2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Cao Su Eah’Leo là công ty trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1984 theo quyết định của Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Lực lượng nòng cốt ban đầu là 39 cán bộ đội, tổ của Nông trường Xà Bang Công ty Cao su Đồng Nai dưới sự chỉ đạo của đồng chí Zoãn Xuân Hòa, phó giám đốc công ty cao su Đồng Nai.
Tổng vốn kinh doanh lúc bấy giờ là: 2.884.500.000 đồng, trong đó: + Vốn cố định: 2.738.960.000 đồng
+ Vốn lưu động: 145. 540.000 đồng + Với tổng số lao động là 270 người.
Công ty nằm trong phạm vi hành chính của 7 xã thuộc huyện Eah’leo, tỉnh ĐăkLăk. Với diện tích tự nhiên là 4.850 ha. Do có những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây cao su, trong thời gian qua công ty đã có những bước phát triển trong việc hình thành một vườn cây chuyên canh cao su, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng.
Trong quá trình hình thành và phát triển cho đến nay công ty trãi qua các giai đoạn phát triển:
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tập trung khai hoang trồng mới cao su theo hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô cũ. Đây là thời kỳ tập trung bao cấp, nguồn vốn thấp, vườn cây kém hiệu quả, bị cháy, người lao động bỏ việc, phải thanh lý 40-50 % diện tích.
Giai đoạn 2: Từ 1991 đến 1994:
Đây là giai đoạn khó khăn của công ty vì sau khi Liên Xô cũ tan rã, nguồn vốn hợp tác không còn, lúc này chủ yếu là vốn vay. Nhiệm vụ của công ty lúc này là tập trung củng cố vườn cây hiện có, không có vốn để mở rộng diện tích trồng mới.
Giai đoạn 3: Từ năm 1995 đến nay:
Trong xu hướng đổi mới của cơ chế quản lý, ngành cao su phát triển từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Công tác sản xuất kinh doanh dần ổn định và có chiều hướng phát triển.
Theo luật doanh nghiệp năm 2005, công ty Cao su Eah’leo chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cao su Eah’leo theo giấy đăng ký kinh doanh số 6000176999 ngày 31/05/2010 do sở Kế hoạch và Đẩu tư tỉnh ĐăkLăk cấp lần đầu ngày 31/05/2010 vốn điều lệ của công ty 247.675.575.389 đồng. Vốn điều lệ mới của công ty được phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-HĐTVCSVN ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc phê duyệt vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Cao su Eah’leo là 278.030.435.389 đồng và đến nay thì vốn điều lệ của công ty là 365.084.435.389 đồng.
Trụ sở chính của Công ty tại: Số 499 đường Giải Phóng, thị trấn Ea Đrăng, huyện Eah’leo, tỉnh ĐăkLăk.
Điện thoại: (84-500) 3777156, 3777286 Fax: (84-500) 3777229
Email: congtycaosueahleo@yahoo.com.vn
Sứ mệnh : Phát triển công ty gắn liền với cộng đồng, xã hội và môi trường trên địa bàn hoạt động. Phát huy tối đa nguồn lực con người và vật chất của công
ty để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá cả thõa mãn yêu cầu của khách hàng. Không ngừng đầu tư vào phát triển con người trong và ngoài công ty góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.
Tầm nhìn :Công ty TNHH MTV cao su Eah’Leo trở thành một công ty mẹ mạnh với nhiều công ty con và công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu mủ cao su trên địa bàn Tây Nguyên, Campuchia, Lào và Myanmar.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của công ty
a. Chức năng
Công ty cao su Eah’leo là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho đồng bào địa phương, định canh, định cư đồng bào dân tộc, cải thiện bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng nông thôn.
Là một đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và lâm nghiệp nên chức năng chủ yếu của công ty là:
Trồng trọt, khai thác, chế biến mủ cao su cung cấp cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và bán theo hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác.
Khai thác hết tiềm năng đất đai cho việc mở rộng trồng trọt cao su, tiến tới
chế biến sản phẩm hoàn thiện là cao su tờ, đảm bảo chất lượng tốt để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu công nghiệp trong nước.
b. Nhiệm vụ
Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo tổ chức kinh doanh, chủ động sáng tạo phát huy những lợi thế mà điều kiện kinh tế-xã hôi, tự nhiên cho phép để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho đơn vị, từng bước có đủ điều kiện cải thiện đời sống vật chất cho toàn bộ công nhân viên. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu về sản lượng mà Tập đoàn giao, không ngừng nâng chất lượng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.
Quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, văn hóa làm cho cán bộ công nhân viên được nâng cao trình độ, đáp ứng tốt hơn sự tiến bộ và đòi hỏi ngày càng cao trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất và tiếp thu tiến bộ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Tổ chức khai thác đúng kỳ độ để thu được nhiều sản phẩm, trong hạch toán tổng hợp có chi phí giá thành đúng, hạn chế lãng phí nhằm trang trải bù đắp chi phí, làm ăn có lãi, làm tròn trách nhiệm với Tập đoàn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
c. Quyền hạn
Được giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, kinh doanh, hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và áp dụng khoa học vào việc kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
Được vay vốn tại các ngân hàng Việt Nam.
Được quyền tuyển chọn lao động và tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của công ty.
Được quy định chưc năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, lề lối làm việc theo các phòng ban.
Được tố tụng khiếu nại trước cơ quan pháp luật nhà nước đối với các tổ chức cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết, vi phạm chế độ quản lý, tổ chức của nhà nước làm thiệt hại tới tài sản, hàng hóa và uy tín của công ty.
d. Lĩnh vực hoạt động
Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh mủ cao su, sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty con
Công ty CPCS Eah’leo-Bình Minh
1. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Kế toán trưởng Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Công ty liên kết
1. Công ty CPCS Hà Giang 2. Công ty CPCS Điện Biên
Phòng TCLĐ-TL Hội đồng thành viên Phòng HCQT Phòng QLCL Phòng TCKH P.XDCB CN & MT Phòng KTNN Phòng TTBV- QS Phòng TĐVT ĐỘI EAKHAL NT EATIR NT EAHIAO NT EARAL TT Y TẾ ĐỘI EAWY NT EASOL ĐỘI DLIÊYANG XNCB
Hội đồng thành viên:
Nhân danh chủ sỡ hữu công ty, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộc họp thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến thành viên… Chủ sỡ hữu công ty chỉ định hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá năm năm.
Kiểm soát viên:
Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của hội đồng thành viên. Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sỡ hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sỡ hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; kiến nghị chủ sỡ hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý; điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Ban tổng giám đốc:
Tổng Giám đốc: Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Tập đoàn. Tổng giám đốc công ty chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng công ty, cùng phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy và công đoàn, đoàn thanh niên trong qua trình sản xuât. Tổng giám đốc công ty do Tập đoàn bổ nhiệm.
Phó tổng Giám đốc: Là người tham mưu cho tổng Giám đốc, được tổng giám đốc ủy quyền phụ trách một số mặt công tác nhất định và chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng giám đốc phần công việc mình đảm nhiệm. Phó Tổng
Giám đốc thay mặt Tổng giám đốc điều hành công ty khi tổng giám đốc vắng mặt, phó tổng giám đốc do Tổng Giám đốc và Tập đoàn bổ nhiệm. Công ty gồm có 5 phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc trực hành chính, Phó Tổng Giám đốc tài chính, Phó Tổng Giám đốc sản xuất chế biến, Phó Tổng Giám đốc vườn cây và Phó Tổng Giám đốc chuyên trách bên Campuchia.
Phòng quản lý chất lượng (QLCL):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty tổ chức QLCL các sản phẩm mủ cao su và các loại sản phẩm khác (nếu có) do Công ty chế biến và sản xuất.
Kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ kiểm phẩm chất lượng các loại sản phẩm
mủ cao su.
Phối hợp với các đơn vị phụ thuộc, các phòng ban nghiệp vụ có liên quan để tổ chức QLCL mủ cao su.
Phòng quản trị hành chính (HCQT):
Phòng HCQT có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện chức năng quản lý và điều hành về hành chính văn phòng.
Tham mưu tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi, đôn đốc các đôn đốc các đơn vị thực hiện các quyết định, chủ trương, nghị quyết của lãnh đaọ công ty, thực hiện các công việc liên quan đến chức năng hành chính văn phòng.
Được tổng giám đốc công ty ủy quyền thừa lệnh ký các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ gởi các đơn vị thành viên.
