IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ
2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
kinh tế trong nước và thế giới chưa thật sự ổn định, thu nhập đại bộ phận dân số còn thấp và thiếu ổn định, nền công nghệ còn nhiều yếu kém. Trong khi đó, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt, giữa các ngân hàng trong nước, giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài có năng lực và nhiều kinh nghiệm hơn trong phát triển các dịch vụ CVTD.
2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Việt Nam
Năm 2007, 2008, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng (biểu hiện là chưa nghiên cứu phát triển và triển khai có hiệu quả các sản phẩm CVTD, vì vậy dư nợ CVTD qua các năm rất thấp).
Từ năm 2009, với định hướng xây dựng và phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ, xác định CVTD là một phần rất quan trọng của ngân hàng bán lẻ, CVTD được Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quan tâm và nhiều sản phẩm CVTD đã ra đời đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.
2.2.2.1. Danh mục sản phẩm CVTD tại NH TMCP Công thương Việt Nam
Tính đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung ứng cho các đối tượng khách hàng, ngân hàng nào có danh mục sản phẩm càng đa dạng thì sẽ càng đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Cho đến thời điểm hiện tại các sản phẩm CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam gồm:
Cho vay chi phí du học
Cho vay chứng minh tài chính Cho vay mua ô tô
Cho vay mua nhà dự án
Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên
Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá.
Cho vay tiêu dùng thông thường
Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở
Phát hành thẻ tín dụng Quốc tế
Có thể nhận thấy danh mục sản phẩm CVTD tương đối đa dạng, đây là những sản phẩm CVTD cơ bản mà các NHTM hiện đang cung cấp trên thị trường dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn còn rất chung chung chưa có sự khác biệt với các ngân hàng khác. Cùng một nhu cầu nhưng đối với mỗi đối tượng khách hàng ngân hàng vẫn chưa có các sản phẩm chi tiết, các sản phẩm chưa phân loại được các đối tượng khách hàng để có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu khác biệt của các đối tượng khách hàng khác nhau dẫn đến chưa tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng.
2.2.2.2 Quy trình và trình tự CVTD
Nội dung cụ thể của quy trình cho vay được quy định tại công văn số 221/QĐ-HĐQT_NHCT35 ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, nội dung cụ thể như sau:
Tại Phòng khách hàng (hoặc phòng giao dịch), cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng hướng dẫn khách hàng về các thủ tục và điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn
Cán bộ tín dụng thu thập thông tin của khách hàng, dự án/phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay (kiểm tra tính trung thực hợp lệ, hợp pháp của các
tài liệu do các khách hàng cung cấp), chuyển hồ sơ khách hàng về phòng (tổ) Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro (trường hợp có thẩm định rủi ro)
Thẩm định khách hàng, dự án/phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay, các rủi ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến của khoản vay mang lại nếu khoản vay được duyệt. Lập tờ trình thẩm định cho vay, ghi ý kiến đề xuất và lập tờ trình thẩm định bổ sung trên cơ sở báo cáo thẩm định rủi ro (nếu thấy cần thiết).
Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng về nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm và chuyển cho Phòng (tổ) Quản lý rủi ro (trường hợp có thẩm định rủi ro).
Nhập các dữ liệu liên quan và thông tin liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo vào hệ thống INCAS và tạo tài khoản vay cho khách hàng trên hệ thống INCAS.
Giải ngân cho khách hàng theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng. Kiểm tra giám sát vốn vay theo đúng quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
Theo dõi và đôn đốc khách hàng vay trả nợ đúng hạn, xử lý các vấn đề nảy sinh nếu có khác liên quan đến khoản vay.
Quy trình cho vay tương đối hoàn thiện, quy định cụ thể công việc của từng bộ phận. Khách hàng chỉ cần giao dịch với một bộ phận duy nhất là cán bộ tín dụng. Tuy nhiên cũng có thể thấy quy trình cho vay vẫn bộc lộ một số lỗ hổng có thể gây rủi ro cho hoạt động cũng như thiếu tính chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp thị khách hàng. Bộ phận nhập thông tin vào hệ thống INCAS và bộ phận thu thập hồ sơ thông tin khách hàng là một nên chưa đảm bảo tính chính xác và độc lập khi tạo lập, thẩm định thông tin khách hàng. Có thể lấy ví dụ là giữa hồ sơ khách hàng và thông tin khoản vay trên chương
trình quản lý của ngân hàng có thể không đúng nếu khách hàng và cán bộ tín dụng có sự thông đồng với nhau.
2.2.2.3. Quy mô của hệ thống kênh phân phối sản phẩm CVTD
Kênh phân phối có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất (hoặc tổ chức hàng đầu nguồn) đến người sử dụng.
Đối với hoạt động ngân hàng, kênh phân phối chính là hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, và các hình thức khác để cung ứng dịnh vụ ngân hàng đến khách hàng. Đến hết năm 2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có 149 chi nhánh và 689 phòng giao dịch trên toàn quốc trải dài từ Bắc vào Nam. Với hệ thống mạng lưới rộng khắp trong cả nước và đặc biệt là tập trung nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là một lợi thế rất lớn của Ngân hàng TMCP Công thương trong việc tiếp cận khách hàng, cung cấp các sản phẩm CVTD.
