KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 28)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1.1 Khái quát quá trình phát triển và hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 03/07/2009 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103038874 ngày 03/07/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc NHNN ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996, thành lập lại theo mô hình Tổng công ty.

Ngày 28/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Tại thời điểm chuyển đổi thành NHTM cổ phần, tổng số cổ phần phát hành cho cổ đông là 121.211.780 cổ phần, chiếm 10,77% vốn điều lệ, trong đó: chào bán cho công chúng là 53.600.000 cổ phần, chào bán cho cán bộ công nhân viên ngân hàng là 20.487.200 cổ phần, chào bán cho tổ chức công đoàn của Ngân hàng Công thương Việt Nam là 26.800.000 cổ phần, còn lại 20.324.580 cổ phiếu chào bán cho các đối tác chiến lược.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đề ra, Chủ tịch HĐBT đã ký Quyết định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh: NHNN làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng; Ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là bước ngoặt quan trọng, mang tính đột phá trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Theo đó, tháng 7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động.

Trong quá trình phát triển, với xuất phát điểm rất thấp trên mọi phương diện, từ vốn liếng, cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức và cán bộ, nhân viên hầu hết được đào tạo trong thời kỳ bao cấp,... song Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng vươn lên, khẳng định là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng, khẳng định và nâng cao uy tín với khách hàng trong và ngoài nước; phát triển đồng đều trên tất cả các mặt kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại; công nghệ ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã trải qua 04 giai đoạn trưởng thành và phát triển:

- Giai đoạn 1 (7/1988 - 1990)

Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ 1 bộ phận của NHNN. Bộ máy Ngân hàng công thương trung ương chủ yếu gồm 2 vụ tín dụng Công nghiệp và vụ Tín dụng thương nghiệp; các chi nhánh được lập ra trên cơ sở phòng Tín dụng Công thương nghiệp của NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển. Ngân hàng Công thương trung ương làm công tác quản lý đầu mối, các chi nhánh trực tiếp hạch toán kinh doanh, quan hệ vay vốn và thanh toán qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Đây là giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình mới, nên hệ thống các văn bản pháp lý về cơ chế hoạt động kinh doanh chưa đầy đủ và thiếu nhất quán; cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ chưa kịp đào tạo lại, hoạt động kinh doanh thuần tuý là tín dụng bằng đồng Việt Nam.

- Giai đoạn 2 (1991 - 1996)

Tháng 11/1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã -Tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thi hành - đánh dấu bước "Phân định rõ chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng kinh doanh"; Ngày 14/11/1990, Chủ tịch HĐBT đã ký quyết định 402/QĐ thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, điều đó khẳng định Ngân hàng Công thương Việt Nam là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Công tác quản trị và điều hành được đổi mới: Thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung của Hội sở chính (về vốn kinh doanh, về tài chính và các cơ chế chính sách...), đồng thời phát huy lợi thế và vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của Ban lãnh đạo.

- Giai đoạn 3 ( từ tháng 9/1996 đến tháng 02/07/2009 )

Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt. Tháng 10/1998, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam không có sự thay đổi.

- Giai đoạn 4: (từ 03/07/2009 đến nay)

Sau sự kiện IPO thành công vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 04/06/2009 và ngày 16/07/2009, 121,2 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Công thương đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là CTG. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Sau 22 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển. Bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bao gồm: Trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo – Hà Nội; 01 Sở giao dịch tại Hà Nội giữ vai trò làm trung tâm xử lý tập trung hoạt động Thanh toán xuất nhập khẩu; 149 chi nhánh tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với 689 phòng giao dịch, 101 điểm giao dịch; 03 đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thẻ; 02 Văn phòng đại diện tại miền Trung và miền Nam; 04 công ty hạch toán độc lập.

Ngân hàng TMCP Công thương tham gia 2 liên doanh với nước ngoài là Indovina Bank và Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC); Là đồng sáng lập và là cổ đông chính của Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia, là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, Hiệp hội thẻ Visa, Master, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các tổ chức tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC. Ngân hàng TMCP Công thương có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng trên khắp toàn cầu và có thể đi bằng điện Swift có gắn mã khoá tới 11.915 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng toàn cầu.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có gần 15.500 cán bộ, nhân viên, trong đó có 486 tiến sĩ, thạc sĩ; hơn 11.000 cử nhân trình độ đại học. Ðội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại và tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính hiện nay.

Bảng 2.1. Mạng lưới hoạt động

Đơn vị: Địa điểm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Số chi nhánh 132 136 137 140 149

Số phòng giao dịch 139 143 151 175 689

Số ngân hàng đại lý 623 733 740 850 850

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thể hiện qua mô hình sau:

33

Khối dịch vụ Khối Kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 28)