qua đại lý trong việc cung cấp các sản phẩm cho vay trả góp, cho vay thuê mua, cho vay qua thẻ tín dụng là những kênh phân phối hết sức tiềm năng trong tương lai
Thứ năm, quy mô cho vay còn khá thấp. Dư nợ CVTD chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của thị trường. Qua các số liệu phân tích ở trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ bình quân so với tổng cho vay không cao mặc dù đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm. Nếu căn cứ vào mức cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD thì khả năng cung ứng sản phẩm này của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam dường như là còn quá nhỏ bé.
Thứ sáu, mặc dù CVTD đã ra đời tương đối lâu, nhưng đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quản lý các số liệu CVTD một cách tổng thể, chưa tổng kết, đánh giá hoạt động CVTD làm cơ sở để rút kinh nghiệm và nghiên cứu hoàn thiện qui trình cũng như phát triển các sản phẩm CVTD.
Thứ bảy, chưa có chính sách một cách tổng thể để phát triển CVTD nói riêng và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung dẫn đến thiếu cơ chế động lực cho sự phát triển.