2.2.2.4. Những kết quả đạt được và thị phần hoạt động CVTD
Trong những năm qua, dư nợ CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đạt ở mức thấp so với các NHTM khác. Năm 2008, cũng như các ngân hàng thương mại khác, CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương đạt mức thấp nhất do các nguyên nhân chung xuất phát từ nền kinh tế đối với hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là khó khăn trong vấn đề thanh khoản làm cho các ngân hàng hạn chế cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu (tỷ đồng) 2007 2008 2009 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1. Cho vay tiêu
dùng 6.769
6,6
2. Cho vay phục vụ sản xuất 94.512 93,3 2% 114.970 95,84% 154.932 95,46% Tổng 101.28 1 119.959 162.30 5
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Sơ đồ 2.4. Dư nợ CVTD trong giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Những tháng đầu năm 2008, cơ chế trần lãi suất cho vay là một rào cản đối với tín dụng tiêu dùng. Ở thời điểm này, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam tối đa là 12% nhưng nhiều ngân hàng “lách” bằng hình thức thu phí, gián tiếp đẩy lãi suất lên tới 18% - 19%. Lãi suất cao là nguyên nhân nổi bật nhất hạn chế khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người tiêu dùng.
Một trong những nguyên nhân làm cho dự nợ CVTD không tăng là lãi suất tiền gửi dân cư tăng (có khi đến 17%), tỷ lệ lạm phát cao, giá cả đắt đỏ người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng; lãi suất của các khoản CVTD tăng theo mặt bằng lãi suất tăng làm giảm nhu cầu vay phục vụ mục đích tiêu dùng.
Mặt khác, cũng như một số NHTM khác, việc gọi vốn trung và dài hạn thời gian qua gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là năm 2008), trong khi chiếm một tỷ trọng lớn trong tín dụng tiêu dùng là cho vay trung và dài hạn.
Biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng dư nợ CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Năm 2007, tỷ trọng CVTD là 6,68%, năm 2008 giảm xuống còn 4,15%. Như vậy có thể thấy, ở vào thời điểm khó khăn về thanh khoản, cũng như các NHTM khác, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng hạn chế CVTD mà tập trung vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả trong ngắn hạn. Năm 2009, mặc dù tỷ trọng CVTD có tăng so với năm 2008 nhưng tăng không đáng kể và vẫn giảm hơn so với năm 2007. Tỷ trọng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh rất lớn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp.
Tỷ trọng CVTD chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, song nắm bắt được nhu cầu ngày một tăng về loại hình sản phẩm dịch vụ mới này, nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa cho vay sản xuất và CVTD, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang triển khai nhiều sản phẩm CVTD.
Bảng 2.7. Dư nợ CVTD theo sản phẩm
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ Số KH
Dư nợ Số KH Dư nợ Số KH
1
Cho vay mua nhà, mua đất có quyền sử dụng đất, vay xây
nhà, sửa nhà 5,332 9,199 3,866.8 56,996 5,571 63,014
3 Cho vay mua ô tô 0 0 0 0 154.1 843 4 Cho vay thông qua nghiệp vụ
phát hành thẻ tín dụng 2 587 5.4 657 44.8 4,876
5 Cho vay du học 20 61 22 318 52.8 431
6 Cho vay tiêu dùng khác 1,415 7,086 1,094 7.883 1,528 1,197
Tổng số 6,769 4,989 7,373
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Qua bảng dư nợ theo sản phẩm có thể thấy cũng như đa số các NHTM khác, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi triển khai thực hiện CVTD mới chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn cho người tiêu dùng ở những nhu cầu có tính thiết yếu như vay vốn sửa chữa nhà ở, xây nhà, cho vay đối với cán bộ công nhân viên trong hệ thống. Một số sản phẩm khác như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay du học còn rất thấp. Đặc biệt năm 2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mới triển khai sản phẩm cho vay mua ô tô, mua nhà dự án. Các sản phẩm cho CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa thực sự được chú trọng, chính vì vậy làm cho tỷ trọng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đạt ở mức rất thấp so với các ngân hàng khác.
Dư nợ CVTD tập trung lớn nhất vào cho vay sửa chữa, mua sắm nhà. Dư nợ cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở năm 2008 đạt 3.866 triệu đồng, chiếm 77,52% tổng dư nợ CVTD, đến năm 2009 đạt 5.571 triệu đồng, chiếm 75,56% tổng dư nợ CVTD. Dư nợ cho vay này tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Bảng 2.8 Dư nợ Cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng 6,769 100% 4,989 100% 7,373 100%
Ngắn hạn 2,611 39% 1,588 32% 2,961 40%
Trung hạn 3,169 47% 2,543 51% 3,343 45%
Dài hạn 989 14% 858 17% 1,068 15%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Các khoản CVTD ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vì thực tế sản phẩm CVTD dài hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa đa dạng, sản phẩm CVTD mua nhà dự án, mua đất phát sinh rất ít và chiếm tỷ trọng nhỏ. Các sản phẩm CVTD có dư nợ cho vay chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên và phát hành thẻ.
Bảng 2.9: Nợ xấu
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ xấu
(tỷ đồng)
Dư nợ
CVTD 32 59 40.4
Tỷ lệ nợ xấu (%)
Dư nợ
CVTD 0.47% 1.18% 0.55%
Tổng dư nợ 1,0% 1,8% 1,3%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương là 1,3%. Ngân hàng TMCP Công thương thuộc nhóm các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm qua các năm, cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương ngày càng được cải thiện. Đặc biệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD rất thấp. Điều này cũng xuất phát từ việc các khoản CVTD của Ngân hàng TMCP Công thương chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn, đối tượng CVTD chủ yếu là cán bộ nhân viên trong hệ thống với thu nhập trả nợ chính là thu nhập hàng tháng.