Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mủ cao su nên tình hình kinh doanh của công ty có tốt hay không phụ thuộc rất lơn về giá mũ. Nếu giá mũ cao su trên thị trường biến động thì ảnh hưởng rất mạnh đến doanh thu, lợi nhuận của công và từ đó nó sẽ tác động đến nhiều mặc khác nữa. Mà trong ba năm vừa qua giá mủ cao su trên thị trường biến
động tăng giảm liên tục, đặc biệt trong năm 2011 giá mủ cao su tăng mạnh kết hợp với chính sách bán mủ cao su đúng thời điểm của công ty nên trong năm này công ty đã thu được lợi nhuận khá cao. Vì vậy mà trong năm ta thấy các chỉ số sinh lợi của công ty cao, còn năm 2010 và 2012 thì thấp hơn. Ngoài ra khâu chăm sóc vườn cây cao su chưa được chặt chẽ cộng thêm tình hình dịch bệnh làm cho năng suất vườn cây không cao, ảnh hưởng đến sản lượng và từ đó ảnh hưởng đến doanh thu. Bên cạnh đó quy trình sản xuất mủ cao su của công ty chưa được tốt nên sản phẩm chưa đạt chất lượng cao và từ đó đã ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được.
Hàng tồn kho bình quân tăng lên trong 3 năm cũng là do chính sách của công ty muốn giữ sản phẩm để chờ khi nào giá mủ tăng lên thì bán hi vọng thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên không phải lúc nào chính sách hay sự dự đoán của lãnh đạo công ty đều như mong đợi nên không tránh khỏi tình trạng sản phẩm dự trữ nhiều mà giá mủ vẫn không tăng, sản phẩm không thể bán ra được và dẫn đến là phải mất chi phí nhiều cho khâu quản lý, lưu trữ và bảo quản.
Vì thực hiện việc mở rộng quy mô sản xuât kinh doanh để đáp ứng với các chính sách của chính phủ về vấn đề phát triển cây cao su ở địa bàn Tây Nguyên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu công việc tại công ty nên công ty phải tiến hành vay nợ dài hạn nhiều hơn để đầu tư nâng cấp kho bãi, cơ sở hạ tầng nơi làm việc, mở rộng thêm diện tích trồng cây cao su. Việc vay nợ nhiều lên thì chi phí lãi vay cũng tăng lên cao nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thì thấp hơn chính vì vậy mà khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày càng giảm dần.
Công ty thực hiện bán sản phẩm mủ cao su không chỉ cho Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam mà còn bán cho các đơn vị ở bên ngoài. Tuy nhiên bán cho các đơn vị ở bên ngoài thì không được thanh toán nhanh chóng như bán cho Tập Đoàn, mà thường các đơn vị bên ngoài mua sản phẩm và qua một thời gian họ mới thanh toán. Ba năm qua công ty thực hiện bán sản phẩm mủ cao su cho đơn vị bên ngoài ngày càng nhiều hơn mà với cách thức thanh toán chậm của đơn vị mua như vậy nên những năm qua khoản phải thu của khách hàng không ngừng tăng lên. Thêm vào đó là công ty đang thực hiện đầu tư vào dự án ở Camphuchia, nhiều khoản chi ra nhưng chưa thu hồi được.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU EAH’LEO.
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Cao Su Eah’Leo, từ những kết quả đạt được và những hạn chế của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của công ty: