P. Thanh quyết toán vốn KD
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Nguồn vốn huy động 108.605 126.624 146.240 174.905 183.650
1. Tiền gửi của doanh
nghiệp 38.667 44.879 73.149 87.452 92.188
Nội tệ 36.544 41.368 63.803 76.083 78.360
Ngoại tệ 2.123 3.511 9.346 11.369 13.828
2. Tiền gửi của dân cư 44.428 52.773 55.091 67.670 75.213
Nội tệ 27.492 32.172 31.654 40.602 56.410 Ngoại tệ 16.936 20.601 23.437 27.068 18.803
3. Huy động khác 25.510 28.972 18.000 19.783 16.249
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Trong năm 2008, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các NHTM về hoạt động thu hút nguồn tiền gửi nhằm đảm bảo nguồn vốn và tính thanh khoản, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 174.905 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm trước. Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn, đạt 87.452 tỷ đồng, tăng 14.303 tỷ đồng so với năm 2007. Với lợi thế của một ngân hàng quốc doanh, với mạng lưới rộng lớn và thương hiệu mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn thì
nguồn tiền gửi dân cư vẫn tăng trưởng ổn định, đạt 67.670 tỷ đồng năm 2008, tăng 22,8% so với năm trước. Năm 2009, nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tăng 5%, đạt 183.650 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp là 92.188 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn). Như vậy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn đang diễn biến phức tạp nhưng với kinh nghiệm cũng như vị thế của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch nguồn đề ra là đảm bảo có sự tăng trưởng qua các năm.
Để đạt được kết quả trên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra các danh mục sản phẩm/gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Một số sản phẩm tiêu biểu là quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế, phí hải quan, dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý, dịch vụ đầu tư tự động… Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng chú trọng vào việt thu hút và khai thác nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA như nguồn vốn JBIC, dự án tiết kiệm năng lượng và nhiều nguồn vốn khác.
2.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu qủa, duy trì và từng bước mở rộng thị phần. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Công thương rất chú trọng đến chất lượng tín dụng và đầu tư, đảm bảo cho vay có chọn lọc, đầu tư đúng hướng mang lại hiệu quả cao nhất.
Hoạt động tín dụng: vẫn là hoạt động chủ đạo xét cả về quy mô tài sản có (bình quân gần 65%) và thu nhập từ hoạt động tín dụng (trên 80%). Đến cuối
năm 2009, hoạt động tín dụng đạt được kết quả khả quan; Quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao là 35%, cao gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2006 và là tốc độ tăng trưởng cao nhất tính từ năm 2003 trở lại đây. Dư nợ cho vay tăng phần lớn ở khách hàng mới, trong đó doanh nghiệp lớn chiếm trên 70%, chủ yếu là giải ngân các dự án đồng tài trợ lớn đã ký kết từ các năm 2007-2008, tập trung vào một số ngành hàng như bất động sản, thương nghiệp, công nghiệp sản xuất chế tạo, công nghiệp chế biến, dịch vụ vận tải… Cơ cấu vốn tín dụng tập trung đầu tư vào các dự án lớn, tăng cường cho vay trung dài hạn như dự án phóng vệ tinh viễn thông Vinasat-1 và dự án phủ sóng UMTS 3G; các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (đã ký hợp đồng tín dụng vay 200 triệu USD), Nhà máy đạm Cà Mau (đã ký hợp đồng tín dụng vay 220 triệu USD); dư nợ của Tập đoàn Điện lực chủ yếu để thực hiện các dự án Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sông Ba Hạ,…; dư nợ của tổng công ty Hàng hải Việt Nam chủ yếu để thực hiện đầu tý các dự án mua tàu Vinalines Galaxy, Vinalines Global và xây dựng Cảng Cái Cui - Cần Thơ… Nét nổi bật của hoạt động tín dụng là tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, vững chắc, đầu tư có chọn lọc nên chất lượng, cơ cấu tín dụng ổn định, tỷ lệ cho vay trung dài hạn nằm trong mức kiểm soát, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.
Đầu tư chứng khoán và góp vốn mua cổ phần: Đây là hoạt động đang ngày càng có bước tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu vốn phù hợp với lợi thế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong đó, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%) trong tổng đầu tư của ngân hàng, đây là các khoản đầu tư có rủi ro thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh tạo điều kiện tăng tính thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh cho ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Xu thế đầu tư của
ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như với sự phát triển của thị trường vốn hiện nay. Tuy nhiên, so với tiềm năng và sự phát triển của thị trường vốn hiện nay, quy mô đầu tư, góp vốn của ngân hàng vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng.
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn
Ðơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1. Tổng tài sản có 116.373 135.363 172.000 193.590 203.421 - Dư nợ cho vay 75.886 80.152 101.282 120.752 162.305
+ Cho vay ngắn hạn 44.641 47.329 63.808 70.124 93.342
+ Cho vay trung và dài hạn
31.245
31.388 37.474 50.628 67.798
- Đầu tư vào chứng khoán 13.607 17.394 37.404 40.959 38.978 - Góp vốn, mua cổ phần 310 445 684 907 1.303
Trong đó nợ xấu 3.582 3.006 1.039 2.186 2.192
- Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản
có (%) 65,2 59,2 58,0 62,3 80,19
- Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho
vay (%) 4,0 3,7 1,0 1,8 1,3
2. Tăng trưởng tổng tài sản
của NHCT Việt Nam (%) 28,3 16,3 27,0 12,5 13,7
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam
Bên cạnh mở rộng cho vay, Ngân hàng TMCP Công thương cũng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nhất các khoản nợ quá hạn phát sinh. Ðồng thời, Ngân hàng TMCP Công thương cũng đẩy mạnh
các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn, đặc biệt các khoản nợ có khả năng thu hồi. Từ năm 2007, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã giảm đáng kể. Ðến 31/12/2009, về số tuyệt đối tuy có tăng nhẹ so với năm 2008 nhưng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm, chỉ chiếm 1,3% trong tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 101,282 100% 119,959 100% 162,305 100%