Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 79)

IV. Phân theo TSBĐ 1 Có TSBĐ

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần nghiên cứu và triển khai các hình thức CVTD khác mà các NHTM cổ phần đang áp dụng. Các NHTM cổ phần rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn và có tính khả thi. Vì vậy, để cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần chú trọng đến việc phận đoạn thị trường trong việc phát triển sản phẩm của mình..

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần nghiên cứu, triển khai, đưa vào áp dụng sản phẩm mới. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng mặc dù đã được phép triển khai nhưng thực sự chưa đi vào cuộc sống do gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế cũng như văn bản hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Phát triển và nâng cao chất lượng các kênh phân phối, nhất là các kênh phân phối hiện đại tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất các sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm CVTD nói riêng, muốn vậy cần có kế hoạch phát triển cụ thể cũng như kế hoạch xây dựng mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch, hệ thống công nghệ thống tin ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ nhân lực phát triển các sản phẩm bán lẻ nói chung và CVTD nói riêng nhằm phân công chuyên môn hóa lao động, đội ngũ nhân lực này cần được đào tạo có chuyên môn sâu và nghiệp vụ vững vàng

Về cơ cấu tổ chức cần hình thành mô hình tổ chức ngân hàng bán lẻ để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và CVTD nói riêng vì đây đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của các NHTM tại Việt Nam. Ngân hàng nào càng nhanh chóng tiếp cận và cung cấp các sản phẩm cho đội ngũ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam, ngân hàng đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng.

KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập WTO là lợi thế song cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà từ các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới. Bản thân ngân hàng phải tự biết phát huy tối đa những lợi thế mà mình đang có để vượt qua những thách thức, tận dụng mọi cơ hội phát triển để đứng vững trên thị trường. Đối với các ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đã và đang được xem là một lợi thế khi hội nhập. Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng phát triển, trở thành các kênh dẫn vốn lớn cho doanh nghiệp, vai trò của ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ giảm đi, đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu hướng tới của ngân hàng.

Mặc dù CVTD có chi phí giao dịch cao nhưng lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng, ngân hàng cũng như nền kinh tế - xã hội là rất lớn. Đối với khách hàng, CVTD mang lại cho họ cơ hội được có một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn trong bối cảnh điều kiện tài chính chưa cho phép. Đối với ngân hàng, dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cũng như tổng thu nhập, nhưng với sự tăng trưởng của loại hình này đã mang lại cho ngân hàng cơ hội để đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng, từ đó phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng hơn, hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định trong lòng khách hàng và các đối tác kinh doanh.

Đối với nền kinh tế xã hội, CVTD phát triển một mặt góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy nền sản xuất phát triển, mặt khác giảm bớt gánh nặng cho các nhà quản lý khi giải bài toán phát triển nền kinh tế bền

vững. Nói chung, CVTD xét về mọi mặt đều có lợi ích rất lớn trong việc thoả mãn nhu cầu dân cư về tín dụng, tạo lợi nhuận và sự thịnh vượng cho ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Tuy nhiên, mở rộng CVTD vẫn là vấn đề còn gặp nhiều vướng mắc trong quá thực hiện liên quan đến cơ chế, chính sách. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, mặc dù đã xây dựng được một hệ thống các sản phẩm CVTD nhưng các hoạt động về quảng bá, phát triển sản phẩm này chưa thực sự được chú trọng, quan tâm đúng mức, vì vậy tỷ trọng của sản phẩm trong tổng dư nợ còn rất thấp so với các ngân hàng thương mại khác. Với định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới là phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ, chắc chắn hoạt động CVTD sẽ có sự đầu tư để mở rộng và phát triển.

Nội dung trình bày trong luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng trong NHTM; CVTD, thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động CVTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó, đưa ra giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách CVTD, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc thực hiện CVTD và mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP công thương Việt Nam (Trang 79)