Phòng kế hoạch tài chính (KHTC):
Lập kế hoạch vốn, kế hoạch sản xuất của công ty từng tháng, quý, năm.
Phòng Tổ chức - Lao động –Tiền lương (TCLĐ – TL):
Gồm có một trưởng phòng và 3 bộ phận: Bộ phận quản lý lao động, bộ phận quản lý tiền lương và bộ phận bảo hiểm.
Trưởng phòng có chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện chức năng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, trong các lĩnh vực công tác: tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức cán bộ, tổ chức lao động tiền lương.
Bộ phận quản lý lao động: là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý lao động thuộc phạm vi được giao như thực hiện tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, thuyên chuyển,…
Bộ phận quản lý tiền lương: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý tiền lương thuộc phạm vi được giao như: tổ chức và quản lý định mức lao động, trả công cho người lao động, thực hiện chế độ chính sách cho người lao động: bồi dưỡng độc hại,…
Bộ phận bảo hiểm: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý bảo hiểm thuộc phạm vi được giao như: theo dõi danh sách tham gia lao động đóng bảo hiểm đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của nhà nước, thực hiện kê khai đề nghị cơ quan bảo hiểm cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động, các chế độ của người lao động có tham gia đóng bảo hiểm,…
Phòng xây dựng cơ bản công nghiệp và môi trường (XDCB - MT):
Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về công tác quản lý các giai đoạn thực hiện dự án xây dựng đầu tư xây dựng công trình.
Kiểm tra thi công, xây lắp cơ giới, quy hoạch thiết kế lập dự toán các công trình xây dựng cơ bản.
Phòng kỹ thuật nông nghiệp (KTNN):
Ban hành kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su. Tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ kỹ thuật vườn cây, báo cáo về số liệu tình hình năng suất, sản lượng, năng lực vườn cây.
Phòng thanh tra bảo vệ và quân sự (TTBV - QS):
Tổ chức tuần tra, kiểm tra và bảo vệ trật tự tài sản.
Phòng thi đua văn thể (TĐVT):
Tham mưu cho ban tổng giám đốc và hội đồng thi đua khen thưởng công ty về công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng.
Có nhiệm vụ kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ và công nhân của công ty.
Các nông trường- Đội sản xuất:
Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất mà công ty đã đề ra.
2.1.2. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao Su Eah’Leo
Bảng 2.1 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: đồng
Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công không ổn định. Sự không ổn định này thể hiện ở tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Năm 2011 những con số này cao hơn năm 2010 nhưng sang 2012 thì lại thấp xuống. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình hình giá mũ cao su trên thị trường không ổn định nên doanh thu và lợi nhuận mà công ty đạt được qua các năm cũng biến động theo.
Tuy nhiên tổng tài sản bình quân 3 năm liên tiếp đều tăng, đây là do công ty đang tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà kho, khu làm việc
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Tổng doanh thu 277,275,200,041 406,325,594,350 329,641,461,417 2.Tổng LNTT 94,232,604,554 128,481,754,761 99,332,502,456 3.Tổng LNST 70,047,955,548 105,742,233,198 77,371,580,945 4.Tổng tài sản bình quân 452,874,664,500 589,482,773,100 746,638,589,800 5.Tổng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước 23,824,649,006 22,739,521,563 21,960,921,511
mới, các bãi đỗ xe đồng thời nhiều tài sản cố định khác cũng không ngừng được bổ sung như máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Về vấn đề nộp ngân sách nhà nước (NSNN) thì 3 năm công ty đều hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình và đóng góp nguồn thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Như vậy trong 3 năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất của công ty.
2.1.3 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
a. Những thuận lợi
Sự quan tâm theo dõi chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam, lãnh đạo Tỉnh ĐakLak, Thường vụ Huyện ủy, ủy ban nhân dân (UBND) Huyện Ea H’leo, các cơ quan ban ngành trong Tỉnh, Huyện và các xã trên địa bàn.
Sự phối hợp hiệu quả giữa Công ty, Nông Trường, Đội với lực lượng Công an các cấp, du kích Thôn, Buôn trong công tác bảo vệ - ổn định an ninh chính trị, bảo vệ phòng chống mất cắp mủ.
Có sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Công ty. Xây dựng khối Đại
đoàn kết thống nhất trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành sản xuất.
Thường xuyên quan tâm tổ chức và phát động phong trào thi đua người