a. Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ hay không. Để đánh giá ta dùng các chỉ tiêu sau :
* Hệ số thanh toán hiện hành (TTHH ):
Tổng tài sản Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ phải trả
Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn lớn hơn 1. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1, nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
* Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (TTNNH):
Tài sản ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên, nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, hoặc có thể do hàng tồn kho, ứ đọng vốn quá lớn…, tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo nên doanh thu, do đó vốn sử dụng không hiệu quả.
Thông thường hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, dự trữ theo mùa vụ… Nếu nó lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán.
* Hệ số thanh toán nhanh (TTN):
Tiền và các khoản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp đủ khả năng chi trả công nợ, nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn.
* Hệ số thanh toán lãi vay (TTLV):
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) + Lãi vay phải trả
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm đó.
b. Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh tình hình hoạt dộng
Việc phân tích khả năng hoạt động doanh nghiệp dựa trên phân tích các chỉ số hoạt động có tác dụng đo lường mức độ hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản:
* Số vòng quay các khoản phải thu ( Vpth ):
Trong đó:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá
Tổng doanh thu và thu nhập khác
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ
Các khoản phải thu bình quân =
chặt chẽ, khó tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô thị trường.
* Kỳ thu tiền bình quân ( kỳ luân chuyển các khoản phải thu - Kpth ):
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao nhiêu.
Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp…
* Số vòng luân chuyển hàng tồn kho ( Vtkh):
Giá vốn hàng bán (GVHB) Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân Trong đó :
Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân =
2
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của doanh nghiệp trở thành ứ đọng.
Nếu vòng quay vốn hàng tồn kho quá cao dẫn đến khả năng doanh nghiệp không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu bán hàng, làm cho doanh nghiệp mất khách hàng. Ngược lại, hàng tồn kho dự trữ quá mức cần thiết, gây ứ đọng vốn, hoặc hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường, tiêu thụ chậm… gây lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn cao do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Kỳ thu tiền bình quân =
* Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ( Ktkh):
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng thì phải cần một khoản thời gian bình quân là bao nhiêu ngày. Nếu số ngày luân chuyển càng lớn thì việc quay vòng hàng tồn kho chậm, điều này cũng đồng nghĩa với việc dự trữ nguyên vật liệu quá mức hoặc hàng hóa tồn kho quá nhiều và ngược lại.
* Số vòng quay tổng tài sản :
Tổng doanh thu và thu nhập khác
Số vòng luân chuyển tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa: trong kỳ kinh doanh, bình quân 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên được khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp vào sản xuất càng nhiều càng tốt.
Nếu giá trị của hệ số này cao phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt, việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Ngược lại, chứng tỏ tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp kém hiệu quả nhưng cũng có thể do doanh nghiệp đang gia tăng đầu tư vào TSCĐ nên chưa phát huy tác dụng.
c. Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, quản lý sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn của công ty.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
LNTT( sau thuế ) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Tổng doanh thu và thu nhập x 100 %
Trong đó: Tổng doanh thu và thu nhập được tính bằng (=) doanh thu thuần cộng (+) doanh thu tài chính cộng (+) thu nhập khác.
Số ngày trong kỳ (360 ngày) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh, cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Thông qua chỉ tiêu này, những người quan tâm đến doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả của 1 đồng doanh thu thu được trong kỳ cao hay thấp.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
LNTT ( sau thuế ) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
=
Tổng tài sản bình quân
x 100 %
Trong đó :
Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ
Tổng tài sản bình quân =
2
Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế.
Nếu chỉ số này có xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
LNTT (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận trên
VCSH = VCSH bình quân x 100 %
Trong đó :
VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ
VCSH bình quân =
2
Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng là LNTT hay lợi nhuận sau thuế ((LNST).
Nếu chỉ số này có xu hướng tăng là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn:
LNTT (LNST) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn
hạn = Vốn ngắn hạn bình quân x 100 %
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu chỉ số này lớn lơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có hiệu quả.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn:
LNTT (LNST) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn =
Vốn dài hạn bình quân
X 100%
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn dài hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu chỉ số này lớn hơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn dài hạn của doanh nghiệp ngày càng tốt và ngược lại.
d. Phân tích các chỉ số phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp * Cấu trúc nguồn vốn: +Tỷ số nợ: Nợ phải trả Tỷ số nợ = Tổng nguồn vốn x 100 % + Tỷ số tài trợ: VCSH Tỷ số tài trợ = Tổng nguồn vốn x 100 %
Ý nghĩa: các tỷ số này cho biết trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có được trong kỳ thì được huy động từ nguồn vay nợ chiếm tỷ trọng bao nhiêu % và nguồn vốn tự tài trợ chiếm bao nhiêu %.
Nếu tỷ số nợ tăng và tỷ số tài trợ có xu hướng giảm là dấu hiệu cho biết tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm và ngược lại.
* Cấu trúc tài sản:
+ Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:
TSDH Tỷ suất đầu tư TSDH =
Tổng tài sản x 100 %
Chỉ tiêu này cho biết TSDH chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có mà nó phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị cở sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đánh giá hợp lý hay không phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
+ Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:
TSNH Tỷ suất đầu tư TSNH =
Tổng tài sản x 100 %
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản có trong doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu %, chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.